Các bài viết về luật giao thông của cụ Nguyen Viet Thanh

Thuong NT

Xe container
Biển số
OF-367579
Ngày cấp bằng
21/5/15
Số km
5,116
Động cơ
305,053 Mã lực
Nơi ở
Hải Phòng
KHÔNG CÓ LỖI SAI LÀN THEO BIỂN BÁO, VẠCH KẺ TẠI CÁC KHU VỰC QUANH HỒ GƯƠM (TRÀNG TIỀN, HÀNG BÀI, PHỐ HUẾ…)

Một vài khu vực quanh Hồ Gươm có cùng dạng báo hiệu như nhau, như Hàng Bài, Tràng Tiền, Phố Huế…và xxx ở đây thì chuyên bắt lỗi sai làn. Xin khẳng định với các cụ là các báo hiệu này không đủ cơ sở pháp lý để phạt lỗi sai làn, và đặc biệt là còn không phạt được lỗi gì. Nếu gọi là chỗ anh em cùng quan tâm đến văn hóa giao thông, an toàn giao thông xin được gọi vào nhắc nhở, xin đi cẩn thận hơn thì có thể được.

Cơ bản có mấy báo hiệu thế này:

1. Một biển vuông màu xanh có hình vẽ và chữ ô tô xe máy cắm bên lề đường.
2. Hình vẽ giống ô tô và xe máy dưới lòng đường.
3. Vạch kẻ liền khoảng giữa đường (có từng đoạn).

(Nhìn cách bố trí vạch kẻ cũng có thể thấy đc ý đồ bậy bạ của người kẻ, rõ ràng là ẩn dụ cho cái chim.)

Các chú sâu gặm tiền thường hay dựa vào 3 của nợ này để bắt lỗi sai làn, thực tế lỗi này chỉ nằm trong trí tưởng tượng của các chú khi còn ngồi trên ghế nhà trường, mơ về một tương lai giầu sang phú quý nhờ vào lỗi sai làn khi chạy được 1 slot đứng đường sau khi tốt nghiệp. Xin thưa với các cụ là cả 3 của nợ này đều ko có trong Quy chuẩn VN về báo hiệu đường bộ (QC 41/2012). Do đó, mọi cáo buộc vi phạm GT được xxx lấy căn cứ từ 3 của nợ này đều không có giá trị. Các cụ bị vẫy thì cứ xuống xe mở máy quay video đàng hoàng rồi mới mở miệng, ko thống nhất được bằng lời với nhau thì quỳ xuống xin các chú lập biên bản, tránh bị những thành phần học dốt dọa vớ vẩn, mấy chỗ này thì ko sợ bán sữa.

Tuy 3 của nợ vô dụng nhưng các cụ cũng nên dùng để tham khảo đi sao cho an toàn và đúng văn hóa, mặc dù ai cũng biết cái điểm ngu dốt bất hợp lý của nó khi xe muốn rẽ, chỉ đừng để mất tiền oan lại điều kiện cho tiêu cực phát triển mạnh là được.

Nói không với sai làn. Nhưng các cụ chú ý là đến 01/11/2016 nó sẽ thêm mấy của nợ này vào quy chuẩn, hiệu lực thế nào gần đến ngày đó em với các cụ bàn sau.

Chi tiết các cụ xem thêm tại lỗi 1, lỗi 6 tại đây: https://goo.gl/QGVA4K

 

Thuong NT

Xe container
Biển số
OF-367579
Ngày cấp bằng
21/5/15
Số km
5,116
Động cơ
305,053 Mã lực
Nơi ở
Hải Phòng
MÁY ĐO TỐC ĐỘ VÀ NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ ĐO

Tốc độ của xe và tốc độ được đề cập đến trong luật GT là tốc độ tương đối của xe so với mặt đường (nghĩa là không phải so với xe khác, chim bay hay chó chạy…)

Em nói ngắn gọn nguyên lý hoạt động để các cụ có thể tự nghĩ ra trò bắn đểu. Dựa theo công nghệ sử dụng có thể chia máy đo tốc độ làm 2 loại:

1. Loại sử dụng sóng vô tuyến (RADAR): Loại này bắn ra chùm sóng vô tuyến vào đối tượng sau đó thu lại sóng phản xạ để tính toán tốc độ di chuyển. Sóng vô tuyến là sóng lan truyền đến mọi nơi trong không gian nên có dạng hình cầu hoặc hình nón (hình dạng chỉ nói tương đối), thường là hình nón vì có chảo tụ để hướng đến đối tượng cụ thể. Các cụ tưởng tượng súng loại này giống như súng bắn lưới. Phạm vi bao phủ là diện tích lưới bắn ra. Loại này có 2 loại con nữa:

a. Loại đứng yên mới bắn được: Loại này tính toán tốc độ tương đối của xe và súng. Do đó nếu súng ko đứng yên so với mặt đường thì tốc độ thu được ko phải là tốc độ của xe so với đường.

b. Loại di chuyển cũng bắn được: Loại này bắn ra 2 chùm. Một chùm vào xe và một chùm vào mặt đường (hoặc vật đứng yên so với mặt đường) sau đó so sánh tốc độ của xe và mặt đường chứ không phải của xe với súng. Do đó dùng súng này có thể vừa chạy xe vừa bắn.

Như đã nói súng này giống như súng bắn lưới nên nếu nếu có nhiều xe di chuyển trong tầm ngắm, cùng ở khoảng cách súng bắn tới thì kết quả đo được chưa chắc đã là tốc độ xe nằm giữa khung hình. Nếu trong tầm ngắm có cả chim bay, chó chạy, tên lửa đuổi thì có thể đấy là tốc độ của chim của chó của tên lửa chứ chưa chắc đã là của xe.

2. Loại sử dụng tia laze (LiDAR): Loại này là loại hiện đại hơn, nó bắn ra chùm tia laze. Tia laze có đặc điểm là nhỏ, hẹp, đi theo một hướng nên các cụ tưởng tượng súng này giống như súng bắn ra đạn thông thường. Phạm vi của nó chỉ hẹp bằng mặt cắt của chùm tia sáng. Loại này bắn ra nhiều chùm tia và đo thời gian các chùm tia phản xạ lại máy, tính độ chênh lệch thời gian để tính toán tốc độc xe.

Do súng này bắn như súng bắn đạn nên để bắn chính xác thì phải ngắm, và vì diện tích mặt cắt của chùm tia nhỏ nên bắn xe nào là đo xe đó chứ không đo cả đoàn như súng RADAR.

Do súng này bắn ra tia laze nên yêu cầu về bề mặt phản xạ để tia có thể dội lại máy khắt khe hơn sóng vô tuyến. Bề mặt được ngắm bắn phải có khả năng phản xạ và phản xạ đúng góc để dội ngược lại máy (chứ dội lên trời thì vứt).

Loại súng này đo khoảng thời gian di chuyển của các chùm tia nên yêu cầu súng phải đứng yên so với mặt đường. Súng di chuyển sẽ làm sai lệch khoảng thời gian di chuyển của các chùm tia.

Người bắn cũng phải giữ súng cố định trong quá trình bắn và ngắm vào cùng một điểm. Vì nếu chùm tia thứ nhất bắn vào một xe ở xa súng, sau đó lia máy rất nhanh làm cho chùm tia thứ 2 lại bắn vào một xe rất gần thì tốc độ đo được sẽ lớn hơn nhiều tốc độ thực tế của xe ở xa.

Ngoài ra còn nhiều yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến kết quả nhưng ko quá lớn.

Các cụ có thể thấy do mỗi loại máy đều có những yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến kết quả đo nên yêu cầu người sử dụng máy phải nắm được nguyên lý hoạt động, cách thức sử dụng để bắn sao cho có kết quả chính xác nhất chứ không phải cứ cầm súng lên, dí vào xe bóp cò là xong. Cũng như người sử dụng súng phải được đào tạo, có chứng nhận tử tế chứ không phải cứ làm công an là được phát luôn cho khẩu súng để bắn là bắn được.

Do đó, khi bị bắn tốc độ mà nghi ngờ có gian lận (so sánh với công tơ mét của xe) thì khi lập biên bản, ngoài việc yêu cầu xem tem và giấy chứng nhận kiểm định, các cụ cũng nên chụp rõ lại máy, tem, nhãn hiệu, số seri, đồng thời nên yêu cầu ghi rõ VỊ TRÍ BẮN và NGƯỜI TRỰC TIẾP BẮN để làm cơ sở khiếu nại (hoặc kiện) về sau. Vì vị trí, loại súng, cách thức bắn và trình độ của người bắn ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả đo.

Ví dụ trước có cụ bảo thấy xe bắn tốc độ nó đi giật lùi để bắn thì phải xem nếu súng là súng laze thì làm như vậy sẽ khiến tốc độ xe của các cụ tăng lên đáng kể so với thực tế. Hoặc trong hình ảnh thu được có nhiều xe thì phải xem nếu súng bắn sóng vô tuyến thì chưa chắc xe mình đã là xe quá tốc độ.

