[Funland] Các bài nhạc tụng ưa thích

slaz8

Xe ba gác
Biển số
OF-73831
Ngày cấp bằng
25/9/10
Số km
20,088
Động cơ
622,206 Mã lực
E đi lễ Yên Tử thấy các hàng quán dọc đường hay mở bài gì gì về tụng kinh về phật rất hay, có cụ nào biết tên bài đó không? chỉ giáo em với.
TKS!
Em nhớ có câu: "tình đạo phật ...."
chắc cụ tìm cái này
http://www.nhaccuatui.com/bai-hat/tinh-dao-phat-1-thich-hue-duyen.HCb1U_HuAE.html
[video=youtube;ZhCT6FqMI_g]http://www.youtube.com/watch?v=ZhCT6FqMI_g#t=29[/video]
[video]http://www.daophattrongdoisong.com/xem-video-tinh-dao-phat-thich-hue-duyen-tung.393.html[/video]
http://thanhsi.org/hiendao/hiendao_txt/15-tinhdaophat.pdf
 

slaz8

Xe ba gác
Biển số
OF-73831
Ngày cấp bằng
25/9/10
Số km
20,088
Động cơ
622,206 Mã lực
Niệm hồng danh.
[video=youtube;vQY-URtUzak]http://www.youtube.com/watch?v=vQY-URtUzak[/video]
 

slaz8

Xe ba gác
Biển số
OF-73831
Ngày cấp bằng
25/9/10
Số km
20,088
Động cơ
622,206 Mã lực

Quan âm hiện tướng
VÔ ÚY QUAN ÂM, cứu độ cho chúng sinh đang sợ hãi
Nam mô QUAN THẾ ÂM BỒ TÁT!
 

hoangmanhdinh

Xe hơi
Biển số
OF-339773
Ngày cấp bằng
23/10/14
Số km
118
Động cơ
276,291 Mã lực
Nghe nhạc tụng thấy tĩnh tâm thật các cụ ạ
 

slaz8

Xe ba gác
Biển số
OF-73831
Ngày cấp bằng
25/9/10
Số km
20,088
Động cơ
622,206 Mã lực

slaz8

Xe ba gác
Biển số
OF-73831
Ngày cấp bằng
25/9/10
Số km
20,088
Động cơ
622,206 Mã lực
[video=youtube;ld4R1ML8AZY]http://www.youtube.com/watch?v=ld4R1ML8AZY[/video]
HT Bát Nhã Tâm Kinh
 

slaz8

Xe ba gác
Biển số
OF-73831
Ngày cấp bằng
25/9/10
Số km
20,088
Động cơ
622,206 Mã lực
Chỉnh sửa cuối:

slaz8

Xe ba gác
Biển số
OF-73831
Ngày cấp bằng
25/9/10
Số km
20,088
Động cơ
622,206 Mã lực
 

slaz8

Xe ba gác
Biển số
OF-73831
Ngày cấp bằng
25/9/10
Số km
20,088
Động cơ
622,206 Mã lực


Sơ lược về cõi quỷ thần và quỷ thần biên trụ
21/03/2011 09:37:00Huỳnh Trung Chánh
Trong thời hạn 49 ngày, nếu không ở vào trường hợp đặc biệt vãng sinh về cõi Phật, thì tuỳ theo nghiệp lực dẫn dắt mà thân trung ấm sẽ tái sinh vào một trong sáu cõi (cũng gọi là lục đạo hay lục thú).

Chúng ta thường tìm thấy trong các tài liệu giáo lý căn bản Phật Giáo thì lục thú là Thiên, Nhân, A tu La, Địa Ngục, Ngạ Quỷ và Súc sanh. Theo nhiều vị đạo sư thì Ngạ Quỷ thú phải được gọi chính xác hơn là Quỷ Thần thú, vì loại chúng sanh nầy rất đa dạng mà Ngạ Quỷ chỉ là một dạng của Quỷ Thần thú mà thôi.

