Sự biên tập, sửa đổi trong kinh điển Pali và A-hàm
Posted by
Kan on
19/11/2012
Bảng viết tắt
MN 93: Kinh Assalayana, số 93 Trung Bộ
MA 151: Kinh Phạm Chí A-nhiếp-hòa, số 151 Trung A-hàm
PHẦN 1 – SƠ LƯỢC VỀ SỰ BIÊN TẬP KINH ĐIỂN
MỞ ĐẦU
Hệ tam tạng Pali (cùng với hệ tam tạng Hán, và một phần là tam tạng tiếng Sanskrit, tiếng Tây Tạng v.v.) ngày nay được xem là hệ kinh điển gần thời Đức Phật nhất. Theo kinh điển Pali thuật lại thì tam tạng được kết tập ngay sau khi Đức Phật nhập diệt. Ở đây, ta chưa vội bàn tới giá trị lịch sử của lần kết tập thứ nhất dưới sự điều hành của Ngài Mahakassapa như kinh điển Pali thuật lại, mà tạm chấp nhận sự kiện này.
Câu hỏi đặt ra là: từ thời điểm kết tập lần đầu đó cho tới nay, trải qua khoảng 2500 năm, tam tạng Pali của lần kết tập đầu tiên có hoàn toàn được truyền nguyên vẹn tới chúng ta ngày nay hay không? Câu trả lời dễ thấy là không! Ta sẽ khảo sát sơ lược vài yếu tố chứng minh cho câu trả lời này.
Tạng Luật (Vinaya Pitaka) có ghi lại cuộc tập kết lần thứ hai khoảng 100 năm sau Phật nhập diệt. Như vậy, ít nhất Tạng Luật đã trải qua thêm một lần biên tập, sửa đổi.
Tạng Vi Diệu Pháp (Abhidhamma Pitaka) gồm bảy bộ, trong đó bộ Kathavatthu (Ngữ Tông) được soạn dưới triều vua Asoka (khoảng 200 năm sau Phật nhập diệt theo niên đại truyền thống Tích Lan). Như vậy, ít nhất Tạng Luật đã trải qua thêm một lần biên tập, sửa đổi.
Với hai Tạng trên, còn nhiều thông tin đáng chú ý, nhưng xin được giới hạn ở đây để tránh bài trở nên quá dài, quá “kỹ thuật văn bản”. Còn Tạng Kinh (Sutta Pitaka) thì thế nào? Vấn đề phức tạp hơn một chút.
SỰ BIÊN TẬP TẠNG KINH
Trong năm bộ thuộc Tạng Kinh Pali, thì bốn bộ đầu Trường Bộ, Trung Bộ, Tăng Chi, Tương Ưng có bốn bộ tương đương với chúng trong Tạng A-hàm Hán, lần lượt là Trường, Trung, Tăng Nhất, và Tạp A-hàm. Ta cũng đã biết các kinh trong các bộ này được phân loại, sắp xếp vào các bộ dựa theo một số tiêu chuẩn nhất định.
Vậy còn Tiểu Bộ (Khuddaka Nikaya) Pali thì sao? Tuy nó không có phần tương đương trọn vẹn trong các Tạng Kinh thuộc ngôn ngữ khác, nhưng nhiều tập trong Tiểu Bộ có văn bản tương đương. Sau đây là liệt kê của giáo sư Etienne Lamotte [1]:
The antiquity of a certain number of Khuddaka cannot be doubted, for two reasons :
The first is that some of them are used as sources by the first four nikayas of the Suttapitaka : the Dhammapadani are quoted in the Samyutta (1, p. 209); the Atthakavagga, the fourth section of the Suttanipata, is mentioned in the Vinaya (I, p. 196) and the Udana (p. 59); finally, the Parayana, the fifth section of the Suttanipata, is cited in the Samyutta (II, p. 49) and the Anguttara (1, pp. 133, 134; II, p. 45; III, pp. 339 and 401; IV, p. 63).
A second reason argues in favour of the authenticity of the Khuddaka : most of them have correspondents in Sanskrit or Prakrit :
The Ratanasutta of the Khuddakapatha is again found in the Mahavastu (I, p. 290 sq.).