Em tìm Google một số súng của ta thì thấy mấy nhãn hiệu như Ultralyte, Laser Cam III,…toàn là loại súng laze (xem hình). Chưa tìm được cái vô tuyến nào. Chắc nhà mình cứ đắt mà mua các cụ nhỉ?
:P

Kiểm tra hình ảnh, tem, giấy thì của súng thì các cụ xem thêm lỗi 4 ở đây: https://goo.gl/QGVA4K
 

Thuong NT

Xe container
Biển số
OF-367579
Ngày cấp bằng
21/5/15
Số km
5,116
Động cơ
305,053 Mã lực
Nơi ở
Hải Phòng
BIỂN 123A KO CẤM RẼ TRÁI VÀO PHẦN ĐƯỜNG BÊN KIA GIẢI PHÂN CÁCH (THEO HÌNH VẼ)

Vừa có một cụ hỏi về trường hợp như hình vẽ (cụ kia vẽ không phải em vẽ
:v ), có biển cấm rẽ trái 123a thì có được đi như đường màu hồng không (https://www.facebook.com/groups/otofun/permalink/1180547105367254)? Em thấy hình như đa số các cụ đều trả lời sai. Biển 123 không có quy định hiệu lực tại giao cắt hay hết giao cắt mà có quy định hiệu lực tại chỗ. Chỉ có 2 biển cấm có giá trị hiệu lực như này. Nên nó chỉ cấm các cụ rẽ trái tại vị trí cắm biển (đi vào dòng xe ngược chiều) chứ ko cấm các cụ đi theo đường màu hồng. Nếu cấm đi theo đường màu hồng thì người ta sẽ cắm thêm biển ở ngay giải phân cách như hai ảnh bên cạnh chụp tại Hoàng Cầu (Đê La Thành rẽ trái sang Hào Nam) và giao cắt Thái Hà - Yên Lãng.
 

Thuong NT

Xe container
Biển số
OF-367579
Ngày cấp bằng
21/5/15
Số km
5,116
Động cơ
305,053 Mã lực
Nơi ở
Hải Phòng
XỬ LÝ KHI LẦN ĐẦU BỊ "ĐÈN ĐỎ" CÒN THIẾU KINH NGHIỆM

Chú ý: Đèn đỏ là ẩn dụ cho bị vẫy, bị dừng xe, ko được lưu thông chứ ko phải lỗi vượt đèn đỏ. Vượt đèn đỏ thì ở nhà còn chết chứ nói gì ra đường.

Thấy nhiều cụ mợ không rõ luật hoặc biết luật nhưng lần đầu bị dừng xe thiếu kinh nghiệm rất dễ bị xxx bịp và không nói lại được xxx (cũng phải thôi vì kinh nghiệm các chú đầy mình, lại ở cửa trên) nên khi bị vẫy thì luống cuống, nói được nửa câu thì giọng run như gặp cướp, tưởng có động đất, trong khi các chú thì rất bình tĩnh tự tin, thành ra bị bịp. Chả biết đúng sai thế nào nhưng riêng về mặt tâm lý thế là khả năng mất tiền đã tới 99% rồi. Các chú chỉ dồn cho vài câu, bịa ra mấy cái quy định giời ơi là các cụ dễ đờ ra luôn mà ngoan ngoãn đưa tiền như bị thôi miên lắm. Điều này thì cũng khó mà tránh được, dù các cụ có học thuộc hết tất cả các quyển luật đi nữa thì xxx vẫn chiến thắng các cụ bằng kinh nghiệm dù chỉ nắm được vài cái luật lèo tèo. Vậy phải làm sao?

Lời khuyên của em để tránh bị xxx bịp phạt lỗi ko thành có, lỗi nhỏ thành to đó là các cụ khi bị vẫy vào nếu chưa có kinh nghiệm đối phó hoặc tự nhiên sợ quá quên sạch mọi thứ thì không cần nói gì cả, cứ lấy điện thoại ra quay rồi đưa giấy tờ theo yêu cầu, khi các chú hỏi thì chỉ nói duy nhất một ý là yêu cầu lập biên bản lỗi vi phạm theo đúng những gì các chú vừa đọc, không lập lỗi nhẹ hơn. CÁC CỤ CHÚ Ý QUAN TRỌNG NHẤT LÀ KHÔNG NÓI GÌ NGOÀI YÊU CẦU LẬP BIÊN BẢN ĐÚNG LỖI ĐÃ ĐỌC, xxx hỏi ko trả lời, ko tranh luận, không cãi, éo cần nói năng gì cả (thật ra vì run quá mà cấm khẩu)…Vì một khi các cụ đã tranh luận thì khó mà dừng lại và dễ mất bình tĩnh rồi bị xxx lợi dụng dùng bài bịp cho nhận lỗi.

Xong về xem lại xem đúng lỗi ko hoặc đưa lên mạng các cụ khác tư vấn cho. Đúng thì nộp phạt, không đúng thì khiếu nại yêu cầu hủy biên bản.

Chú ý: Quay clip có 2 đoạn quan trọng, một là đoạn xxx đọc lỗi, 2 là đoạn đưa giấy tờ. Còn lại các cụ quay ko rõ mặt cũng ko sao, miễn có tiếng nói.

Chú ý 2: Không áp dụng với các cụ thích xin xỏ 50/50 nhà giầu vượt khó. Làm thế này các anh ấy dỗi là không xin được nữa đâu.

Các cụ tham khảo thêm ở đây: https://goo.gl/52e3uv
 

Thuong NT

Xe container
Biển số
OF-367579
Ngày cấp bằng
21/5/15
Số km
5,116
Động cơ
305,053 Mã lực
Nơi ở
Hải Phòng
Lỗi sai làn...

Hôm nay thấy 1 mợ đăng bị bắt sai làn mất gần tạ thóc vì cái biển này (đường phía Hà Đông lên trung tâm HN), ko biết mợ có thả thính hay không nhưng đọc còm thấy nhiều cụ nói là xxx bình thường vẫn vợt sai làn hàng đống. Cụ nào biết rồi thì thôi, cụ nào chưa biết thì em đăng lại để các cụ tránh mất tiền oan.

1. Biển trên giá long môn không có trong QC nên không thể xử phạt (mất tiền) được.

2. Biển dưới đường cắm bên phải cũng tương tự.

3. Không hiểu chia làn kiểu gì mà mỗi làn một kiểu vạch. Cái vạch dứt nét dầy hơn ở giữa không hiểu là của nợ gì, cũng ko có trong QC.

4. Trước em đi chưa thấy biển vạch này nên ko nhớ nó có từ khi nào vì giờ ít qua. Nhưng nếu biển, vạch này được được đặt, vẽ từ 2013 thì những người đặt, vẽ biển này đã vi phạm điều 82.3, điều 83 trong QC 41/2012. Rất tiếc là hình như không có chế tài xử phạt những người làm luật mà làm ẩu, làm sai (cụ nào biết có chế tài bảo em phát.)

Kết luận: Sai chồng sai, sai trên sai dưới mà đòi phạt tiền. Không có lỗi sai làn theo hai loại biển này. Kể cả sau 01/11 QC mới có hiệu lực thì biển này vẫn vô dụng. Các cụ nhỡ có bị vẫy thì chớ có để mất tiền oan. Trình bày nhẹ nhàng nếu xxx vẫn cố đòi pizza thì xin cái biên bản.

Điều 82.3:

"82.3 Khi thiết kế xây dựng mới hoặc thiết kế cải tạo nâng cấp đường bộ thì hệ thống báo hiệu đường bộ phải tuân thủ theo Quy chuẩn này. Hệ thống báo hiệu là một hạng mục công trình phải hoàn thành trước khi bàn giao đường cho đơn vị quản lý;"

Điều 83:

"83.1 Các cơ quan quản lý đường bộ có nhiệm vụ chấp hành Quy chuẩn này, đảm bảo cho hệ thống báo hiệu trên đường được đầy đủ, thống nhất và rõ ràng. Trường hợp báo hiệu bị mất, hư hỏng, mờ hoặc chưa đúng với quy định trong Quy chuẩn phải có biện pháp bổ sung, sửa chữa, thay thế để bảo đảm an toàn giao thông;

83.2 Cán bộ, công nhân viên làm nhiệm vụ quản lý đường bộ trong phạm vi chức trách của mình kịp thời phát hiện hư hỏng, mất mát và các hành vi xâm hại hệ thống báo hiệu, báo cáo về cơ quan quản lý đường bộ hoặc lập biên bản hoặc xử lý những hành vi vi phạm Quy chuẩn này theo trách nhiệm và quy định của pháp luật. Nếu không khắc phục kịp thời, gây thiệt hại cho tính mạng, hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe, tài sản của người khác thì phải chịu xử lý theo quy định của pháp luật."
 