A. Vài đặc điểm của Quỷ Thần Thú:

1.Ý nghĩa các danh từ Quỷ, Thần và Ma:

- Theo kinh sách Phật giáo:

+ Quỷ Thần: Tách rời từng chữ thì "Quỷ" có nghĩa là "úy", là hay khiếp sợ; "Thần" có nghĩa linh thông biến hóa. Quỷ Thần chỉ chung cho một cõi bao gồm cả bậc thần thông biến hóa đầy uy đức (Thần) lẫn hạng chúng sinh cùng khổ kinh sợ (Quỷ).

+ Ma: là những lực xấu làm nhiễu loạn kẻ tu hành. Luận Du-già-sư-địa nêu ra bốn loại ma: Thiên ma, ma ngũ uẩn, ma phiền não, và ma chết. Thiên ma chỉ chúng sinh ở Tha Hóa Tự Tại Thiên tức cõi Trời thứ sáu của Dục giới.

Chính Ma Vương La Tuần của cõi nầy cùng đám ma nữ giở mọi trò biến hóa mong phá hoại Đức Bổn sư Thích Ca khi Ngài sắp thành Phật.

Còn ba thứ ma kia không phải là một loài chúng sinh mà chỉ là thứ mãnh lực tiêu cực phát xuất từ sinh lý và tâm lý của con người, cũng gây nhiễu loạn và phá hoại công đức kẻ tu hành.

- Theo tín ngưỡng dân gian:

+ Thần: bậc siêu phàm khuất mặt, linh thiêng có thể gây phúc họa được người tôn thờ.

+ Ma: người đã chết nói chung (nên thây người chết gọi là thây ma) và cũng chỉ riêng cho hình bóng người chết hiện hình.

+ Quỷ: là loại ma hung dữ gây tác hại và nguy hiểm cho người sống.

- Tóm lược: Chữ Quỷ trong Phật giáo bao gồm cả hai loại Ma và Quỷ theo dân gian, riêng chữ Ma theo Phật giáo có ý nghĩa khác biệt như đã ghi trên.

2. Chủng loại Quỷ Thần:

Quỷ thần có vô số chủng loại và hiện hữu ở khắp cõi khác, từ cõi thiên cho đến địa ngục, súc sinh. Ta chỉ có thể tạm chia thành hai loại là: quỷ có uy đức (hay uy phước) và quỷ không có uy đức.

a. loại uy đức có cung điện, thân tướng trang nghiêm, có nhiều kẻ thuộc hạ tùy tùng, được thọ dụng những trân vị cam lồ, hoặc được người thờ cúng.

- Thiện quỷ thần đại uy đức như chư vị: Đại Phạm Thiên Vương, Tam thập thiên vương, Tứ thiên vương, Diêm Ma vương, Nan đà long vương, Bạt đà long vương...

- Uy đức bậc trung như quỷ Dạ Xoa, quỷ La Sát, quỷ Cưu bàn Trà (Quỷ nầy có thể biến làm cảnh giới ngũ trần vui sướng để hưởng thọ), quỷ Địa hành dạ-xoa (địa hành: đi đất) luôn luôn được nghe những âm nhạc vui vẻ và được ăn uống (theo kinh Chánh Pháp niệm xứ), quỷ Đa tài Đại phúc hưởng phước đức như cõi Trời(theo P.G. Chánh Tín, HT Thánh Nghiêm)

(Ngài Hư Vân cũng lời dạy tương tự với vài hàng vắn tắt như sau: Các quỷ vương như Diêm Vương và Thành Hoàng đều hưởng lạc nhiều mà thọ khổ ít hơn những loài quỷ cô hồn vô chủ. Khổ nhất là loài ngạ quỷ, là loại chúng sanh trong địa ngục thường thọ vô biên khổ cực, chẳng hề được sung sướng)

Trong loại quỷ thần uy đức cũng có thể tùy theo tâm địa mà phân thành:

- thiện quỷ thần (tức chánh thần) là bậc chân chánh hộ trì chánh pháp, hộ trì nhân gian như các bậc Thiên vương đã ghi trên.

