[Funland] Các bài nhạc tụng ưa thích

slaz8

Xe ngựa
Biển số
OF-73831
Ngày cấp bằng
25/9/10
Số km
25,089
Động cơ
622,206 Mã lực
Hì chào mợ, lâu ko gặp Mợ, mọi việc của mợ vẫn ổn chứ. Năm mới và vẫn trong tháng giêng, chúc Mợ 1 năm mới An lành, Hanh thông

p.s: em đính chính dòng xanh xanh tý : cụ chủ thớt mới là 1 người chăm chỉ gieo và chăm hạt giống bồ đề nơi đây. Còn em hay cụ chuọt hay mọi ng và cả mợ nữa là những giọt nước tưới thêm cho cây bồ đề %%-
Nhờ kiên Trì thiền quán để đạt Định cho trí Huệ khởi phát. có tha tâm thông để thấu hiểu hết tâm của tất cả chúng hữu tình

2. Một Tỳ Kheo Chứng A-La-Hán

Biết thân như bọt nước...

Ðức Phật dạy câu trên cho một Tỳ-Kheo đang quán chiếu về ảo ảnh khi Ngài ngụ tại Xá-vệ.

Một Tỳ-kheo nhận đề tài thiền quán từ Phật, vào rừng để hành thiền. Dù đã dốc hết sức lực phấn đấu vẫn chưa chứng quả A-la-hán, ông bèn đến Thế Tôn xin để tài thiền quán khác thích hợp hơn.

Trên đường đi ông thấy ảo ảnh, và biết rằng vào mùa nắng ở xa ta thường thấy những hình ảnh trông như thật, nhưng đến gần thì biến mất, cuộc đời này cũng vậy, không thật vì có sanh có diệt. Và chú tâm vào ảo ảnh ông Thiền quán. Trên đường về mệt mỏi, ông tắm trong dòng Aciravatì, rồi ngồi dưới bóng cây trên bờ sông gần một thác nước. Ông nhìn những bọt nước to, nổi lên rồi vỡ toang do sức nước đập mạnh vào đá. Ông nhận ra rằng cuộc đời cũng vậy, sinh rồi diệt, và ông lấy đó làm đề tài thiền quán.

Ðức Thế Tôn ngồi trong hương thất, thấy biết vị Tỳ-kheo như vậy liền bảo:

- Này Tỳ-kheo, đúng vậy. Cuộc đời này cũng giống như bọt nước hoặc ảo ảnh, có sinh và có diệt.

Và ngài nói Pháp cú:

(46) Biết thân như bọt nước,
Ngộ thân là như huyễn,
Bẻ tên hoa của ma,
Thoát tầm mắt thần chết
.
Trích P.C phẩm Hoa.
Nam mô Bản Sư THÍCH CA MÂU NI Phật!
 
Chỉnh sửa cuối:

slaz8

Xe ngựa
Biển số
OF-73831
Ngày cấp bằng
25/9/10
Số km
25,089
Động cơ
622,206 Mã lực
Tinh Cần Giữa Phóng Dật

Tịnh Minh



Thuở nọ có hai Tỳ kheo lãnh thọ chủ đề thiền quán của đức Thế Tôn rồi lui về rừng khổ hạnh tu tập. Sáng sớm hôm đó, một vị mang củi ra, chuẩn bị lò than chu đáo để suốt canh một đêm đó ngồi sưởi ấm tán dóc với các chú Sa di và các chú điệu, thôi thì bàn tán đủ thứ: chuyện trong chùa ngoài ngõ, chuyện thiện nam tín nữ, chuyện xuất gia hoàn tục, chuyện giải thoát trầm luân, chuyện cải trang khất thực, chuyện giả danh sa môn, chuyện nghe kinh ngủ gục v.v... các chú Sa di và các chú điệu cứ há mồm ra nghe thầy nhận xét và luận chuyện phiếm mà không biết chán.

