Cơ bản là thứ nước ấy rẻ tiền quá, nên không được các bố ở BYT tin tường. bị dìm hàng là đương nhiên
Cái mà em cũng như nhiều bác mong muốn: Chẳng cần bác, chẳng cần em chẳng cần " ai cũng đau lòng" chỉ cần một người biết đau lòng thôi thì sẽ không có con số 147 đấy!Ai cũng đau lòng chứ không riêng gì bác GĐ sở YT Ninh Thuận
i
Đợi bộ đánh giá xong thì dịch này lan ra cả nước rồiTin thêm từ Vietnamnet:
Link: http://m.vietnamnet.vn/vn/xa-hoi/48489/nong-trong-ngay--bo-y-te--cam--ts-khai.html
Em cho là các bác chiên da y tế nói trên đã hơi mất bình tĩnh; (1) căn cứ cơ sở nào để gọi bác Khải kia là "lang băm". Việc các bác này (các chiên da bác sỹ) không biết bác Khải là ai âu cũng là việc bình thường, bởi lẽ thử hỏi có bao nhiêu offers biết các bác chiên da nổi tiếng đo? em nghĩ không nên nói như vậy sẽ làm người khác tổn thương; (2) chỉ có thể nói rằng đang tiếp tục nghiên cứu phương pháp phòng, trị bệnh TCM (bởi lẽ đã có phương pháp nào hiệu quả cho bệnh nhân đâu) và có thể phương pháp của bác Khải một chừng mực nào đó cũng có tác dụng; (3) phải công nhận rằng thành phần chế phẩm anolyt của bác Khải không gây hại cho sức khỏe, nếu khỏi bệnh thật sự thì nên kiểm tra, xác minh và đưa ra kết luận; (3) các chiên da bác sỹ nên đưa ra phác đồ điều trị/phòng bệnh hiệu quả cho người dân được nhờ thay vì làm người khác/bác Khải suy nghĩ.Các chuyên gia Y tế: "Ông già ozon chỉ là “lang băm"!
Thứ ba 15/11/2011 06:52
(GDVN) -“Chúng tôi chẳng biết ông TS. Khải này là ai. Các anh, các chị đừng có mang 1 chuyện tào lao, không căn cứ ở đâu đó và bắt chúng tôi trả lời".
Diễn biến dịch bệnh Tay chân miệng (TCM) diễn biến ngày càng phức tạp khi số trẻ em mắc bệnh vẫn tiếp tục tăng cao, tại Ninh Thuận đã có thêm bệnh nhân chết vì căn bệnh này. Trong bối cảnh đó, những tuyên bố và hành động gần đây của TS Nguyễn Văn Khải thu hút sự quan tâm của dư luận. Những hiệu quả bước đầu mà phương pháp do TS Khải đưa ra được nhiều người bệnh, tại nhiều địa phương trong cả nước ghi nhận.
Tuy nhiên, các chuyên gia y tế đầu ngành hiện nay lại không đồng tình với phương pháp chữa trị của TS Khải. Để rộng đường dư luận, báo Giáo dục Việt Nam đăng tải các ý kiến này.
Thạc sỹ, BSCK II, Nguyễn Hồng Hà, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương: “Dung dịch anolyd của TS. Nguyễn Văn Khải không có tác dụng chữa bệnh TCM”
Trao đổi với chúng tôi xung quanh câu chuyện chữa bệnh TCM của “ông già ozon”, Thạc sỹ, BSCK II, Nguyễn Hồng Hà, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương cho hay: “Làm trong ngành y tế lâu năm nhưng đây là lần đầu tiên tôi nghe đến cái tên TS. Nguyễn Văn Khải. Và lại càng ngạc nhiên hơn khi biết đến thông tin vị TS này sẽ chữa khỏi bệnh TCM chỉ bằng một loại dung dịch nước muối sục qua máy tạo ozon…”.
Những ngày gần đây, dư luận đặc biệt quan tâm và kỳ vọng vào tác dụng chữa bệnh của dung dịch “anolyd” do TS. Nguyễn Văn Khải sáng chế ra. Tuy nhiên, trả lời phỏng vấn của phóng viên về việc có hay không tác dụng chữa được bệnh TCM từ dung dịch này, bác sỹ Hồng Hà nhấn mạnh:
“Không cần phải nói đâu xa, ngay những người nông dân quanh năm chân lấm tay bùn, chưa học qua y dược ngày nào cũng biết đến tác dụng sát khuẩn, khử trùng vết thương của nước muối. Cũng từ rất lâu, trong các bệnh viện đã có loại dung dịch nước ozon, nước muối ozon dùng để rửa, sát khuẩn vết thương hở.