Thuong NT

Xe container
Biển số
OF-367579
Ngày cấp bằng
21/5/15
Số km
5,116
Động cơ
305,053 Mã lực
Nơi ở
Hải Phòng
@ Những bác vẫn đang tìm kiếm câu trả lời cho câu hỏi" Thế nào mới là biển phân làn chuẩn?"

Từ trước đến nay em thấy có một câu hỏi mà các bác không bao giờ ngừng hỏi đi hỏi lại đó là "Thế nào mới làn phân làn chuẩn?" Ở đây em chỉ nếu quan điểm cá nhân của em thế này:

1. Các bác cứ học thuộc luật GT trước khi ra đường. Thuộc rồi thì cứ đúng nguyên tắc, đúng biển đúng vạch mà đi. Những chỗ học mà ko hiểu thì hầu hết đã đc các bác có kiến thức đăng bài giải thích hết rồi.

2. Đã biết đi đúng luật rồi thì đi đường gặp đâu sẽ biết đấy. Gặp ko sai làn biết là ko phải sai làn. Gặp sai làn biết là sai làn. Cần gì phải quan tâm, tìm hiểu trước ở nhà xem sai làn chuẩn nó là thế nào? Cứ đúng luật mà đi thôi.

3. Cá nhân em thấy việc phân làn theo phương tiện là không hợp lý, nên từ trước đến nay em không hề trả lời về câu hỏi biển 412 phải kết hợp với cái gì để bắt chuẩn lỗi sai làn. Vì trả lời câu hỏi này tức là em công nhận việc phân làn theo phương tiện.

4. Tại sao ko hợp lý? Bởi vì nó mâu thuẫn với Luật GTĐB về việc phương tiện đi tốc độ thấp phải đi về bên phải. Bản thân Bộ trưởng BGT khi ban hành cái QC 41 trong đó có hàm ý phân làn theo phương tiện dường như bỏ qua nguyên tắc này của Luật GTĐB.

5. Những tình huống cần vượt mà dính quả phân làn theo phương tiện thì hơi mệt.

6. QC mới thì cho phép chuyển làn khi đến gần giao cắt. Chứ QC cũ mà phân làn theo phương tiện rồi chuyển làn để rẽ thì lại tình ngay lý gian. Lại mất thời gian oan ức mà có khi đa số mất tiền trong ấm ức. Tự nhiên đẻ ra cái việc phân làn theo phương tiện, xong lại phải đẻ ra thêm tý luật nữa để giải quyết mâu thuẫn phát sinh (mà vẫn ko giải quyết hết đc). Trong thời gian chưa có luật giải quyết mâu thuẫn phát sinh thì ai là người chịu thiệt hại chắc đã quá rõ ràng.

7. Phương tiện giao thông thì đa dạng. Liệu các bản sửa đổi QC sau này sẽ cho thêm vào bao nhiêu ký hiệu các loại xe nọ xe kia để đảm bảo phân làn theo phương tiện. Điều này gây rối rắm cho hệ thống biển báo. Bác nào nhìn từ xa phân biệt được hình vẽ xe máy với xe mô tô? Chưa kể mỗi chỗ vẽ một kiểu chẳng theo cái chuẩn chung nào. Thắc mắc thì lại bảo động tý là soi mói để lách luật.

8. Để em ví dụ co các bác 1 trường hợp đi sai làn. Đó là khi các bác đánh xe bò đi vào làn bên trái của đường một chiều có vạch kẻ phân làn đường.

9. Các bác đừng hỏi em nếu ko phân làn theo phương tiện thì phân làn thế nào. Đấy ko thuộc trách nhiệm của em vì em góp tiền để trả công có người có tài có đức, có trình độ hơn em làm rồi. Em chỉ biết là hiện tại phân làn như vậy ko giải quyết được mâu thuẫn với luật và ko hợp lý về nhiều mặt.
 

Thuong NT

Xe container
Biển số
OF-367579
Ngày cấp bằng
21/5/15
Số km
5,116
Động cơ
305,053 Mã lực
Nơi ở
Hải Phòng
LỖI GÌ VỚI VẠCH LIỀN CHIA LÀN CÙNG CHIỀU 2.2 #QC41 2016?

Em đang trong quá trình sửa lại các file PDF và các bài viết theo QC41:2016 mới. Thấy có gì hay hay thì em up. Có lẽ vạch 2.2 này một trong những sửa đổi hot trong QC chuẩn mới. Tuy nhiên khi đọc em thấy các bác có thể dễ lầm lẫn về lỗi căn cứ vào vạch này.

Vạch này có hai hiệu lệnh yêu cầu đối với xe là không được lấn làn và đè lên vạch. Nhưng ở phần hướng dẫn sử dụng bắt đầu bằng từ "dùng để" thì có nói về việc không cho phép chuyển làn, sử dụng làn khác nên có thể khiến các bác nghĩ rằng chuyển làn qua vạch này là mắc lỗi chuyển làn nơi không được phép hay có khi sai làn cũng nên. Thật ra phần này chỉ là phần hướng dẫn cách dùng của vạch này, phần hiệu lệnh của vạch bắt đầu sau dấu chấm phẩy ";". Tất nhiên một khi đã không cho phép xe đè vạch thì xe cũng không thể lấn làn hay chuyển làn được, trừ khi các bác nhấc bổng xe bê sang làn khác.

Vậy vạch này chỉ có thể phạt được một lỗi là không chấp hành hiệu lệnh của vạch hay ngắn gọn là đè vạch (lấn làn, tức là lấn sang làn khác chứ chưa sang hẳn thì ko có quy định phạt). Lỗi này xe máy 70k, ô tô 150k. Trong khi mấy lỗi kia thì nặng hơn, tùy trường hợp mà báo giá khác nhau hoặc giam bằng.
 

Thuong NT

Xe container
Biển số
OF-367579
Ngày cấp bằng
21/5/15
Số km
5,116
Động cơ
305,053 Mã lực
Nơi ở
Hải Phòng
MÁY ĐO TỐC ĐỘ VÀ NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ ĐO

Tốc độ của xe và tốc độ được đề cập đến trong luật GT là tốc độ tương đối của xe so với mặt đường (nghĩa là không phải so với xe khác, chim bay hay chó chạy…)

Em nói ngắn gọn nguyên lý hoạt động để các cụ có thể tự nghĩ ra trò bắn đểu. Dựa theo công nghệ sử dụng có thể chia máy đo tốc độ làm 2 loại:

1. Loại sử dụng sóng vô tuyến (RADAR): Loại này bắn ra chùm sóng vô tuyến vào đối tượng sau đó thu lại sóng phản xạ để tính toán tốc độ di chuyển. Sóng vô tuyến là sóng lan truyền đến mọi nơi trong không gian nên có dạng hình cầu hoặc hình nón (hình dạng chỉ nói tương đối), thường là hình nón vì có chảo tụ để hướng đến đối tượng cụ thể. Các cụ tưởng tượng súng loại này giống như súng bắn lưới. Phạm vi bao phủ là diện tích lưới bắn ra. Loại này có 2 loại con nữa:

a. Loại đứng yên mới bắn được: Loại này tính toán tốc độ tương đối của xe và súng. Do đó nếu súng ko đứng yên so với mặt đường thì tốc độ thu được ko phải là tốc độ của xe so với đường.

b. Loại di chuyển cũng bắn được: Loại này bắn ra 2 chùm. Một chùm vào xe và một chùm vào mặt đường (hoặc vật đứng yên so với mặt đường) sau đó so sánh tốc độ của xe và mặt đường chứ không phải của xe với súng. Do đó dùng súng này có thể vừa chạy xe vừa bắn.

Như đã nói súng này giống như súng bắn lưới nên nếu nếu có nhiều xe di chuyển trong tầm ngắm, cùng ở khoảng cách súng bắn tới thì kết quả đo được chưa chắc đã là tốc độ xe nằm giữa khung hình. Nếu trong tầm ngắm có cả chim bay, chó chạy, tên lửa đuổi thì có thể đấy là tốc độ của chim của chó của tên lửa chứ chưa chắc đã là của xe.

2. Loại sử dụng tia laze (LiDAR): Loại này là loại hiện đại hơn, nó bắn ra chùm tia laze. Tia laze có đặc điểm là nhỏ, hẹp, đi theo một hướng nên các cụ tưởng tượng súng này giống như súng bắn ra đạn thông thường. Phạm vi của nó chỉ hẹp bằng mặt cắt của chùm tia sáng. Loại này bắn ra nhiều chùm tia và đo thời gian các chùm tia phản xạ lại máy, tính độ chênh lệch thời gian để tính toán tốc độc xe.

Do súng này bắn như súng bắn đạn nên để bắn chính xác thì phải ngắm, và vì diện tích mặt cắt của chùm tia nhỏ nên bắn xe nào là đo xe đó chứ không đo cả đoàn như súng RADAR.