- ác quỷ thần như Quỷ La Sát

- vừa thiện vừa ác: như Quỷ Dạ Xoa.

b. loại không uy đức lâm cảnh vất vả, sống âm u tăm tối, thường đói khát hoặc ăn uống bất tịnh:

- Loại ít đói như quỷ hy vọng (mong cầu người ta thờ cúng tế mới ấm no), quỷ hy khí (mong cầu đồ vật người ta vất bỏ để mà ăn).

- Loại đói nhiều, như quỷ châm mao (lông như kim), quỷ xú mao (lông hôi thối), quỷ đại anh (thân đầy lở lói).

- Loại đói thường trực kinh khủng như các loài ngạ quỷ: quỷ cự khẩu, quỷ châm yết, quỷ xú khẩu (cự khẩu: miệng như lửa; châm yết: cổ như kim; xú khẩu: miệng rất hôi thối).

c. loại tạm gọi uy đức trung bình: là loại có uy phước chút ít, khó xếp hẳn vào một trong hai loại trên, như:

- quỷ Hy Tự, hành động được tự do, có thể đi hết các phương dễ dàng cũng như chim bay giữa trời, qua lại không ngăn ngại (luật Thuận Chánh Lý, quyển ba)

- quỷ Tự do: những kẻ trong lúc bình sanh không làm lành, cũng không làm dữ; thì sau khi chết rồi không có quả báo gì xuất hiện, cho nên sẽ làm loài quỷ và được tự do. Loài quỷ này thường hay nương náu nơi mồ mả của mình hoặc mồ mả của kẻ khác; dựa theo cái dư khí của cốt tủy mà được hiển linh. Cho nên nếu ai có cúng tế, thì cũng được hưởng thụ. Đến khi xương tủy đã mục nát, thì mất chỗ nương tựa, liền tìm đến chỗ nào xương tủy chưa mục nát và vô chủ để nương tựa (theo Kinh Quán Đảnh)

3. Xứ sở của Quỷ Thần:

Quỷ Thần có nhiều chủng loại, vì vậy trụ xứ của Quỷ Thần cũng hoàn toàn khác biệt, như chư Thiên Vương thỉ dĩ nhiên xứ sở phải là cõi Thiên. Tuy nhiên, riêng đối với chư Quỷ thần thiếu uy đức thì xứ sở của quỷ thần có hai nơi gọi là chánh trụ và biên trụ: Theo kinh Chánh Pháp Niệm thì:

- Chánh trụ là xứ sở riêng của loài quỷ nghiệp nặng, thuộc về thế giới ngạ quỷ, nằm trong thành Diêm La, nơi ở chánh thức của vô số ngạ quỷ do Diêm La Vương thống lãnh.

- Biên trụ là xứ sở của các quỷ thần nghiệp nhẹ hoặc có phước nghiệp, thuộc về hạng ở lẫn lộn trong loài người. Biên trụ là những chỗ như mé biển, triền núi, rừng bụi, đình miếu, hang hố, đồng trống, mồ mả, cho đến vườn nhà cùng các nơi thanh tịnh lẫn bất tịnh.

4. Hình thức tái sinh vào Quỷ Thần thú:

- loại thai sinh rất hiếm như Quỷ La Sát, Quỷ Tử Mẫu...

- loại hóa sinh gần như hầu hết (có thể coi như 99.99%)

B. Vài nhận định về các loại Quỷ Thần Biên Trụ tức loại sống lẫn lộn trong loài người:

1. Nguyên do hóa sinh của Quỷ Thần Biên Trụ:

Chư Quỷ thần nầy vốn đã có nhiều duyên nghiệp với loài người, nên bằng nguyện lực hay nghiệp lực đã hóa sinh về biên trụ sống lẫn lộn với người:

- chư Bồ Tát do nguyện lực hóa hiện về cõi Ta Bà để hộ trì Phật Pháp, phổ độ chúng sinh. Thí dụ như nhị vị Dạ Thần: Bà San Bà Diễn và Phổ Đức Tịnh Quang mà Ngài Thiện Tài đồng tử đã tầm cầu học đạo. (kinh Hoa Nghiêm, phẩm Nhập Pháp Giới)

