NGHỊ ĐỊNH 46 KHÔNG PHẢI CĂN CỨ XÁC ĐỊNH LỖI.
Nó là căn cứ xác định hình thức xử phạt.
Em đã nói về điều này với NĐ 171 cũ trước đây, cũng ko muốn nói kỹ vì em thấy có nhiều hành vi không phạm luật GT nhưng cũng đáng phạt. Nhưng có vẻ từ khi NĐ 46 có hiệu lực thì nhiều cụ lại lỗn lận. Em viết lại cụ thể hơn:
1. Nghị định không phải là luật. NĐ là văn bản quy phạm pháp luật nhưng là văn bản dưới luật. Luật là văn bản QPPL, nhưng không phải cứ văn bản QPPL thì là luật, không thể lẫn lộn hai khái niệm này với nhau (tham khảo thêm Điều 4 Luật BHVBQPPL 80/2015).
2. Có khi nào NĐ có chức năng như luật không? Có, nếu NĐ thuộc trường hợp tại điểm 3, điều 19 Luật BHVBQPPL. NĐ 46/2016 có nằm trong trường hợp này không? Các cụ có thể tự tra tự đánh giá. Em ko trích ra cho đỡ dài.
3. Điều 1 NĐ 46 có nói "Nghị định này QUY ĐỊNH VỀ HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH; hình thức, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả…?" Như vậy có phải NĐ này cũng có chức năng quy định hành vi thế nào là phạm luật GT không? Không, QUY ĐỊNH VỀ HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH nói nôm na chỉ là đặt tên cho hành vi vi phạm, quy định cụ thể điều, khoản cho hành vi vi phạm chứ không phải là xác định một hành vi là có vi phạm luật GT hay không.
4. Đối tượng bị áp dụng NĐ 46 được quy định ở Điều 2 của NĐ này:
"Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Cá nhân, tổ chức CÓ hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Người có thẩm quyền xử phạt.
3. Cá nhân, tổ chức khác có liên quan."
Như vậy nếu các cụ KHÔNG CÓ hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực GT thì các cụ không thuộc đối tượng áp dụng của NĐ này. Trước khi dùng nghị định này để xử phạt thì các cụ PHẢI bị xác định TRƯỚC rằng đã vi phạm hành chính về GT, cụ thể là vi phạm Luật GTĐB 2008, vì các cụ thuộc đối tượng áp dụng của luật này

. Khi xxx nói các cụ phạm luật GT thì phải nói được là vi phạm điều khoản nào của Luật GTĐB 2008 chứ không phải là nói rằng NĐ 46 có quy định như vậy. Việc ban hành NĐ 46/2016 không làm thay đổi luật, ko có luật mới nào đưa ra theo NĐ 46.
Ví dụ: Khi các cụ đi 4b vào đường có biển báo đường cấm. Các cụ không vi phạm điểm b, khoản 4, điều 5 của NĐ 46 mà các cụ vi phạm khoản 1, điều 11 của Luật GTĐB 2008 (dựa vào cái biển đường cấm) (**). Vi phạm điều này thì các cụ mới nằm trong đối tượng áp dụng của NĐ 46. Giở NĐ 46 ra để xem quy định chi tiết, và quy định chi tiết chỉ ra rằng vi phạm của các cụ thuộc các trường hợp loại trừ của điểm a, khoản 1, điều 5 trong NĐ 46 (***). Cụ thể là lỗi "Đi vào đường cấm" tại điểm b, khoản 4, điều 5 (****) - đây chính là chức năng QUY ĐỊNH VỀ HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH của NĐ 46 (cho biết tên lỗi là vị trí điều, khoản), và lỗi được QUY ĐỊNH này có mức phạt là 0.8-1.2 củ, tước bằng 1-3 tháng.
--------------------------------------------------

: Điều 2. Đối tượng áp dụng
Luật này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân liên quan đến giao thông đường bộ trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
(**): Điều 11. Chấp hành báo hiệu đường bộ
1. Người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh và chỉ dẫn của hệ thống báo hiệu đường bộ.
(***): "Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường, trừ các hành vi vi phạm quy định tại Điểm a, Điểm g, Điểm h, Điểm i, Điểm k, Điểm l Khoản 2; Điểm a, Điểm d, Điểm đ, Điểm e, Điểm k Khoản 3; Điểm a, ĐIỂM B, Điểm c, Điểm d, Điểm đ, Điểm h, Điểm i KHOẢN 4; Điểm a Khoản 5; Điểm b, Điểm c, Điểm đ Khoản 6; Điểm a, Điểm c Khoản 7; Điểm a, Điểm đ Khoản 8 Điều này;
(****): "ĐI VÀO ĐƯỜNG CẤM, khu vực cấm; đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều”, trừ các hành vi vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 8 Điều này và các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định;"