Do súng này bắn ra tia laze nên yêu cầu về bề mặt phản xạ để tia có thể dội lại máy khắt khe hơn sóng vô tuyến. Bề mặt được ngắm bắn phải có khả năng phản xạ và phản xạ đúng góc để dội ngược lại máy (chứ dội lên trời thì vứt).

Loại súng này đo khoảng thời gian di chuyển của các chùm tia nên yêu cầu súng phải đứng yên so với mặt đường. Súng di chuyển sẽ làm sai lệch khoảng thời gian di chuyển của các chùm tia.

Người bắn cũng phải giữ súng cố định trong quá trình bắn và ngắm vào cùng một điểm. Vì nếu chùm tia thứ nhất bắn vào một xe ở xa súng, sau đó lia máy rất nhanh làm cho chùm tia thứ 2 lại bắn vào một xe rất gần thì tốc độ đo được sẽ lớn hơn nhiều tốc độ thực tế của xe ở xa.

Ngoài ra còn nhiều yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến kết quả nhưng ko quá lớn.

Các cụ có thể thấy do mỗi loại máy đều có những yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến kết quả đo nên yêu cầu người sử dụng máy phải nắm được nguyên lý hoạt động, cách thức sử dụng để bắn sao cho có kết quả chính xác nhất chứ không phải cứ cầm súng lên, dí vào xe bóp cò là xong. Cũng như người sử dụng súng phải được đào tạo, có chứng nhận tử tế chứ không phải cứ làm công an là được phát luôn cho khẩu súng để bắn là bắn được.

Do đó, khi bị bắn tốc độ mà nghi ngờ có gian lận (so sánh với công tơ mét của xe) thì khi lập biên bản, ngoài việc yêu cầu xem tem và giấy chứng nhận kiểm định, các cụ cũng nên chụp rõ lại máy, tem, nhãn hiệu, số seri, đồng thời nên yêu cầu ghi rõ VỊ TRÍ BẮN và NGƯỜI TRỰC TIẾP BẮN để làm cơ sở khiếu nại (hoặc kiện) về sau. Vì vị trí, loại súng, cách thức bắn và trình độ của người bắn ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả đo.

Ví dụ trước có cụ bảo thấy xe bắn tốc độ nó đi giật lùi để bắn thì phải xem nếu súng là súng laze thì làm như vậy sẽ khiến tốc độ xe của các cụ tăng lên đáng kể so với thực tế. Hoặc trong hình ảnh thu được có nhiều xe thì phải xem nếu súng bắn sóng vô tuyến thì chưa chắc xe mình đã là xe quá tốc độ.

Em tìm Google một số súng của ta thì thấy mấy nhãn hiệu như Ultralyte, Laser Cam III,…toàn là loại súng laze (xem hình). Chưa tìm được cái vô tuyến nào. Chắc nhà mình cứ đắt mà mua các cụ nhỉ?
:P

 

Thuong NT

Xe container
Biển số
OF-367579
Ngày cấp bằng
21/5/15
Số km
5,116
Động cơ
305,053 Mã lực
Nơi ở
Hải Phòng
LỖI GÌ VỚI CÁCH VẠCH TỪ 1.1 ĐẾN TRƯỚC 5.1 NẾU CHỈ CÓ CÁC VẠCH NÀY ĐỨNG MỘT MÌNH?

Chú ý: Em chỉ nói các vạch đứng một mình, không nói trường hợp kết hợp biển báo hay của khỉ giời ơi đất hỡi gì khác. Chỉ nói với ô tô, xe máy, ko nói xe đạp, xe thô sơ.

Trả lời: Không có lỗi hoặc lỗi không chấp hành hiệu lệnh vạch (trừ vạch 2.3 và 3.2, ngược nhau rất dễ nhớ)
Lý do: Các vạch hoặc là không có hiệu lệnh hoặc chỉ có hiệu lênh không được đè vạch, lấn vạch, cắt vạch, lấn làn. Trừ vạch mắt võng không cho dừng nhưng NĐ 46 lại không có quy định phạt riêng cho việc dừng tại nơi có VẠCH cấm dừng, chỉ có quy định phạt dừng nơi có BIỂN cấm dừng (xem thêm: https://www.facebook.com/groups/otofun.ATGT/permalink/868908206543596/)
Cụ thể: Các bác tự đọc Chương 10 (trang 61) trong #QC41:2016, em không liệt kê hết được vì không up được nhiều ảnh và dài dòng không cần thiết. Link down QC: https://drive.google.com/…/0B9Azsf0SbqquMEticFpBSGM0U…/view…

Quá trình các bác chuyển từ làn này đi sang làn khác:
Đè vạch: bánh xe bắt đầu đè vào vạch chia làn (1)--->Lấn làn: đi tiếp nhưng xe các bác chưa sang hẳn, mới chỉ lấn sang, vẫn đang nửa nọ nửa kia (2)--->Chuyển làn: đi tiếp để xe các bác sang hẳn làn khác (3)--->Đi sang làn khác: chuyển làn xong các bác tiếp tục đi trên làn vừa chuyển sang (4).

Rõ ràng là chỉ cần ngăn chặn bước (1) thì các bác sẽ không thể thực hiện các bước tiếp theo, do đó các vạch chỉ có hiệu lệnh cấm bước (1) và (2) nhưng lại được sử dụng để ngăn chặn cả (3) và (4). Tuy nhiên hiệu lệnh là một việc và mục đích sử dụng là việc khác nên không thể coi mục đích sử dụng là hiệu lệnh, đánh đồng chúng với nhau.

Các vạch em liệt kê ở trên, như đã nói, chỉ có hiệu lệnh ngăn cấm bước (1) và (2). Hai bước này nếu thực hiện chỉ vi phạm lỗi không chấp hành hiệu lệnh vạch vì không có trường hợp loại trừ nào dành riêng cho "đè vạch" và "lấn làn."

Vạch nào có hiệu lệnh không cho thực hiện bước (3): Vạch 3.2, với vạch này sẽ bị lỗi chuyển làn tại nơi không được phép.
Vạch nào có hiệu lệnh không cho thực hiện bước (4): Vạch 2.3, nếu các bác không phải loại xe quy định đi tại phần vạch này mà các bác đi vào là đi không đúng làn đường quy định với vạch liền, với vạch đứt thì chỉ bị lỗi nếu không nhường đường cho xe ưu tiên.
Vạch 3.1 không có hiệu lệnh nhưng nếu kết hợp viết chữ thì khi đi bên phải vạch có thể bị lỗi nếu không nhường đường cho xe thô sơ.

Tại sao em ko nói nốt các loại vạch còn lại? Vì nó lắm hiệu lệnh kết hợp lằng nhằng nên ko thể tổng hợp ngắn gọn đc.

Chú ý: Em nói về luật, ko nói về văn hóa, ý thức, về "cảm thấy, cảm giác", về "cho là, cho rằng…". Nếu kết luận lỗi do hiệu lệnh vạch thì phải dựa vào hiệu lệnh vạch cụ thể, ý nghĩa của vạch chứ không phải hướng dẫn sử dụng hay suy diễn từ đủ thứ linh tinh khác, thậm chí ko có trong luật.
 

Thuong NT

Xe container
Biển số
OF-367579
Ngày cấp bằng
21/5/15
Số km
5,116
Động cơ
305,053 Mã lực
Nơi ở
Hải Phòng
THẾ NÀO LÀ KHÔNG ĐI BÊN PHẢI THEO CHIỀU ĐI CỦA MÌNH?

Có lẽ đây là lỗi mà các bác dễ nhầm lẫn nhất. Luật GTĐB 2008 có quy định:

"Điều 9. Quy tắc chung
1. Người tham gia giao thông phải ĐI BÊN PHẢI THEO CHIỀU ĐI CỦA MÌNH, đi đúng làn đường, phần đường quy định và phải chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ."

NĐ 46 cũng có quy định phạt lỗi (tùy loại xe mà khác điều khoản, em chỉ trích dẫn câu luật chung):

"Điều khiển KHÔNG ĐI BÊN PHẢI THEO CHIỀU ĐI CỦA MÌNH; đi không đúng phần đường hoặc làn đường quy định; điều khiển xe đi qua dải phân cách cứng ở giữa hai phần đường xe chạy; điều khiển xe đi trên hè phố, trừ trường hợp điều khiển xe đi qua hè phố để vào nhà."

Ở đây từ trước đến nay em thấy các bác luôn tự ngộ nhận rằng ĐI BÊN PHẢI THEO CHIỀU ĐI CỦA MÌNH nghĩa là đi bên phải đường, do đó nếu không đi bên phải đường là KHÔNG ĐI BÊN PHẢI THEO CHIỀU ĐI CỦA MÌNH thành ra là các bác luôn cãi nhau về lỗi mà cái vạch chia tim đường gây ra. Trong khi luật ko hề quy định các bác phải đi bên phải đường, cũng không có lỗi phạt việc các bác không đi bên phải đường, mà nó nói rõ là đi bên phải THEO CHIỀU ĐI CỦA MÌNH, không hề có nói đến đường ở đây.