Loại dung dịch của ông Khải cũng chỉ là nước muối được sục qua máy tạo ozon, không có gì mới hơn. Do đó, nó không thể là một phát minh, càng không phải là một sáng chế gì đó cao siêu như nhiều người đang lầm tưởng.
Tôi dám lấy danh dự và kinh nghiệm từ những năm công tác trong ngành y tế của mình ra mà khẳng định rằng: “Dung dịch này không hề có tác dụng chữa bệnh TCM. Nó chỉ có tác dụng sát khuẩn, khử trùng vết thương. Nó chỉ có tác dụng giúp phòng chống bệnh tay chân miệng mà thôi.”
Thạc sỹ Nguyễn Hồng Hà phân tích: “Ozon sản phẩm của nó là O3, khi ra ngoài được tách ra thành oxi nguyên tử và oxi phân tử. Oxi phân tử có tác dụng oxi hóa cực mạnh và có tác dụng sát khuẩn. Nước bình thường và nước muối khi được lọc qua máy ozon trở nên vô trùng và có tác dụng sát khuẩn rất tốt. Điều này khoa học đã chứng minh từ lâu.
Nước ozon và nhất là loại dung dịch nước muối ozon đã được sử dụng trong các bệnh viện từ lâu để khử trùng và rửa vết thương cho bệnh nhân. Và chúng tôi cũng sử dụng dung dịch này không chỉ riêng với bệnh TCM mà còn với hầu hết các loại bệnh khác.
Ai cũng biết bệnh tay chân miệng là bệnh thâm nhập theo con đường lây lan của virút trong không gian, truyền từ phân, hậu môn đến tay, chân và miệng. Đây là căn bệnh tự khỏi nhờ hệ thống miễn dịch của cơ thể con người. Căn bệnh TCM này tỉ lệ tự khỏi là trên 95%, chỉ có những trường hợp quá nặng mới cần sự can thiệp của các bệnh pháp chống sốc, điều trị hồi sức. Tỉ lệ tử vong của căn bệnh này là 0,17% gây biến chứng lên trung khu thần kinh trung ương mới có khả năng dẫn đến tử vong.
Một số bệnh nhân đã không may mắn tử vong là do bệnh đã bị biến chứng thành những bệnh khác khiến não bộ, trung khu thần kinh bị tổn thương nặng dẫn đến suy hô hấp, tụt huyết áp, co giật,... nguy hiểm đến tính mạng.
GS.TS Nguyễn Bá Đức, Phó chủ tịch Hội ung thư Việt Nam, nguyên giám đốc Bệnh viện K, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu phòng chống ung thư Quốc gia: “Chỉ là lang băm, tự tung hô bản thân…”
Trao đổi với phóng viên báo Điện tử Giáo dục Việt Nam qua điện thoại, GS. TS Nguyễn Bá Đức nêu quan điểm: “Thật là ngô nghê, phi lý và phản khoa học khi nói dung dịch nước muối ozon thành thuốc chữa được bệnh TCM.
Cơ sở khoa học sát khuẩn, khử trùng của nước muối ozon thì khoa học đã chứng minh từ lâu và được dùng từ lâu. Nhưng chưa có môt nghiên cứu chính thống nào, một kết luận nào của các tổ chức y tế, bệnh viện, cơ sở sản xuất, điều chế thuốc, chuyên gia y tế... khẳng định loại dung dịch khử trùng này là thuốc chữa bệnh. Có chăng đó chỉ là dung dịch bôi ngoài da dùng để rửa và sát khuẩn vết thương…”
“Tôi vô cùng thấy bất bình khi dư luận đã bị “đánh lừa” bởi những lời hứa, lời tuyên bố quá chớn của vị TS này. Ông này có được học qua trường lớp về y, dược ngày nào không, đã là bác sỹ ngày nào chưa, đã có giấy phép hành nghề chưa… mà có thể tuyên bố một điều phi lý đến như vậy.
Nếu đó là một kết quả của quá trình nghiên cứu, tìm tòi, sáng tạo cần được mang ra để hội đồng các cơ quan y tế kiểm tra, đánh giá và thẩm định.
Đó là chưa xét về mặt y đức, không ai mang cái tâm đi chữa bệnh lại tự vỗ ngực lăng xê, quảng cáo cho mình cả…”, GS Đức bức xúc.