The Dhammapada corresponds to the Sanskrit Udanavarga of the Pelliot Mission, the Prakrit Dhammapada of the Dutreuil de Rhins and Petrovsky manuscript, a Tibetan version and four Chinese recensions. It is frequently quoted in Sanskrit texts, for example in the Mahavastu (II, p. 212; III, pp. 91, 156, 434 sq.), the Karmavibhanga (pp. 46, 48, 76), etc.
Some extracts from the Udana have passed into the Samyuktagama (T99, sutra Nos. 1072, 1320, 1330). The Itivuttaka, or to be more exact, a Sanskrit ltyuktam was the subject of a Chinese translation by Hsuan tsang : The Pên shih ching (T 765).
Of the 61 suttas which form part of the collection in the Suttanipata, more than half are known and used on the continental mainland.
It would take too long to list here all the quotations taken from them by the Samyuktagama, Divyadana, Mahavastu, Vibhasa, Abhidharma-kosa, Prajnaparamitopadesa, Bodhisattvabhumi, etc. Furthermore, the Atthakavagga, the fourth section of the Suttanipata, was translated into Chinese from a Sanskrit original, the Arthavargiya, by the Scythian Chih ch’ien between the years 223 and 253 A.D. Fragments of the Sanskrit original were discovered in Central Asia and used by Dr. P.V. Bapat in his reconstruction of the Arthapada Sutra, Santiniketen, 1951.
A section of the Vimanavatthu (No. 81, pp. 73-74) has its correspondent in hybrid Sanskrit in the Mahavastu (II, p. 191 sq.).
A whole page of the Mulasarvastivadin Vinaya corresponds to the exploits of Sonakotivisan the Pali Apadana (p. 298).
Finally, the Buddhavamsa (IV, p. 21 sq.) has its parallel in hybrid Sanskrit in the Mahavastu (I, p. 250 sq.)
Như vậy, nhiều tập trong Tiểu Bộ cũng có những phần tương đương trong các ngôn ngữ khác như Sanskrit, Hán. Nhưng so với bốn bộ kia thì phương pháp biên tập của Tiểu Bộ lỏng lẻo hơn nhiều. Lý do có thể là gì?
SỰ BIÊN TẬP TIỂU BỘ KINH
Danh sách các tập thuộc Tiểu Bộ gồm:
1) Khuddakapatha
2) Dhammapada
3) Udana
4) Itivuttaka
5) Suttanipata
6) Vimanavatthu
7) Petavatthu
8) Theragatha
9) Therigatha
10) Jataka
11) Niddesa
12)Patisambhidamagga
13) Apadana
14) Buddhavamsa
15) Cariyapitaka
16) Nettipakarana or Netti
17) Petakopadesa
18) Milindapanha
Trong đó:
Tiểu Bộ Sri Lanka không chứa 18; Tiểu Bộ Thái Lan không chứa 16, 17, 18; Tiểu Bộ Miến Điện chứa tất cả các tập. Nghĩa là, ngay trong truyền thống Theravada cũng không thống nhất về số lượng các tập thuộc Tiểu Bộ Kinh.
Tập Jataka (Truyện Tiền Thân) được hình thành dần dần, thêm vào dần dần đến dạng ta biết ngày nay. Ngài Thích Minh Châu nhận xét như sau [2]:
Ở đây, một vấn đề phải được đặt ra là “Ai là tác giả các tập Jàtaka này?”. Tuy Bộ này được phân loại vào Khuddaka Nikàya (Tiểu Bộ Kinh), tức là một trong năm tập Nikàya, Kinh Tạng, và mỗi câu chuyện đều được diễn tả như là đức Phật đã kể lại, chúng ta có những lý do xác đáng để khẳng định tác giả các tập này phải là các vị Tỳ-kheo, hoặc sống trong thời đức Phật, hoặc sau đó khoảng vài chục năm: vì chỉ có những vị này mới thông hiểu được tổ chức của Giáo hội và hiểu được những mẫu chuyện dân gian của Ấn Độ; vì chỉ những người am hiểu dân tình, đồng quê xứ sở Ấn Độ mới có thể ghi nhận và trình bày được. Bài giới thiệu không cho phép chúng tôi đi sâu vào vấn đề tác giả của các mẫu chuyện Bổn Sanh này. Nhưng căn cứ trên ngôn ngữ học, trên cách hành văn, trên các danh từ được dùng trong các câu chuyện, các giáo lý được đề cập, đức Phật được diễn tả, pháp môn được tu tập v.v…, chúng ta có những lý do để khẳng định tập Jàkata này mở một kỷ nguyên mới trong văn học Phật giáo và trong cung cách truyền bá đạo Phật, được xảy ra sau khi Phật nhập Niết Bàn.