- những người thương dân yêu nước, thậm chí quyến luyến một địa phương, một giòng sông, một ngọn núi... cái thâm tình đó đã thúc đẩy họ ở lại thế gian mà phò trợ. Đó là những vị thần bản địa, thần hoàng, thần núi, thần sông... (Kinh Địa Tạng Bồ Tát bản nguyên có nhắc đến danh sách rất dài danh tính các vị thần nầy. Ngài Hư Vân cũng kể có vị thần núi, thần cây đã thọ giới quy y với Ngài)

- những người có nghiệp thiện ác trung hòa không có cõi nào thu hút mãnh liệt, trong thời gian 49 ngày của thân trung ấm lập lờ chờ đợi quyết định cõi đầu thai bỗng bị tình quyến thuộc, lòng tham luyến mồ mả, mong cầu giỗ cúng... mà kẹt lại.

- trong số người chết thảm khốc như: bị ám sát, tự sát, tai nạn, chiến tranh, có người bị rơi vào trạng thái đau đớn, sợ hãi khủng khiếp dày đặc, khiến thần thức bị kẹt cứng vào thảm trạng đó không tạo cơ hội cho các chủng tử khác đang lưu trữ sâu trong tàng thức hiện hành được, và cứ thế mà họ chìm đắm trong trạng thái u mê đó mãi mãi. Có thể hiểu là họ đã hóa sinh thành Quỷ thần ngay lúc thảm tử, không trải qua giai đoạn thân trung ấm, nên không có giây phút thấy lại quãng thời quá khứ để chiêu cảm nghiệp lực nào khác.

2. Tương quan giữa Phật tử và quỷ thần:

- Phật tử chân chính đã quy y Phật thì tuyệt đối không quy y Thiên Thần Quỷ Vật, dù là bậc Thiên Thần đầy phước báu. (Lời phát nguyện khi thọ Tam quy)

- Nếu chưa là Phật tử cũng nên ý thức rằng Thiên Thần cũng là chúng sinh trong lục đạo, khi hưởng hết phước báu lại tiếp tục quay cuồng trong sáu nẻo luân hồi. Vua Trời Phạm Thiên, Tứ Đại Thiên Vương... cũng quy y Phật và trở thành những bậc hộ pháp đắc lực, thường gia hộ những Phật tử tu hành chân chính.

Do đó, chẳng những ta phải từ bỏ tệ trạng sùng bái quỷ thần, mà dứt khoát không bao giờ cầu cạnh họ ban cho ân huệ hay quyền lợi gì cả.

Khi đã nhận được quyền lợi của ai thì phải thiếu nợ, để rồi cuối cùng phải trả nợ cả vốn lẫn lời, mà không phải trong một kiếp.

Đã dây dưa với họ thì khó mà vuột thoát. (H.T. Thiện Tâm có kể đến trường hợp một tín nữ cha ông theo phái Ngũ Hành của Quỷ thần, riêng cô hết lòng muốn tu theo Phật giáo nhưng cuối cùng cũng bị lôi trở lại với họ. Xem NPTY, chương 7)

3. Thái độ nên có của người Phật tử đối với Quỷ Thần:

- Kính trọng: Là Phật tử ta nên tỏ lòng kính trọng chư Thiện Thần uy đức thường ủng hộ thế gian, ngay như hạng Quỷ thần thấp kém đói khổ cũng nên tỏ lòng từ bi lân mẫn thương yêu họ.

- nhưng thận trọng: Ta cũng nên thận trọng đối với chư Quỷ thần, nếu tự hào là Phật tử mà có thái độ khinh bạc, không may gặp loại Quỷ thần có uy lực nóng tánh cố chấp thì có thể bị trừng phạt.

- và không nể sợ: Chư cổ đức thường dạy “đức trọng quỷ thần kinh”, người Phật tử đức độ luôn luôn được chư Quỷ thần nể trọng. Ta không gây sự với Quỷ thần thì Quỷ thần chẳng đụng chạm đến ta.

4. Những điều cần lưu ý trong việc cứu độ thân nhân bạc phước lạc vào cõi Quỷ thần:

- Quỷ thần từ cõi người hóa sinh nên vẫn giữ nguyên ký ức kiếp người cũ, tình cảm hay thù hận vẫn còn ấp ủ trong tâm, do đó họ rất mong mỏi được thân nhân nhớ tưởng và cứu giúp họ.

