Thiết kế nào cũng tính đến động đất, nhưng khi thi công thì lại khác. Chúng ta hãy hy vọng động đất không sảy ra ở Vịt, vậy thôi.
Em xem Discovery mà , cao thì nó có khả năng hấp thụ dao động , vì động đất chỉ diễn ra trong khoảng thời gian ngắn chứ kéo dài mãi thì cái gì chả sập ạ . Thêm nữa là càng cao thì càng phải chắc nếu coi tỉ lệ ăn bớt là như nhau !@ptd74: Cọc chủ yếu để chịu tải trọng thẳng đứng (sức nặng của tòa nhà). Khi động đất nhà thường gẫy do lắc ngang nên kết cấu (khung, cách liên kết các khối nhà...) cần thiết kế để chống lắc (dao động). Cọc nhồi hay không phải cọc nhồi chưa có nghĩa nhiều đối với chống động đất.
@daudoc: Nhà càng cao thì khi có động đất phần đỉnh càng lắc mạnh (biên độ dao động lớn), tác động xuống các tầng dưới càng lớn (mô men uốn), khả năng gẫy càng cao. Các cao ốc do nhà đầu tư nước ngoài xây có thể đã được tính chống động đất thì yên tâm hơn một chút, nếu không thì cũng như cao ốc do nhà đầu tư trong nước xây thôi.
các mợ cứ cãi nhau như mổ bòcám ơn các cụ đã chia sẻ, túm lại là thiết kế cao ốc bao giờ cũng có kết cấu chống chịu động đất phỏng ạ, nhưng việc có làm chuẩn chỉ theo thiết kế hay không thì lại không ai biết được , vậy thì rủi có động đất xảy ra và tòa cao ốc sụp đổ thì ai là người chịu trách nhiệm các cụ nhỉ, khi đấy thì làm thế nào ạ.
Tiếc là có vài cụ vào đây không với ý thức xây dựng và lý do ai cũng có thể biết là thớt này không có lợi cho các cụ ấy, Nếu như các cụ kia không đứng về phía lợi ích người tiêu dùng chính đáng thì một lần nữa em cũng xin các cụ ấy đi chỗ khác chứ không nên nói này nói nọ ở đây ạ.
xxx ở đây là ai hả cụ ? xxx theo quan niệm OF thì ko phải cụ ạDạ, theo e biết thì tất cả các công trình như nhà cao tầng, hầm, đập, cầu... đều có tính đến tải trọng động đất, nhưng cái vấn đề nằm ở chỗ là xxx nhà mình có 1 thứ gọi là bản đồ phân vùng động đất, có nghĩa là dự trên các số liệu thống kê trong nhiều năm, + suy đoán của xxx thì quy định vùng nào tương ứng với động đất cấp bao nhiêu..Vậy nên nếu xxx nhầm hoặc động đất cấp cao hơn giả thuyết thì cao như tèo. HN mình chắc cũng chỉ cần đến cấp 6 thôi là xong đến 90%...
KO phải e! E quen mồm gọi xxx, đấy là do các Bộ chuyên ngành phối hợp cùng các chuyên gia Địa chất( trong nước hoặc thuê nước ngoài) khảo sát địa tầng, địa chất, mảng lục địa, sơ đồ đứt gãy, số liệu thống kê trong lịch sử về các rung động địa chấn...từ đó lập ra bản đồ phân vùng và cấp động đất trên lãnh thổ. Sau đó cái này đưa vào trong các Tiêu chuẩn thiết kế công trình của các ngành, kỹ sư Thiết kế dựa trên bản đồ này cùng cấp công trình để lấy ra đc tải trọng động đất giành cho tính toán thiết kế công trình... E biết đến thế thôi ạ!xxx ở đây là ai hả cụ ? xxx theo quan niệm OF thì ko phải cụ ạ
những v/đ thuộc về chuyên môn sâu thế này thì xxx nào làm được? phải là nhà chuyên môn! đó có thể là chính cụ đấy
ô.. cái đg này đi thì ko hiểu thế nào nhỉ?Các cụ ạ, ở ta mà lắc là đổ thôi.
Đây này mơid các cụ xem, cao ốc của các bạn NHật lắc qua lắc lại như cây tre có sao đâu.
http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/12...nh-ghi-lai.html
Đường xá thì thế này
Ơn Giời xứ ta cũng ít nhưng ko phải ko có động đất. Sống đến đâu thì sống thôi các cụ ạ.
Tính toán nhà cao tầng theo cấp cụ nhé.người dân Vịt hay có câu, chết đổ cho số, nên các cao ỐC tại VN không thể chịu được 5,5 richter đâu
Theo tính toán của bên e với công nghệ tường trụ bê tông (wall type column) thì những dự án như bọn e đang làm đủ sức chịu được động đất cấp 6+. Để chịu được động đất đòi hỏi công trình phải chịu được lực vặn xoắn, dịch chuyển ngang. Sự rung lắc thường làm kết cấu của toà nhà bị vặn, với kết cấu cột, rầm bê tông + tường gạch như các công trình VN đang xây bây h thì nguy cơ phá vỡ kết cấu rất cao. Những nước có động đất nhiều như Đài loan họ đều áp dụng công nghệ tường trụ bê tông (toàn bộ hệ tường, vách đều được đổ bê tông có tác dụng chịu lực thay thế cho hệ khung bê tông). Các vật liệu phía bên ngoài đều phải đồng nhất có độ bền, sức chịu đựng cao để đảm bảo khi có chấn động xảy ra không bị nứt vỡ rơi xuống, tuyệt nhiên kô sử dùng tường gạch phía ngoài. Cửa sổ cũng là loại 3 lớp (kính hộp, 2 lớp kính ở giữa là chân kô) để có thể chịu được sức gió mạnh trên cao, chịu rung chấn tốt hơn loại kính một lớp thường được dùng.Theo em dự thì VN vẫn chưa có tòa nhà nào được xây dựng để đối phó với động đất trên cấp 5, hoặc có mà em chưa biết bởi vì lý do dưới đây.
do các đơn vị trong hoặc ngoài nước làm chủ đầu tư gần như chưa tính đến yếu tố động đất. Ngoài lý do chưa có qui định thì chi phí đầu tư khá cao khiến nhà đầu tư ngại đầu tư. Vừa qua, tại Tp Hồ Chí Minh, một đơn vị thiết kế có đưa vào yếu tố này nhưng chi phí đội lên khoảng 30%, khiến chủ đầu tư ngại nên cuối cùng đã loại ra khỏi công trình.Theo em được biết ngành xây dựng có các hướng dẫn theo các qui chuẩn nhưng lại theo quy chuẩn nước ngoài Anh , Mỹ, gần đây là Trung Quốc, Tuy nhiên các tiêu chuẩn này không thể thực hiện tại VN. Bởi nếu áp dụng tiêu chuẩn động đất thì các tiêu chuẩn khác trong xây dựng cũng phải thực hiện theo, kể cả việc thi công, nghiệm thu. Nếu không thì công trình sẽ không đồng bộ.
Cụ nào biết các qui chuẩn ấy gồm những vấn đề gì cho anh em được sáng mắt cái ợ.