Trong khi vị Sa môn kia thì nhất tâm quán niệm, hạ thủ công phu. Thấy pháp hữu của mình phí phạm giờ giấc một cách oan uổng, thầy ngỏ lời nhắc nhở:
-- Thưa thầy, xin thầy đừng giận nghe! "Trung ngôn nghịch nhĩ " đó. Thấy thầy đêm đêm ngồi chơi tán gẫu uổng quá. Thời giờ qua mau mà thầy. Vả lại "Thị phi chỉ vị đa khai khẩu". Nói nhiều thì lỗi nhiều. Chê khen nhiều thì tâm hồn mình bị rối rằm. Ðức Thế Tôn từng dạy:

"Vậy đó A Tu La
Xưa nay đều thế cả,
Ngồi im bị đả phá,
Nói nhiều bị người chê,
Nói ít bị người phê,
Không ai không bị trách,
Trên trần thế bộn bề!" (Pháp Cú 227)

Phân tích, mổ xẻ, phê bình, chỉ trích thì dễ lắm, nhưng bắt tay vào việc, âm thầm hành đạo, mang lại lợi ích cho mình cho người, cho hiện tại và cho tương lai thì khó khăn vô cùng. Ðúng là:

"Khó thay sống khiêm tốn,
Thanh tịnh tâm vô tư
Giản dị đời trong sạch
Sáng suốt trọn kiếp người" (Pháp Cú 245)

Tỳ kheo mà buông lung cẩy thả, lộng ngữ phóng tâm, lững thững qua ngày thì nhất định phải đắm chìm khốn khổ. Không thể dùng xảo ngôn lợi khẩu mà lường gạt ân đức của Phật Tổ tôn sư. Chỗ huynh đệ thâm giao, xin huynh tha cho những lời thắm thiết".

Ðộng lòng tự ái, vị Sa môn giải đãi buông lời hờn mát:
-- Ôi! Phật pháp nhiệm mầu, thậm thâm vi diệu, tám vạn bốn ngàn pháp môn. Ông tu ông đắc, bà tu bà đắc, hơi đâu mà bận tâm đến gia phong đạo nghiệp của người khác! Xin cám ơn thầy.

Thấy mình chưa đủ sức cảm hóa thân hữu, vị Sa môn tinh chuyên cần mẫn liền nhập từ bi quán, cất bước hành thiền và đi vào chánh định.

Sau canh tán dóc bên lò lửa, vị Sa môn thích ba hoa đi vào cùng lúc với vị Sa môn tinh tấn, đã xả thiền và vào am riêng của mình. Lát sau, thấy vị sư tinh tấn nằm ngủ, vị giải đãi đến thả giọng đâm hông:
-- Ủa! Thầy lành thọ yếu chỉ thiền tông của chư Phật để rồi vào rừng ăn no ngủ kỹ như vậy à! Thầy không chuyên tâm tỉnh thức, nội quán thanh lương nữa sao?

Nói xong, sư về phòng nằm đánh một giấc ngon lành tới sáng. Còn sư tinh tấn thì canh ba thức dậy, quán niệm thiền hành, và sau một thời gian nỗ lực tu tập, thầy chứng quả A La Hán, đầy đủ thần thông diệu dụng, trong khi sư ba hoa kia thì mãi lún sâu vào nếp sống buông lung phóng dật.

Sau giai đoạn ẩn tu trong rừng khổ hạnh, hai sư bèn cùng về thăm đức Thế Tôn, cung kính đảnh lễ Ngài rồi ngồi sang một bên. Ðức Thế Tôn đáp lễ trong niềm hoan hỷ và ngỏ lời thăm dò:
-- Ta tin là các thầy đã nỗ lực trong nếp sống tinh tấn tu hành. Ta tin là các thầy đã thành tựu đạo nghiệp.

Vị sư phóng túng đáp:
-- Bạch đức Thế Tôn, làm sao thầy ấy có thể được gọi là tinh chuyên cần mẫn! Từ khi xa đức Thế Tôn, thầy ấy chỉ biết trưởng dưỡng sắc thân, ngủ nghỉ thoải mái.

-- Còn thầy thì sao? Ðức Thế Tôn hỏi.

-- Con ấy à! Bạch Ðức Thế Tôn, sáng sớm con đem củi ra chuẩn bị một lò than tươm tất để đêm đêm ngồi sưởi ấm và luận chuyện Ðông Tây chứ không ngủ.

-- Thầy đã hoang phí thời giờ trong buông lung thất niệm mà gọi là chuyên tâm thiền định sao? Ðức Thế Tôn nói. Thầy đã lầm hạnh nỗ lực tinh cần với tính buông lung cẩu thả. Thầy biết đấy, trong cuộc so tài, con tuấn mã bao giờ cũng bỏ xa con ngựa hèn.