Nếu đánh đồng không đi bên phải theo chiều đi của mình với không đi bên phải đường thì chẳng cần phải có vạch kẻ hay ko, dù vạch đứt hay liền (vì đường luôn có hai nửa trái phải), chỉ cần bằng cách nào đó xác định được các bác đi bên trái tim đường thì trong các trường hợp sau các bác đều vi phạm Điều 9:

- Vượt xe bằng cách đi sang bên trái vạch đứt giữa đường 2 chiều.
- Đi tốc độ cao bên trái đường 1 chiều.

Trong các bác đều biết 2 việc này các bác làm không bị lỗi.
Vậy như thế nào mới là không đi bên phải theo chiều đi của mình?

Trong Luật GTĐB 2008 hay bất cứ văn bản liên quan nào khác không hề có định nghĩa cụ thể như thế nào mới là "đi bên phải theo chiều đi của mình." Đôi khi đi bên phải đường và đi bên phải theo chiều đi của mình nó trùng nhau nhưng ko có nghĩa là nó hoàn toàn như nhau. Do đó em không hề thấy có cơ sở nào để phạt lỗi "không đi bên phải theo chiều đi của mình." Tuy nhiên, có thể tham khảo (chỉ để tham khảo) một điều này của Công ước Viên (VN là thành viên):

"Direction of traffic" and "appropriate to the direction of traffic" mean the righthand side if, under domestic legislation, the driver of a vehicle must allow an oncoming vehicle to pass on his left; otherwise these expressions mean the left-hand side;

Đại khái dịch ra là các bác được gọi là đi bên tay phải nếu cho xe ngược chiều vượt phía bên trái mình. Định nghĩa của Công ước không liên quan gì đến đường nên cũng không liên quan đến bên phải hay trái đường, và sẽ giải quyết được những mâu thuẫn trong luật khi hiểu "không đi bên phải theo chiều đi của mình" tương đương "không đi bên phải đường."

Kết luận: Theo Luật GT hiện tại em ko khẳng định được thế nào mới là "không đi bên phải theo chiều đi của mình." Nhưng chắc chắn việc đánh đồng "không đi bên phải theo chiều đi của mình với "không đi bên phải đường" là không đủ căn cứ và mang nặng tính suy diễn. Dó đó cũng không có đủ căn cứ để phạt lỗi "không đi bên phải theo chiều đi của mình." Trừ khi luật nói "phải đi bên phải ĐƯỜNG theo chiều đi của mình" thì mới chắc chắn khép được lỗi, và cái vạch liền cũng không đóng vai trò quyết định gì cả trong lỗi này như bấy lâu nay các bác vẫn bàn, nó chỉ là cái mốc tham khảo thôi, thay nó bằng cái khác vẫn được (tham khảo lồi về vạch: https://www.facebook.com/groups/otofun.ATGT/permalink/899999813434435/).
Hơn nữa, nếu giả sử (em chỉ giả sử) có lỗi không đi bên phải thì cũng không thể dùng hình ảnh chụp chiếc xe đang ở bên trái đường để chứng minh được vì hình ảnh này không thể khẳng định chiếc xe đang "đi", ít nhất cũng phải có clip.
 

congcho

Xe tăng
Biển số
OF-6809
Ngày cấp bằng
7/7/07
Số km
1,029
Động cơ
547,554 Mã lực
Hay quá,em ủn phát.
 

Thuong NT

Xe container
Biển số
OF-367579
Ngày cấp bằng
21/5/15
Số km
5,116
Động cơ
305,053 Mã lực
Nơi ở
Hải Phòng
ĐẬU HAY SẠN?

Em đi nhiều nơi thấy nhiều giao cắt kẻ vạch 9.3 kiểu như hình (vạch chia làn có chỗ đứt chỗ liền), có chỗ hai vạch trước sau chỉ cách nhau khoảng 4, 5m (trong khoảng 4-5m bác nào có thể chuyển làn nổi khi đường đông và bất ngờ). Có chỗ em thấy sâu có lao ra bắt người ở làn bên phải đi thẳng, có chỗ thì không. Những trường hợp bắt làn phải đi thẳng mà phạt lỗi ko chấp hành vạch là sai vì vạch trên đường cho thấy các bác được phép đi thẳng tại giao cắt. Dù là trước giao cắt chỉ có mỗi vạch rẽ phải nhưng hiệu lực của vạch cho cả đi thẳng và rẽ phải phía sau vẫn chưa hết.

Người khôn ngoan quá (giỏi đặt bẫy người khác) thì người ta hay bảo là đầu có sạn, người đần độn quá (chả biết đúng sai gì) thì người ta hay nói là óc bã đậu. Không hiểu những người duyệt kẻ vạch kiểu này là thuộc trường hợp nào? Giờ chọn người tài hay người nhà vẫn là vấn đề khó quyết định, đến Thủ tướng còn phải đắn đo.

 

Thuong NT

Xe container
Biển số
OF-367579
Ngày cấp bằng
21/5/15
Số km
5,116
Động cơ
305,053 Mã lực
Nơi ở
Hải Phòng
XE MÁY ĐI THẲNG LÁI NHANH HƠN Ô TÔ TRÊN CÙNG 1 LÀN KHÔNG PHẢI LÀ VƯỢT PHẢI.

Gần đây lại thấy có bác bảo ở đây sâu đang bắt xe máy vượt phải ô tô, lỗi này em hiếm khi thấy ai bị bắt, sâu ở đây đói khổ quá nên bạ cái gì cũng gặm thì phải.

Hành vi vượt phải ít nhất phải thỏa mãn những yếu tố sau:

1. Xảy ra trên đường chỉ có một làn xe cơ giới mỗi chiều (Khoản 3.60 #QC41:2016).
2. Xe phía sau (xe vượt) bị chắn bởi xe phía trước.

Ý 2 có thể thấy từ Điều 14. Vượt xe của Luật GTĐB:

a. Khoản 2: "Xe xin vượt chỉ được vượt khi không có chướng ngại vật phía trước, không có xe chạy ngược chiều trong đoạn đường định vượt, xe chạy trước không có tín hiệu vượt xe khác và ĐÃ TRÁNH VỀ BÊN PHẢI." Xe trước phải chặn trước xe sau thì mới phải tránh để mở đường cho xe sau vượt lên.
b. Khoản 3: "Khi có xe xin vượt, nếu đủ điều kiện an toàn, người điều khiển phương tiện phía trước phải giảm tốc độ, ĐI SÁT VỀ BÊN PHẢI của phần đường xe chạy cho đến khi xe sau đã vượt qua, không được GÂY TRỞ NGẠI đối với xe xin vượt." Có chặn đầu xe xin vượt mới phải đi sát về bên phải để tránh đường, có chặn đầu thì mới có thể gây trở ngại cho xe xin vượt (bằng cách không đi sát về bên phải).

Rõ ràng mà Điều 14 mô tả hành vi vượt xe khi xe xin vượt bị chặn đầu bởi xe phía trước (nên mới cần xe phía trước tránh về bên phải và không được gây trở ngại để nhường đường). Còn trường hợp hai xe đi 2 tuyến khác nhau có thể vượt qua nhau mà ko không gây va chạm thì không phải là trường hợp vượt xe tại Điều 14 Luật GTĐB, nên cũng ko phải là vượt phải tại Khoản 3.60 QC41). Trường hợp xe máy bên phải đi nhanh hơn (vẫn đúng tốc độ quy định) mà vượt qua xe ô tô vì lý do gì đó đi chậm lại bên trái như hình thì không thể coi là hành vi vượt phải.

Việc xe máy đi như hình mà gọi là hành vi vượt phải vừa sai luật vừa không có một tý liên quan gì đến an toàn giao thông. Xe máy đi như vậy là rất bình thường, ko cản trở giao thông, không gây nguy hiểm cho xe khác mà lại giúp việc lưu thông nhanh chóng thuận tiện hơn. Các bác cứ tưởng tưởng nếu một xe ô tô bên trái tự nhiên bảo "mình thích thì mình đi chậm lại thôi" hoặc có chú chim mồi, rồi các xe máy bên phải vì sợ bị vượt phải mà chậm lại theo ko dám vượt lên thì sẽ ảnh hưởng xấu đến giao thông như thế nào? Cho dù trường hợp đi như hình có được chi vào luật thật cụ thể để phạt thì chúng ta cũng phải phản đối vì nó quá vô lý chứ đừng nói hiện tại nó không có trong luật và các sâu đang cố tình gặm bẩn (gặm bẩn nhiều sâu răng, rụng hết răng là thành ra vô sỉ đấy các chú sâu ạ).
 