Nói chung là phần lớn quen cách sống của kiếp người, luôn luôn tưởng mình còn thân xác thịt nên thường bị ám ảnh bởi cái khổ đói lạnh. Do đó, nếu được khai thị nhắc nhở cho họ ý thức rằng đói lạnh là do tâm tưởng không thực có thì nỗi khổ bức bách nầy sẽ biến mất, họ có thể nhận được phần nào an lạc.

- Quỷ thần hạng kém uy phước hóa sanh về biên địa, nói chung, dù sao cũng xếp vào hạng nghiệp lưng chừng hay nghiệp nhẹ. Do đó, ngay như những cô hồn đói khổ vất vưởng nếu được khai thị, được quy y, thậm chí chỉ cần nghe tụng nửa câu kệ trong kinh Hoa Nghiêm thì vẫn có thể phát tâm lành tu tập mà chuyển nghiệp.

- Chư quỷ thần có uy phước trung bình hộ trì dân gian như thần bản địa, thần núi, thần sông... khi nghe Phật Pháp rất hoan hỷ nên thường hay phù hộ kẻ tu hành chân chính, có vị còn hiện hình xin thọ giới quy y hoặc thọ pháp với chư đạo đức tăng.

Trong “Cảnh đức truyền đăng lục” có kể chuyện thiền sư Nguyên Khuê truyền giới cho thần núi Ngũ Nhạc, trong “Bá Trượng ngữ lục” cũng ghi lại câu chuyện của một ông lão, vốn là tỳ kheo thời Phật quá khứ, vì dạy pháp sai lầm nên bị đọa thành chồn tinh (súc thần) đã 500 kiếp, nhờ được thiền sư Bá Trượng thuyết pháp giải đáp khối nghi mà đại ngộ và được giải thoát kiếp chồn.

thùylinh
 
Chỉnh sửa cuối:

chuot08

Xe lăn
Biển số
OF-113030
Ngày cấp bằng
16/9/11
Số km
11,313
Động cơ
477,661 Mã lực
Ngoài lề tí: Nát còn màn hình Ipad 3 dán cho em 1 cái! :D
 

slaz8

Xe ba gác
Biển số
OF-73831
Ngày cấp bằng
25/9/10
Số km
20,088
Động cơ
622,206 Mã lực
Lần sau lão vô inbox hay PM nhé. mại em chạy đi lấy đựoc về em hú lão.
để cảnh cáo em cho lão phát này.

Em chưa có chuyện gì góp, thôi thì cho em hỏi cả nhà 1 chuyện:
Vào Chùa thì dùng câu "A di đà Phật" là đương nhiên, nhưng đi một số nơi không phải cửa Phật như Đình, Miếu, Đền... em vẫn thấy mọi người thường dùng câu này. Như vậy là đúng hay sai? Phải chăng nên dùng câu "Lạy Thánh mớ bái!" thì đúng hơn? Hay dùng câu nào cho đúng khung cảnh? Và từ "mớ bái" ở đây nghĩa là gì? Có phải là đọc chệch từ " nhiều cái bái/ vái lạy" ko ạ?
Em chỉ biết rằng "Nhập gia tùy tục...", thế nên em hỏi cho rõ. Tỷ như alo số bác Lewin mà lại bảo "Ới bác Trâu ra bia ngay, em chờ lâu quá rồi..." thì cụ Lewin chắc có là Thánh thì cũng ko hoan ỷ mà ra phát lộc cho em, phải tội chết! :D
Thanks các cụ!

