Kính thưa cccm OF!
Cháu là 1 cb khoa học thú y xin có đôi lời về việc này ạ.
1, Thực phẩm nhập khẩu đông lạnh/tươi sống cả trong và ngoài nước đều có thể có (nhiễm) vi rút (vi sinh vật nói chung) cả bề mặt thịt, vỏ bao bì nếu quá trình chế biến/đóng gói... có con người (bị nhiễm & bài thải VSV ra ngoài thường là đường hô hấp - hơi thở) tham gia.
Đường đi của các thực phẩm này đôi khi không kiểm soát hết được (trường hợp đơn vị chế biến biết là sản phẩm bị nhiễm thì họ càng giấu giếm để sao bán được dù giảm giá mạnh).
Tuy nhiên, cccm không nên lo lắng quá vì đa số thực phẩm tươi sống/đông lạnh (thịt, cá...) đều được nấu chín trước khi ăn. Quá trình nấu diệt hầu hết VSV.
Vậy thì chúng ta lo lắng điều gì, cách xử lý các VSV bề mặt (ở đây cụ thể là N-Covi).
2, Xử lý để tránh tác hại của VSV nhiễm trên bề mặt: Rửa, nhúng nóng trước khi chế biến. Hoặc là rửa thực phẩm như bình thường và thái, cắt miếng đem nấu chín. Rửa tay xà phòng ngay sau khi chế biến sống. Dội, hơ nóng trên bếp: dao, thớt, đồ đựng trung gian hoặc theo cách thức vệ sinh thông thường tách 2 công đoạn SỐNG / CHÍN.
3, Nguy hiểm nhất là thực phẩm đã chế biến, quả, rau sống từ người chế biến/người bán bị nhiễm N-Covi. Do đó: tránh ăn thức ăn nguội chế biến sẵn chỉ nên ăn đồ nóng (phở, bún, cháo, cơm canh... ) . Hoa quả mua về nên rửa ngay vỏ rồi mới sử dụng ăn uống.
N-Covi đến nay được biết chủ yếu lây lan qua thở. Tuy nhiên cẩn thận vẫn hơn cccm nhể