Thuong NT

Xe container
Biển số
OF-367579
Ngày cấp bằng
21/5/15
Số km
5,116
Động cơ
305,053 Mã lực
Nơi ở
Hải Phòng
QUY CHUẨN CẢM TÍNH: "CÁC ÔNG THÍCH CHO BAO NHIÊU HÓA CHẤT VÀO NƯỚC MẮM THÌ CHO, THẰNG NÀO CHẾT LÀ VIỆC CỦA THẰNG ĐẤY."
(Bác nào ngại đọc nước mắm xàm le thì kéo luôn xuống đoạn cuối đọc số 1, số 2)

Quy chuẩn nghĩa là mọi thứ đã được quy định thống nhất theo một tiêu chuẩn chung. Quy chuẩn sinh ra để tránh gây hiểu lầm khi mỗi nơi một ý, mỗi người một kiểu. Các bác cứ tưởng tượng nếu không có quy chuẩn các hãng thích cho bao nhiêu hóa chất vào nước mắm thì cho, chẳng có gì để so sánh cả thì sẽ thế nào?

Thế nhưng Bộ GTVT lại cho ra một cái quy chuẩn đúng kiểu "các ông thích cho bao nhiêu hóa chất vào nước nắm thì cho, miễn sao nó vẫn là nước mắm."

Điểm 89.2.2 trong #QC41:2016 có viết: "Biển báo có NỘI DUNG và Ý NGHĨA SAI KHÁC, KHÔNG ĐÚNG với Quy chuẩn này phải được thay thế, điều chỉnh ngay.

Thế nào nội dung và ý nghĩa sai khác, không đúng chắc không cần phải giải thích các bác cũng biết.

Nhưng ngay sau điểm này là Điểm 89.2.3: "Báo hiệu đường bộ không thuộc trường hợp khoản 89.2.2 có NỘI DUNG CHƯA HOÀN TOÀN PHÙ HỢP với Quy chuẩn này nhưng không gây hiểu nhầm, hiểu sai khác so với quy định tại Quy chuẩn này và còn sử dụng tốt sẽ được thay thế dần, hoàn thành trước ngày 20/8/2019."

Hình như Bộ GT cho rằng "sai khác, không đúng" và "chưa hoàn toàn phù hợp" nó là hai vấn đề khác nhau?!? Đối lập với "không đúng" là "đúng", đối lập với "phù hợp" là "không phù hợp." Về mặt logic mà nói không có khái niệm nào gọi là "chưa hoàn toàn phù hợp" cả, mà chỉ có phù hợp hoặc không phù hợp, làm gì có phù hợp ít, phù hợp nhiều, phù hợp hoàn toàn, phù hợp không hoàn toàn, đây chỉ là cách diễn đạt dân dã trong văn nói để nhấn mạnh một vài ý theo ý đồ chủ quan của người nói. Bộ GT viết luật chung cho cả một đất nước bao gồm nhiều dân tộc, văn hóa khác nhau mà lại thích dùng cách diễn đạt dân dã, chủ quan.

Ngoài ra, Bộ GT không những tự ý mang cái chủ quan của mình vào trong quy chuẩn mà còn tước đi hoàn toàn ý nghĩa của cái từ "quy chuẩn" trong một quy chuẩn khi cho phép tất cả mọi người làm điều đó: "không gây hiểu nhầm, hiểu sai khác." Vâng, các bác không đọc nhầm đâu, hiểu lầm hay hiểu sai hay không là tùy thuộc đánh giá, kinh nghiệm cá nhân của mỗi người. Ông này không hiểu lầm, hiểu sai nhưng ông khác lại hiểu lầm, hiểu sai là chuyện bình thường, vì làm gì có cái "quy chuẩn" nào để đối chiếu thế nào mới đúng là "lầm, sai"?

Các cụ nói "nhổ rồi lại liếm", QC 2016 này hình như liếm hơi nhiệt tình bằng cách tiếp tục đưa thêm vào Điểm 89.2.4. "Báo hiệu đường bộ ngoài trường hợp quy định tại các khoản 89.2.2 và 89.2.3 mà có biểu tượng, ký hiệu, kích thước chưa hoàn toàn phù hợp với Quy chuẩn này nhưng không gây hiểu nhầm, hiểu sai khác so với quy định tại Quy chuẩn này sẽ được thay thế dần, hoàn thành trước ngày 20/8/2025."

QC 2016 này sẽ là cái lệnh bài miễn sai cho tất cả giống loài sâu trên cả nước dựa vào để hợp pháp hóa những cái biển báo, vạch kẻ tạp nham có từ thời thượng cổ đến nay. Tuy nhiên, đời không như là quy chuẩn, em xin khẳng định với các bác 2 vấn đề sau khi gặp những trường hợp sâu gặm tiền nhiều quá rụng hết răng, hay nói cách khác là không răng (tiếng Hán là vô sỉ) muốn "đúng hóa" mọi thứ:

1. Mặc kệ các chú sâu nói gì, nhưng khi các bác cảm thấy những biển không có trong quy chuẩn gây hiểu lầm, hiểu sai cho các bác do đó các bác không biết được hiệu lực biển là gì, biển có giá trị gì không, phải đi như thế nào thì điều này là hoàn toàn đúng luật và được Bộ GT quy định trong QC41:2016 cụ thể tại các điểm 89.2.3 và 89.2.4 chứ không phải là cãi cùn, cãi ngang hay vô lý gì cả.

2. Đây là một trường hợp giả sử: Giả sử rằng các bác và sâu đều hiểu cùng một cách với các biển không có trong QC. Ví dụ như biển trong hình, coi như chúng ta đều hiểu có làn cho ô tô và có làn cho xe máy, xe đạp (chữ rõ ràng thế cơ mà). Tuy nhiên, giá trị của biển chỉ đến vậy, cho người lái xe biết là có làn này làn kia còn hoàn toàn không có một quy định nào về hiệu lực của biển cấm xe này, xe kia hay bắt buộc chấp hành biển như thế nào. Biển hoàn toàn chỉ mang tính chỉ dẫn thuần túy, không thể xếp vào bất cứ một biển cụ thể nào có quy định rõ ràng về nội dung, về hiệu lực,v.v…hiện đang được liệt kê trong QC. Điều 89 cũng chỉ nói những biển này sẽ được thay thế dần (không phải thay thế ngay lập tức) chứ không gắn cho chúng một hiệu lực cụ thể nào (Điều 89 là về Nguyên tắc quản lý chứ không phải hiệu lực của biển). Do đó hoàn toàn không có cơ sở pháp lý nào để phạt dựa vào những biển kiểu này. "Ờ thì có làn ô tô, xe máy, xe đạp vì tôi cũng đọc được tiếng Việt, thế thôi."

Nếu như các bác mà lăn tăn 2 vấn đề này thì từ nay mọi biển báo, vạch kẻ hay bất cứ thứ gì mà sâu chỉ vào bảo đấy là biển báo, vạch kẻ cũng đều sẽ có giá trị phạt hết.
 

Thuong NT

Xe container
Biển số
OF-367579
Ngày cấp bằng
21/5/15
Số km
5,116
Động cơ
305,053 Mã lực
Nơi ở
Hải Phòng
PHÂN BIỆT BIÊN BẢN VÀ GIẤY GÓI XÔI?

Hiện nay tình trạng giấy gói xôi mang ra để dọa người bị hại và cũng là một kiểu lỗ hậu để các sâu có đường chui ra nếu lỡ vì thiếu hiểu biết có chủ ý mà bắt lỗi sai. "Ơ, đấy là giấy gói xôi mà, có phải biên bản đâu mà tòa bảo em lập biên bản lừa? Em ko liên quan, người vi phạm tự in tự ký để vu khống em. Em phải kiện."

Biên bản vi phạm hành chính về giao thông hiện nay em thấy cơ bản có 3 mẫu chính, ông nào cũng thích ra vẻ quan trọng ra mẫu riêng của mình. Thực tế hiện nay thì các sâu dùng mẫu số 29 trong TT 34/2014/BCA (xem hình) và không được thay đổi nội dung của mẫu (Khoản 1, Điều 4) nên các bác chú ý nếu thấy những biên bản mà không giống mẫu.

Bây giờ một bà bán xôi cũng có thể lấy mẫu này in ra vừa để gói xôi vừa làm biên bản được. Vậy làm sao biết tờ giấy các bác được đưa cho có giá trị pháp lý như thế nào, làm sao phân biệt được đâu là giấy gói xôi, đâu là biên bản của cơ quan công an? Đó là kiểm tra xem tờ giấy này có con dấu pháp lý hay không.

Điều 1 NĐ 58/2001/NĐ-CP: "…Con dấu thể hiện vị trí pháp lý và khẳng định giá trị pháp lý đối với các văn bản, giấy tờ của các cơ quan, tổ chức và các chức danh nhà nước."