Lại có một câu hỏi ngắn mà trả lời thì quá dài.
em cứ mạo muội chém vắn tắt dư lày
Có câu "Lời chào cao hơn mâm cỗ". cha ông ta đã đúc rút ra, Nói lên tầm quan trọng của xưng hô trong mọi giao tiếp , phàm là những nơi tôn nghiêm lại càng phải đề cao hơn những nghi thức chào hỏi , (đề cao đói phưong chính là tự tôn bản thân mình.)
Do đó ở những nơi thờ phụng tôn nghiêm thi người ta càng phải trau chuốt hơn mọi từ ngữ, để hòng làm đẹp lòng các đấng bề trên. do đó trước khi cúng lễ thường phải xưng danh các vị thần thánh mình cần cầu cúng, tuy nhiên phải làm việc theo tôn ti trật tự
Vì sao lại niệm Phật trước tiên?
Đạo Phật du nhập vào nước ta từ rất lâu, nhưng thinh nhất chắc là đời lý và đời Trần, và thời Trần là hưng thịnh nhất .
Do đó chùa chiền mọc lên khắp nơi, hầu như ai cũng thờ Phật, vì là đạo của VUA nên được xem trọng chính vì vậy mà các tôn giáo khác cũng vì thế mà đồng hóa.
Khi đã đặt ở cị trí thượng tôn rồi thì đượng nhiên các tôn giáo khác là thứ cấp ,nên các tín ngữong dân gian sẽ phải quy phục .
Vậy nên khi làm các lễ tế thì đương nhiên Phật giáo sẽ được tán dương đàu tiên. Đó là lý do đi bất cứ đâu lễ bái gì cũng tôn xưng Phật pháp ( cũng chỉ là khi vào nhào thì chào ngừoi cao niên trước. đi làm quan thi chào vua trước đồng liêu sau...( đó cũng là thuần phong mỹ tục mà thôi:P) cứ như vậy cho đến tận ngày nay nó thành một thói quen phù hơp ( theo nguyên lý chọn lọc thì cái gì sai sẽ bị đào thải)
Có điều câu chào thời đó là gì, và thời này tại sao lại niệm NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT! ? lại là một chuyện cực kỳ dài khác, xin phép để lúc khác
 

slaz8

Xe ba gác
Biển số
OF-73831
Ngày cấp bằng
25/9/10
Số km
20,088
Động cơ
622,206 Mã lực
QUOTE=Duytung;22088259]Từ bé đến giờ toàn các bô lão nhà em phụ trách cúng lễ Tổ tiên, nay chợt nghĩ nếu mình phải cúng lễ thì khấn thế nào mới đúng, khó quá. Nhờ các cụ trong OF chỉ bảo.

Ví dụ em thấy vào đình làng thờ Thành Hoàng làng, đền thờ thần, thờ mẫu nhiều người vẫn khấn con nam mô a di đà Phật, em chả biết có đúng không, vì đây không phải chùa, không liên quan đến Phật.

Rồi bài khấn gia tiên, bài khấn thổ công, khấn ngày giỗ....trên mạng thì bài nào cũng phải 3 lần Nam mô, em nghĩ có lẽ có nhầm lẫn.

Nhờ các cụ chỉ bảo giúp.

Em trích bài ở báo Vietnamnet.

- Là một người nghiên cứu, ông còn thấy những biểu hiện sai lệch nào khác về việc thờ Đức Phật của người dân?
Có rất nhiều, ví dụ như việc dân dã hóa Đức Phật nay đã biểu hiện rất rõ. Ví dụ như việc thờ cúng tổ tiên không phải là một tôn giáo nhưng khi bắt đầu khấn nhiều người lại khấn câu đầu tiên là “Nam mô a di đà phật”. Tín ngưỡng thờ mẫu không phải là phật giáo, nhưng khi nhiều người đến phủ Tây Hồ, phủ Dầy câu đầu tiên khấn cũng lại là “Nam mô a di đà phật”.
Biểu hiện về mặt vật chất như: Chùa là thánh đường thờ Phật thì nhiều nơi lại đưa cả thờ Mẫu là một tín ngưỡng nguyên thủy của người Việt thế kỉ 16 để đưa vào trong chùa. Thậm chí ngay cả đức thánh Trần Hưng Đạo cũng được vào trong ngồi chùa thờ cùng với Phật.