Lý giải về những trường hợp mắc TCM đã khỏi bệnh nhờ phương pháp chữa bệnh của TS. Nguyễn Văn Khải, ông Đức cho rằng: “95% người mắc bệnh TCM có thể tự khỏi bệnh. Chỉ có 5 % thể nặng bị biến chứng thành những bệnh khác, nguy hiểm đến tính mạng và phải điều trị theo những pháp đồ bệnh chuyên biệt.
Những trường hợp đã khỏi bệnh chữa theo phương pháp của ông Khải chẳng qua là những trường hợp bệnh nhân thể nhẹ. Họ đã tự khỏi bệnh nhờ chính hệ thống miễn dịch trong cơ thể họ và điều kiện chăm sóc, vệ sinh cá nhân tốt hơn…”
“Việc ông Khải khẳng định, dung dịch nước muối chữa được bệnh TCM không khác gì “lang băm” từ “chào hàng”, quảng bá bản thân”, bác sỹ Đức nhấn mạnh.
TS. Trần Minh Điển, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương: “Cái tên “anolyd” không hề có trong từ điển y học”.
Khi được hỏi về tác dụng của dung dịch anolyd trong y học, bác sỹ Trần Minh Điển đã lên tiếng: “Bản thân tôi chưa bao giờ nghe đến tên dung dịch anolyd có trong từ điển y học. Không biết TS Khải nào đó lấy dung dịch này ở đâu ra. Còn về tác dụng chữa bệnh thì chưa hề có một công trình nghiên cứu nào. Tổ chức y tế thế giới cũng không công bố có thuốc chữa được căn bệnh TCM.
Mọi biện pháp y học sử dụng hiện nay là sát trùng vết bỏng đã bị vỡ, phục hồi sức khỏe để hệ thống miễn dịch của bệnh nhân tự loại trừ vi rút. Chứ chưa có loại thuốc đặc hiệu riêng cho chủng virut TCM này.
TS Điển đưa ra lời khuyến cáo. “Để phòng chống bệnh cần phải vệ sinh môi trường sống để bệnh không lây lan rộng trong cộng đồng. Khi thấy các dấu hiệu về bệnh các bậc phụ huynh cần đưa con em đến theo dõi tại cơ sở y tế để có thể can thiệp kịp thời khi bệnh biến chứng.
Về lâu dài cần phải có thuốc vacxin phòng bệnh. Tôi tin là nước ta có khả năng sản xuất vacxin phòng bệnh TCM vì chúng ta đã có những kinh nghiệm trong việc phòng chống bệnh bại liệt”
PGS Phạm Nhật An, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương: “Chưa có báo cáo gì về việc này nên chúng tôi không bàn luận gì thêm”
Khi phóng viên báo Giáo dục Việt Nam đưa vấn đề TS Nguyễn Văn Khải tự tin chữa được bệnh TCM trong vòng 1 tuần, PGS Phạm Nhật An, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương đã thẳng thắn lắc đầu. “Chúng tôi không biết ông Khải là ai. Ông ấy không phải là bác sỹ, không có công trình, báo cáo khoa học nào về việc dùng nước muối sục ozon chữa được bệnh TCM.
Chúng tôi không muốn mất thời gian để nói về những vấn đề không thiết thực, mơ hồ, vô bổ này. Nếu muốn được công nhận cần phải thành lập hội đồng phản biện với các bác sỹ chuyên khoa đầu ngành, chứ cứ tự đi tung tin thế nọ thế kia thì không ai có đủ hơi sức mà chạy theo.”
Link: http://giaoduc.net.vn/Xa-hoi/Cac-chuyen-gia-Y-te-Ong-gia-ozon-chi-la-lang-bam/73829.gd
Xem xong mà lộn cả ruột
Một đứa bé bị mất tích tại BV Phụ sản Trung ương thì cả nước dõi theo, nhưng 147 đứa trẻ đã chết vì TCM thì cũng cần hỏi rằng: Trách nhiệm ấy thuộc về ai? Chẳng lẽ chúng ta nghiễm nhiên cho rằng cứ có dịch TCM thì sẽ nhiều trẻ em bị chết? Và chúng ta cho rằng năm nay mới có 147 sinh linh tử vong vì căn bệnh "tay bẩn" là một thành công?
Bộ trưởng Tiến còn nói rằng: “Các nước xung quanh cũng có dịch TCM với tỷ lệ tử vong cao 10 -30% nhưng không ai công bố…”. Vậy phải chăng, với hơn 87 nghìn trường hợp đã mắc bệnh ở nước ta, nếu có chết từ 8 - 26 nghìn người thì cũng không cần công bố dịch (tương đương với 10-30%), thưa Bộ trưởng?