Khoản 3, Điều 25 NĐ 110/2004?NĐ-CP: "Việc sử dụng con dấu của cơ quan, tổ chức và con dấu của văn phòng hay của đơn vị trong cơ quan, tổ chức được quy định như sau:

a) Những văn bản do cơ quan, tổ chức ban hành PHẢI đóng dấu của cơ quan, tổ chức;
b) Những văn bản do văn phòng hay đơn vị ban hành trong phạm vi quyền hạn được giao PHẢI đóng dấu của văn phòng hay dấu của đơn vị đó."

Cơ quan, đơn vị được điền tại vị trí số (1) và (2) ở góc trên trái của giấy gói xôi thường là Công an Thành Phố và các đội, nếu kết hợp với con dấu đóng tại vị trí đó thì trở thành biên bản. Công an Thành phố thì hiển nhiên phải có con dấu đại diện rồi, còn đội thì tùy.

Các bác cũng lưu ý trong rất nhiều biên bản thì người ta phân biệt các biên bản với nhau bằng số biên bản và số quyển (có thể hiện trong mẫu). Nếu không có số biên bản và số quyển thì chưa phải là biên bản hoàn chỉnh mà mới chỉ là giấy gói xôi quá độ. Các bác để ý số quyển của các biên bản lập tại HN nhé, tại sao bao nhiêu năm nay, người vi phạm thì cực nhiều luôn nhưng số quyển thường chỉ là 1, 2 hoặc đến 3, 4 là cùng, rất ít khi thấy số khác, trong khi ở HCM thì có số hàng trăm lâu rồi?!?

Ngoài ra còn nhiều quy định khác về hình thức biên bản mà hầu hết biên bản hiện nay không thực hiện đúng nhưng có thể tạm chấp nhận nên em ko nói đến làm gì cho dài dòng, nếu quan tâm các bác có thể tìm các văn bản trên xem thêm để thêm vào cho nặng tội khi cần thiết. Hiện tại chỉ liếc qua để quan tâm nhanh xem các sâu đưa cho mình giấy gói xôi hay biên bản, nếu ngửi có mùi hành phi thì bảo các chú ấy là cán bộ ăn xôi xéo rồi.

 

Thuong NT

Xe container
Biển số
OF-367579
Ngày cấp bằng
21/5/15
Số km
5,116
Động cơ
305,053 Mã lực
Nơi ở
Hải Phòng
CHỖ NÀO ĐƯỢC QUAY PHIM CHỤP ẢNH?

(Trường hợp sâu gây khó dễ khi đến trụ sở khiếu nại mà quay, ghi âm làm bằng chứng cho sự hách dịch, quan liêu, bịa luật của sâu.)

Chỗ không bị cấm bởi luật đã được công bố rộng rãi bởi người, cơ quan có thẩm quyền.

Cấm cái này nó ko như kiểu Luật GT đang đc các chú sâu áp dụng là lừa cho các bác không biết luật để làm sai rồi thịt đâu, cấm cái này hướng tới mục đích ngăn chặn hành vi trước khi nó xảy ra, vì hậu quả có thể sẽ khó lường nếu về mặt quốc phòng, cho nên ko ai dám làm kiểu lừa cho sai rồi thịt cả. Do đó tại nơi cấm sẽ có chỉ dẫn rõ ràng nhất để ngăn cản các bác trước khi các bác có ý định vi phạm.

Quyết đinh 160/2004/QĐ-TTG có nói rõ tại Điều 3: "Các khu vực, địa điểm được xác định là khu vực cấm, địa điểm cấm PHẢI cắm biển "khu vực cấm", "địa điểm cấm"…"

Các khu vực có thể cắm biển cấm các bác xem Điều 2 của cùng Quyết Định này.
Thẩm quyền xác định khu vực cấm là từ Chủ tịch UBND cấp tỉnh trở lên, các bác xem cụ thể tại Điều 4 của Quyết Định này.

Do đó, nếu các bác không thấy biển báo thì các bác không bị cấm.

Sâu treo nội quy trong cơ quan ghi là không cho quay phim chụp ảnh thì sao?
Nội quy ko có giá trị phạt hay bỏ tù các bác, nói chung là không có giá trị gì về mặt pháp luật cả. Không có nội quy nào to hơn Hiến Pháp cả (các bác xem thêm quyền quay của mình:
https://www.facebook.com/groups/otofun.ATGT/permalink/878273235607093/)

Thế còn các cụ nói "nhập gia tùy tục" thì sao?
Thì bảo các chú sâu mang nội quy về nhà riêng mà treo, đây là cơ quan nhà nước xây dựng dưới sự giám sát của nhân dân chứ ko phải nhà riêng của các ông.

Tuy vậy cũng phải tùy cơ ứng biến, có câu mãnh hổ nan địch quần hồ, mình là nông dân hiền lành có đạo đức chân vẫn còn dính bèo tấm một mình vào lao vào ổ sâu được trang bị vũ khí lông lá từ đầu đến chân thì cũng ko thể cứng quá đc, nó bò vào người thì ngứa lắm. Nên là các bác cứ chơi bài camera giấu kín cho nó được việc, yên tâm là sau đó công bố cũng không phạm luật, cốt phải đc việc của mình. Còn bác nào mà cứng được thì càng hay, cứ bảo tôi quay là việc của tôi, phạm luật thì các ông cứ kiện, cứ bắt, mà bắt sai là các ông chết đấy.

Về biển ở những khu vực cấm thì nó thường là nền trắng chữ đen, có cả tiếng Việt và tiếng Anh. Một số biển giống biển cấm giao thông nhưng có hình cái máy quay thay cho cái ô tô. Các bác đừng khắt khe với biển chuẩn hay ko, nhìn rõ ý là đc. Đừng đùa với khu vực cấm.

Tiện thể nói thêm việc một số sâu trước đây dựa vào Điều 31 Bộ Luật Dân sự để dọa người quay phim vi phạm riêng tư cá nhân (còn in thành tài liệu truyền tay nhau mới tởm). Có lần cái Page Tôi Yêu Sâu còn đăng bài này lên với hình mặt cười "Feeling Wonderful" (bố sư, vớ đc mánh lừa dân như vớ đc vàng). Nếu các sâu đem Điều 31 ra dọa thì các bác cứ bảo ông cởi truồng ra thì tôi tắt máy, còn ông mặc đồng phục thì ông là đầy tớ của dân chứ làm gì mà đòi ngang hàng với dân, mà đòi quyền lợi từ Bộ Luật DÂN SỰ.
 

Thuong NT

Xe container
Biển số
OF-367579
Ngày cấp bằng
21/5/15
Số km
5,116
Động cơ
305,053 Mã lực
Nơi ở
Hải Phòng
ĐI XE KHÔNG CẦN PHẢI CHÍNH CHỦ

Từ mai là Điểm b, Khoản 1, Điều 30 của NĐ 46 mà hay được biết đến là vấn đề "xe chính chủ" nói chung bắt đầu có hiệu lực. Để tránh hoang mang, hiểu lầm các bác nên chú ý một vài vấn đề sau:

1. Nếu em là giảng viên trường luật thì câu đầu tiên em nói với sinh viên khi lên lớp là: "Không bao giờ học luật từ báo lá cải, báo viết sao cứ hiểu ngược lại."

2. Khoản 2, Điều 58 Luật GTĐB quy định người lái xe khi điều khiển phương tiện phải mang theo các giấy tờ sau:

a) ĐĂNG KÝ XE;
b) Giấy phép lái xe đối với người điều khiển xe cơ giới quy định tại Điều 59 của Luật này;
c) Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới quy định tại Điều 55 của Luật này;
d) Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.

Điểm a chỉ quy định người lái xe cần đăng ký xe chứ ko cần đăng ký xe chính chủ (khác với điểm b cần bằng lái chính chủ) do đó các bác chỉ cần có đăng ký (và các giấy tờ khác) là ko vi phạm Luật GTĐB về vấn đề này, ko có lỗi đi xe không chính chủ. Các bác mượn xe, cho mượn xe thoải mái, miễn sao đưa cả đăng ký là được, sâu hỏi thì bảo "nhìn đăng ký ko thấy là xe mượn sao mà còn phải hỏi, các ông phiền quá đấy!"

3. Chỉ có phạt ko sang tên đổi chủ - nghĩa là xe CỦA các bác nhưng tên trong đăng ký ko phải của các bác. Còn khi xe ko phải của các bác (các bác chú ý chỗ này, miễn xe ko phải của mình là đc, hỏi cứ bảo mượn) thì tên trong đăng ký là ai cũng chẳng sao.

4. Chứng minh xe là của mình + ko sang tên là việc của sâu, mình không phải chứng minh gì cả. Hơn nữa cũng ko tự nhiên mà phạt đc mà phải liên quan đến tai nạn hoặc khi đi đăng ký (Khoản 9, Điều 76 NĐ 46). Do đó ko có chuyện mình phải chứng minh xe mình là xe mượn, phải gọi điện cho chủ xe xác minh, gọi chủ xe đến hay bị hành này hành nọ. Tôi đủ giấy tờ tôi ko vi phạm gì thì ông ko đc tự tiện dừng xe, tự tiện giữ giấy tờ hay giữ xe. Giỏi thì đi mà làm cái biên bản "nghi ngờ là xe chính chủ ko sang tên" tôi ký cho.