Xuất phát từ việc giao thoa văn hóa nên ngày nay tín ngưỡng của VN đã có nhiều phong tục mà người đời sau chả hiểu gì mấy. Cụ Thớt là 1 ví dụ, cũng như em thôi. nguyên nhân là có một thời đốt phá làm mất hết các tư liệu cổ mới có chuyện như cụ hỏi ngày nay.
Theo ngu ý của em thì ĐẠO là cách để hướng thiện con người và cỗ vũ cho con người đạt đựoc những khát vọng va hoài bão của họ. Hơn thế nữa kinh Phật (Phật Giáo) còn là một môn biện chứng không phải ai cũng thấu ngộ được. với tư tưởng cao siêu và lý giải sự vật đến độ cặn kẽ nhất đã khiến Phật giáo đựoc người Việt đón nhận như một tôn giáo tối thượng (Đỉnh cao là thời LÝ và TRẦN, Phật Giáo đã thành Quốc Giáo, nên khi đó việc tế lễ và thờ cúng sẽ đương nhiên là Phật phải được đặt ở vị trí đầu tiên trong tế lễ tâm linh. Nguyên tắc xưa nay các sự vật không phù hợp sẽ tự bị đào thải) nên việc đạo Phật đã được đưa vào và đặt ở vị trí cao nhất trong văn hóa Việt ngày nay cũng dễ hiểu , vì theo thông lệ thì lớn nhất phải đựoc tôn trọng nhất, do đó khi khấn thì phải kêu Phật trước tiên( lưu ý Phật ở đây ngày nay được giân gian coi như một vị thánh. đó là ngài A DI DÀ Phật và 2 vị Bồ Tát là QUÁN THẾ ÂM - Bồ Tát ĐẠI THẾ CHÍ. đựoc gọi là Tây Phương Tam Thánh)
2/ Việc một sô chùa có điện mẫu cũng là một cách của giao thoa văn hóa. Trong đó có một sô điển tích mà Mẫu đựoc thờ ngôi cao nhất là MẪU LIỄU HẠNH. mà một trong những truyền thuyết có kể lại rẵng "Mẫu LIỄU HẠNH đã quy y Phật pháp khi Mẫu được Bồ Tát QUÁN THẾ ÂM cứu trong lúc Mẫu gặp nạn ở cuộc chiến SÒNG SƠN với phái Đạo Nội do triều đình cử đến"
Ngoài ra nguyên nhân sâu xa nhất là khi truyền giáo vào VN thì cá vị tổ sư đã khéo léo dùng xảo thiện phuơng tiện để truyền bá, một trong những cách đó là đồng hóa với tôn giáo bản địa, do đó mới có chuyện cúng bái sao cho phù hợp rồi từ đó tùy duyên mà giác ngộ cho nhân dân để cứu khổ ( ngày này điều này có đôi khi bị lợi dụng...)
3/ Sao Đức thánh TRẦN lại được đưa vào đền/ miếu để thờ?
Xin thưa: Với tín ngưỡng của dân tộc ta từ xưa thì các vị được thờ cúng là các vị có công với dân với nước. Các cụ nên bỏ công ra tìm hiểu nhiều hơn về các Ngài thành hoàng đựoc thờ trong Miếu hay Đình làng sẽ thấy. tất cả đều có gia phả ghi công trạng của từng ngài.
Với Đức THÁNH TRẦN là một người có chiến công cực kỳ hiển hách ( 3 lần phá quân NGUYÊN MÔNG, đay là đội quân gây kinh hoàn khắp mọi nơi kể cả Trung Hoa cũng bị diệt) nên việc dân gian đưa ngài lên Hiển Thánh là điều dễ hiểu, vừa phụng thờ ngài , vàu để làm tâm gương sáng cho con cháu noi theo
các cụ tìm hiểu thêm ở đây
Việc đưa ngài vào chùa để thờ trong điện Mẫu cũng là có nguyên nhân cả, Có thuyết cho răng ngày mất cảu ngài THÁNH TRẦN cũng trùng với ngày Kỵ cảu Vua Cha Bát Hải .. nên tôn ngài như Vua cha cùng với THÁNH MẪU tạo thành một mối gắn kết CHA_MẸ trong đạo Tứ Phủ( xem link trên)
 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top