Ngài đọc kệ:
"Tinh cần giữa phóng dật
Tỉnh thức giữa ngủ mê
Người trí như tuấn mã
Bỏ xa con ngựa hèn." (Pháp Cú 29)
 

slaz8

Xe ngựa
Biển số
OF-73831
Ngày cấp bằng
25/9/10
Số km
25,089
Động cơ
622,206 Mã lực
"phiendasau, Oài em có tranh với cụ vụ thông hiểu kinh Phật đâu!? Em chém gió mà. Em có tu tập đâu.
Em cũng đâu phản đối cái vụ học Phật là phải thực hành.
Cơ mà em phản biện vụ cụ bảo Phật không để lại hướng dẫn sử dụng.
Không có hướng dẫn sử dụng thế cụ dựa vào cái gì để thực hành. Vớ vẩn!
Cụ đem cách nghĩ không đầy đủ của cụ để áp đặt vào việc Học Phật của thế gian thì e rằng cụ làm giáo chủ rồi. May là cụ thừa nhận là" chém gió"
Chính vì cụ không thực hành không biết học Phật phải bắt đầu ntn, nên mới nghĩ đại là như vậy.( đừng có nghĩ quan điểm thế gian mà chúng ta thừa nhận hàng ngày là chân lí, đó chỉ là 1 hạt cát trong sa mạc...) Em định như mọi khi là dừng khi có ai đó nói không chính xác về Phật pháp, tránh tạo ra bất mãn khiến họ Sân tâm.
Nhưng trong thớt này, cụ thớt muốn giải nghi nên em sẽ mạo muội diễn giải lại ý của Đức Phật và Chư Tổ. Chắc không được nhiều, mong các cụ cố mà tìm hiểu. Nếu không hiểu là do em dốt không biết cách diễn giải( các cụ tự tìm hiểu thêm ở Kinh Điển, chứ không phải Các Tổ và Phật nói làm người đời không hiểu.)
Đầu tiên là ví dụ:
Khi ta đi qua 1 cây táo, xĩn phép chủ nhà thì bẩu ơ cây đó ra mà hái. Nếu có quả chín ma ta muốn ăn, nhưng quả lại ở trên cao thi ta phải làm thế nào?
Đối với những người to cao không lồ mà quả táo trong tầm với thì chả cần phải bàn, nhưng nếu nó cao quá thi làm sao?
- Có người trèo lên cây để hái
- Có người không biết treo lại lấy thang đẻ hái
- Có khi chả biết trèo lại không có thang thì lấy vật dài như cành cây, vươn tới trái táo để hái
- Nhưng có người lại có khả năng khác họ có thể lấy viên đá dưới xung quanh đẻ ném vào quả táo cho rơi xuống...
...Vô vàn các cách nhưng có phải là ai đó hướng dãn sử dụng để hái táo cho đúng chuẩn chưa?
Trở lại việc cần bàn.
Thứ nhất 1:
Cụ có biết đươc thời tại thế Đức Phật dạy Phật Pháp cho đại chúng bằng cách nào không? Bằng cách nói chuyện ( thuyết pháp)
Tại sao Đức Phật lại chỉ nói suốt 49 năm giáo hóa? Sao không viết thành ba rem ( như in sách và hướng dẫn sử dụng, có phải nhàn hơn không? sao lại cứ phải thuyết pháp? thậm chí mỗi người thì thuyết 1 cách khác nhau? Người thi Ngài chỉ dạy tận tình, như đối với Tôn giả La Hầu La. người tì Phật chỉ nói 1 câu :" quét sach rác bẩn". Người thi Phật chỉ nhìn rồi mình cưới ( như đối với Tôn giả Đại Ca Diếp) vô vàn cách mà đến nỗi người đời nay gọi chung là "tám vạn bốn ngàn pháp môn"... sao không in ra sách và bản "hướng dẫn sử dụng?"
Thứ 2:
Cụ có biết kinh Phật (những lời dạy của Đức Phật) truyền được đến ngày nay là do ai không? Và người viết ra Kinh Điển do Đức Phật truyền lại có dám giải thích ý của đức Phật rồi viết luôn vào trong kinh không? cụ có biết các kinh Phật bắt đầu ntn không?
cụ đã đọc chưa hay chưa đọc, có đưa được cho em cái bản hướng dẫn sử dụng không? ' chém cho vui" thi em vào tiếp chuyện của cụ, còn bàn nghiêm chỉnh về kinh sách thì không phải là chuyện đùa nên em không dám bàn. Vậy mà cụ lại lên đây đòi dùng kiến thức riêng không đầy đủ của cụ để Phán như đúng rồi về Kinh Phật. xưa nay trên thế giới chưa có 1 học giả nào nói đúng và đủ về Đức Phật, chỉ có Hành giả đắc đạo mới có thể Hiểu Ngài mà thôi. Điều này cụ nên biết, các tôn giáo khác em không học nên em không bàn, nhưng với Phật Giáo em dám khẳng định điều em nói.
thứ 3:
Đức Phật khi mới đắc đạo, ngài định làm gì? tai sao ngài lại phải đi thuyết Pháp... đoạn này em để ngỏ cụ tự tìm hiểu. nếu cụ cần em sẽ inbox trao đổi quan điểm riêng với cụ..