5. Ông nào cố tình hành dân vớ vẩn là vi phạm Khoản 2, Điều 12 và Điều 16 Luật XLVPHC vì có biểu hiện lợi dụng chức vụ quyền hạn để sách nhiễu và xử lý không đúng vi phạm. Mức phạt từ kỷ luật đến truy cứu trách nhiệm hình sự.
 

Thuong NT

Xe container
Biển số
OF-367579
Ngày cấp bằng
21/5/15
Số km
5,116
Động cơ
305,053 Mã lực
Nơi ở
Hải Phòng
KHÔNG CÓ LỖI SAI LÀN CHỈ VỚI BIỂN GỘP R.415

Biển gộp R.415 được đưa vào luật và cho vào nhóm biển hiệu lệnh là một nỗ lực rất đáng khen của những người ngồi luật (ngồi viết luật chứ ko phải ngồi xổm lên luật nha các bác) cứu vãn, hợp pháp hóa những cái sai có từ trước của đồng minh trên khắp cả nước. Tuy nhiên, phàm làm việc gì cũng phải có đầu óc thì mới thành công được. Biển gộp R.415 tuy nằm trong nhóm biển hiệu lệnh nhưng bản thân biển lại không có một hiệu lệnh nào cả. Các bác không tin mời cứ tìm, em có chụp sẵn luôn cho nhanh.

Chú ý: Các bác đừng bị câu "…loại xe được phép lưu thông trên từng làn…" làm cho nhầm lẫn. Cho xe này được phép lưu thông không đồng nghĩa với cấm xe khác lưu thông. Cũng như đèn xanh sáng thì cho phép đi ko đồng nghĩa với việc đèn xanh ko sáng thì cấm đi.

Làn cấm các loại xe + biển loại xe A được phép lưu thông = Xe A được đi, các xe khác không được đi. (1)
Làn không cấm xe + biển loại xe A được phép lưu thông = Xe nào cũng được đi. (2)

Biển R.415 là trường hợp (2), các bác đừng nhầm nó với trường hợp (1). Chỗ có cấm thì mới cần được cho phép, chứ chỗ đã ko cấm thì cần gì cho phép hay không.



 

Thuong NT

Xe container
Biển số
OF-367579
Ngày cấp bằng
21/5/15
Số km
5,116
Động cơ
305,053 Mã lực
Nơi ở
Hải Phòng
ANH HÙNG NÚP BẮT XI NHAN - MỘT HÌNH ẢNH PHẢN CẢM VÀ DỐT NÁT

Chắc các bác cũng không lạ gì hình ảnh những chú sâu biến thành hùng núp ở các ngóc ngách, gốc cây, cột điện, tủ điện, thùng rác...nữa. Và đặc biệt có một lỗi em thấy các chú sâu hay núp lá nằm chờ để vồ đó là xi nhan rẽ (tất nhiên ko phải mọi địa hình đều thuận lợi cho các chú sâu làm điều này). Khoản 1, Điều 15 Luật GTĐB quy định:

"1. Khi muốn chuyển hướng, người điều khiển phương tiện phải giảm tốc độ và có tín hiệu báo hướng rẽ. "

Không có luật nào quy định khi chuyển hướng xong rồi phải giữ nguyên tín hiệu một đoạn rồi mới được tắt. Tác dụng của xi nhan là báo cho các xe khác biết mình sắp chuyển hướng mà có phương án đi phù hợp, đảm bảo an toàn, nên xi nhan là xi nhan trước khi chuyển hướng chứ ko phải sau khi chuyển hướng, nhưng hình như các chú sâu ko hiểu điều này mà nên mới có hành vi núp rình bắt xe sau ngã rẽ, quy kết tội ko xi nhan hoặc tắt xi nhan sớm. Việc này phản ánh 4 điều về những sâu này:

a. Không biết luật GT.
b. Không hiểu nguyên tắc xây dựng luật GT.
c. Không biết thế nào là an toàn khi tham gia GT.
d. Không thèm quan tâm đến an toàn GT mà chỉ quan tâm đến phạt. Thay vì việc ngăn chặn hành vi trước khi nó xảy ra, ngăn chặn tình huống có thể dẫn đến mất an toàn GT thì các chú lại núp với mục để để cho chúng mày vi phạm xong xuôi rồi bố tóm.
(không hiểu sao các bố ra được trường?!?)

Muốn tóm được người thật sự không xi nhan thì ít nhất cũng phải đứng ở vị trí của chiến sỹ CSGT chân chính huyền thoại như hình trở lại, chứ đứng ở vị trí của đống sâu trong hình nhìn mắt mà kết luận người ta không xi nhan thì quá là hoang đường. Việc giữ xi nhan một đoạn sau khi rẽ rồi mới tắt ngoài tác dụng đối phó với sâu thì chẳng có tác dụng gì khác, trong một số tình huống khi các ngã rẽ gần nhau có khi còn dễ gây hiểu lầm cho các xe khác, những tình huống này em đều gặp phải vài lần rồi.

Việc phạt lỗi ko bật xi nhan ko thể dựa vào hình ảnh chụp mà phải chứng minh bằng clip, vì xi nhan có pha bật pha tắt, một hình ảnh tĩnh đèn không sáng không thể hiện được xe liệu có đang bật xi nhan hay không.

Các chú sâu nếu không muốn biến hình ảnh của mình trở nên phản cảm và dốt nát thì hãy nhớ nguyên tắc của GT thì an toàn là trước tiên và hãy làm đúng nhiệm vụ của mình, nhất là Khoản 4, Điều 4 TT 01/2016 (*) trước khi nghĩ đến việc sử dụng quyền hạn của mình.



 

Thuong NT

Xe container
Biển số
OF-367579
Ngày cấp bằng
21/5/15
Số km
5,116
Động cơ
305,053 Mã lực
Nơi ở
Hải Phòng
BIỂN R.420 VÀ QUY ĐỊNH CHO KHU ĐÔNG DÂN CƯ

Các bác đều biết là Luật GT có một vài quy định khác cho khu đông dân cư so với khu khỉ ho cò gáy. Trong đó chắc vấn đề các bác quan tâm nhất là quy định về tốc độ trong TT 91/2015 (nhân tiện, TT có chút lỗi cmn thời rồi vì dùng ký hiệu biển cũ của QC 41/2012).

Khu đông dân cư thì đại khái là phải có 2 điều kiện: nhiều người ít khỉ + được xác định bằng biển báo (cụ thể tại Khoản 1, Điều 3 TT 91/2015).

Khi vào khu đông dân cư, các bác sẽ phải tuân theo các quy định riêng cho khu đông dân cư. Các bác chú ý, những quy định riêng cho khu đông dân cư là độc lập với hiệu lực của biển. Các bác đừng nhầm lẫn hiệu lệnh (quy định riêng) trong khu đông dân cư chính là hiệu lực của biển (ko có luật nào nói những quy định tại khu đông dân cư LÀ hiệu lực của biển R.420 cả). Nghĩa là có 2 hiệu lệnh phải theo (nếu ko mâu thuẫn nhau): quy định của khu đông dân cư + hiệu lực của biển.

Quy định của khu đông dân cư là gì các bác xem lại Luật GT và TT 91/2015, em ko nhắc lại nữa.
Hiệu lực của biển, cụ thể là biển R.420, là gì? Là phần em gạch chân đỏ tại dấu cộng thứ nhất của phần c, Phụ lục D.17 trong ảnh. Các bác đừng nhầm hiệu lực của nó là phần b (các bác đọc lại phần b sẽ rõ), phần b chỉ báo cho các bác biết có khu vực phải tuân theo quy định trong khu đông dân cư.
Đoạn đường áp dụng quy định cho khu đông dân cư được nói tại đoạn đầu phần c (vuông đỏ trong ảnh). Cụ thể là đoạn đường nằm giữa 2 biển R.420 và R.421. Khi thấy biển R.420, các bác tuân theo quy định cho khu đông dân cư đến khi đi qua biển R.421.

Nếu trên đoạn đường này có giao cắt thì qua giao cắt biển R.420 hết hiệu lực theo Điều 38.3 QC 41/2016. Tuy nhiên, các quy định cho khu đông dân cư thì chưa hết vì đoạn đường vẫn nằm trong khu dân cư (do chưa gặp biển R.421). Do đó các các vẫn phải tuân theo các quy định này. Nhân tiện, cái hiệu lực của biển R.420 chỉ là cách để những người ngồi luật khoe khoang trình độ chứ thực sự ko có tác dụng gì lắm.



 
Thông tin thớt
Đang tải
Top