Trả lời cho vụ Đức Phật có để lại hướng dẫn sử dung cho Kinh Phật không?
Xin thưa: Thời tại thế Đức phật chỉ thuyết Pháp. Kinh là những những lời Ngài thuyết đươc đời sau biên chép lại, thành ra không thể có ai dám chú thích ý của Đức Thế Tôn. Nên không thể có hướng dẫn sử dụng chuẩn chỉ, mà chỉ như ví dụ hái táo ở trên mà thôi.
Cảm ơn các cụ đã đọc
Đôi lời tạp lục, em viết lại nên có thể không rõ ý. cccm có đọc qua thấy gì chưa đúng thì chỉnh gíúp em nhé.
Nam mô Bản sư THÍCH CA MÂU NI PHẬT!
 
Chỉnh sửa cuối:

slaz8

Xe ngựa
Biển số
OF-73831
Ngày cấp bằng
25/9/10
Số km
25,089
Động cơ
622,206 Mã lực
https://www.youtube.com/watch?v=0sCI4jt1IjE&list=PL9507376232AC5FA3&index=22
Tại sao tràng hạt có 108 hạt
Chuỗi tràng Phật Giáo có bao nhiêu hạt được quy định rõ ràng và số lượng của hạt chuỗi đều mang một hàm ý nhất định. Chuỗi đại tràng có 108 hạt số liệu tượng trưng cho sự niệm tụng để dứt trừ 108 loại Phiền não.

Chuỗi trung tràng có 54 hạt biểu thị hành giả Phật Giáo tu trì phải tuân thủ các pháp Thập Trụ, Thập Hạnh, Thập Tín, Thập Hồi Hướng và bốn Pháp Thiện Căn.

Chuỗi tiểu tràng gồm có 27 hạt tượng trưng cho mười tám Pháp Học Nhân và chín Pháp Vô Học.

Chuỗi 21 hạt hàm ý Ngũ căn, Ngũ Lực, Thất Bồ Đề Phần và Ngũ Trí Phật. chuỗi 18 hạt tượng trưng cho Bát Chánh Đạo và Thập Hiệu Phật, còn tượng trưng cho 18 vị A La Hán. Chuỗi 16 hạt tượng trưng cho Thập Địa và Lục Ba La Mật. Chuỗi 14 hạt tượng trưng cho mười bốn Vô Úy của Bồ Tát Quán Thế Âm.

Chuỗi 12 hạt tượng trưng cho mười hai Nhân Duyên. Chuỗi 9 hạt tượng trưng cho Cửu Phẩm Liên Hoa. Ngoài ra còn chuỗi 1080 hạt, 42 hạt và chuỗi Mật Tông có chỗ dùng 110 hạt.

Chuỗi được dùng rất nhiều chất liệu để làm, thường thấy nhất như chuỗi kết bằng hạt Bồ Đề, hạt Kim Cang, ngoài chuỗi hạt còn được dùng chất liệu là thất bảo để làm. Như Vàng, Ngọc, Lưu Ly, San Hô, Hổ Phách..v.v… những chuỗi tràng được làm bằng chất liệu quý thường là do các thí chủ học hạnh bố thí của Bồ Tát Vô Tận Ý mà phát tâm cúng dường cho tượng Phật hoặc các bậc Trưởng Lão Đạo cao Đức trọng trong Phật Giáo.
Bài viết có sử dụng tài liệu của Thầy Thích Phước Nhơn

http://www.nhaccuatui.com/playlist/co-tranh-phat-khuc-tinh-tuyen-tap-vol1-va.N1QJsljQCQfm.html
ĐÀN TRANH . NHẠC PHẬT HÒA TẤU
http://www.nhaccuatui.com/playlist/co-tranh-phat-khuc-tinh-tuyen-tap-vol2-va.GFqrYDcxOB6y.html
 
Chỉnh sửa cuối:

slaz8

Xe ngựa
Biển số
OF-73831
Ngày cấp bằng
25/9/10
Số km
25,089
Động cơ
622,206 Mã lực
Nam Mô Đại Từ Đại Bi, Tầm Thanh Cứu Khổ , Cứu Nạn, Quảng Đại Linh Cảm NGŨ BÁCH DANH Quán Thé Âm Bồ Tát, Ma ha tát!
 

vnexpat

Xe buýt
Biển số
OF-3750
Ngày cấp bằng
12/3/07
Số km
885
Động cơ
560,010 Mã lực
Nam Mô Đại Từ Đại Bi, Tầm Thanh Cứu Khổ , Cứu Nạn, Quảng Đại Linh Cảm NGŨ BÁCH DANH Quán Thé Âm Bồ Tát, Ma ha tát!
NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT

Nhà cháu chỉ luôn nhẩm câu này mỗi khi cảm thấy bất an :)
 

xomchua22

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-320968
Ngày cấp bằng
25/5/14
Số km
139
Động cơ
291,320 Mã lực
nhà e có 1 chiếc đài ngày nào cũng nghe a di đà phật ạ. cảm ơn cụ hay lắm ạ
 

hoalocvung

Xe container
Biển số
OF-106549
Ngày cấp bằng
23/7/11
Số km
6,548
Động cơ
433,754 Mã lực
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

[YOUTUBE]https://www.youtube.com/watch?v=erBkRv7bSTY[/YOUTUBE]
 

davidhaii

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-296788
Ngày cấp bằng
28/10/13
Số km
6,304
Động cơ
354,865 Mã lực
Nếu như theo mợ nói đó là ngài ĐỊA TẠNG VUƠNG BỒ TÁT. Thì đó là kể về các kiếp trước mà ngài ĐỊA TẠNG VƯƠNG BỒ TÁT đã trải qua ( kiếp thì là Vua , Kiếp thì là Thánh nữ bà la môn, Kiếp thì là cô con gái hiếu thảo..) Dãu có luân hồi làm kiếp nào thì ngài cũng có đức hạnh và hiếu thảo, nhất là phát tâm đại bi uy dũng, thương hết thảy chúng sanh đang bị đọa. Chính vì nguyện lực lớn mạnh uy dũng như thế nên người ta gọi ngài là ĐẠI NGUYỆN ĐỊA TẠNG VUƠNG BỒ TÁT!
Em oánh dấu nhờ cụ khai sáng. Không biết em hàng ngày ngoài những lúc làm việc trí óc ra, miệng đều niệm Nam Mô A Di Đà Phật, rồi tâm cũng thầm niệm cụ ạ, nhiều khi trong giấc ngủ lúc nào tâm em cũng hướng về niệm Phật, rồi Nam Mô Quan Thế Âm Bồ Tát vậy có ích gì không cụ. Em mới bắt đầu tìm hiểu và cũng thấy có duyên với Phật nhưng còn mông lung lắm. A di đà Phật, em cũng tầm tuổi cụ Slaz8 :)
 

slaz8

Xe ngựa
Biển số
OF-73831
Ngày cấp bằng
25/9/10
Số km
25,089
Động cơ
622,206 Mã lực
Em oánh dấu nhờ cụ khai sáng. Không biết em hàng ngày ngoài những lúc làm việc trí óc ra, miệng đều niệm Nam Mô A Di Đà Phật, rồi tâm cũng thầm niệm cụ ạ, nhiều khi trong giấc ngủ lúc nào tâm em cũng hướng về niệm Phật, rồi Nam Mô Quan Thế Âm Bồ Tát vậy có ích gì không cụ. Em mới bắt đầu tìm hiểu và cũng thấy có duyên với Phật nhưng còn mông lung lắm. A di đà Phật, em cũng tầm tuổi cụ Slaz8 :)
Trong tịnh độ Tông quan niệm rằng. Mọi hành động trên đời làm lâu dần thành thói quen, ví dụ như khi học bơi, đến khi bơi được rồi thì ko bao giờ " chìm"
Cũng vậy khi cụ để tâm trí mình vào việc niệm Phật rồi thì không còn thời gian và không gian cho tạp niệm giấy khởi
néu đủ lâu cụ sẽ thấy màu nhiệm, thời gian sẽ thay em trả lời. Ngoài ra có thời gian cụ nên thử Thiền xem. Chúc cụ tinh tấn
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top