Ba tập 13, 14, 15 được giới nghiên cứu xếp vào văn học kinh điển hậu kỳ, nghĩa là được đưa vào Tạng Kinh sau này. [3]
Thể loại văn học của các tập cũng không thống nhất, có tập thể kệ thơ, có tập chỉ gồm văn vần, có tập gồm cả văn vần lẫn thơ. Chúng cũng thuộc nhiều loại khác nhau trong chín thể loại (anga) theo hân loại truyền thống trong văn học Pali.
Nội dung các tập cũng không thống nhất. Chẳng hạn từ tập số 1 đến số 5 có tính chất kinh. Tập số 12 – Patisambhidamagga (Phân Tích Đạo) có tính chất của Tạng Luận. Tập số 11 – Niddesa có tính chất của Chú giải.
Tập số 5 – Suttanipata (Kinh Tập) được xác định thuộc loại kinh điển sớm nhất, so với toàn bộ tam tạng. Tuy vậy, không phải toàn bộ tập này đều sớm nhất. Hiện nay, chỉ có bài kinh số 3 phẩm 1 (Con Tê Ngưu Một Sừng), cùng với Phẩm 4 và Phẩm 5 thuộc Suttanipata được xác định là cổ xưa nhất.
Thực tế là, các nhà biên tập kinh điển trong truyền thống Theravada cũng không thống nhất với nhau về số lượng các tập trong Tiểu Bộ. Giáo sư Lamotte cho biết [4]:
In fact, in Ceylon in the fifth century A.D., there was still discussion over the exact number of sections in the Khuddakanikaya. The fifteen traditional books are indeed listed in the Samantapasadika (p. I 8), Sumangalavilasini (p. 17) and Atthasalini (p. 18), but while the Samantapasadika (p. 27, 1.23) and the Sumangalavilasini (p. 23, 1.25) speak of a Khuddakanikaya “in fifteen sections” (paflcadasabheda), the Atthasalini (p. 26, 1.3) mentions a Khuddakanikaya “in fourteen sections” (cudda-sappabheda). Furthermore, the Chinese recension of the Samantapasadika (T 1462, ch. I, p. 676a 7-10) excludes the Khuddakapatha from the collection and lists the fourteen remaining sections in an unusual order.
The canonicity of several of these sections had always come under discussion. The Dipavamsa (V, 37) claims that after the council of Vaisali the Mahasamghikas rejected the Patisambhida, the Niddesa and part of the Jataka. In Ceylon, at the time of Buddhaghosa (fifth century), the school of the Dighabhanakas excluded three sections from the Khuddakanikaya – the Khuddakapatha, Cariyapitaka and Apadana and attached the other twelve to the Abhidhammapitaka. Conversely, the Majjhimabhanakas, after having rejected the Khuddakapatha, added the remainder to the Suttapitaka.
Finally, noting how few formal suttas were included in the Khuddaka, the Sinhalese commentator Sudinna rejected the majority of the sections under the pretext that “there is no Word of the Buddha which does not take the form of a sutta”.
Như vậy, so với bốn bộ kia thì Tiểu Bộ được biên tập lỏng lẻo nhất. Vì sao có sự lỏng lẻo này?
MỘT NHẬN XÉT VỀ TIỂU BỘ KINH
Đây là nhận xét của cá nhân người viết, rằng sở dĩ có sự lỏng lẻo trong cách biên tập Tiểu Bộ Kinh là bởi lý do: Tiểu Bộ Kinh chứa những tập có tuổi sớm nhất trong toàn bộ tam tạng Pali mà các nhà biên tập đã dùng làm mẫu để hoàn thiện tam tạng cho tới dạng như ta biết ngày nay. Qua một quá trình dài biên tập, vai trò của chúng trở nên mờ nhạt dần, nhưng vì chúng có trước nên các nhà biên tập không thể gộp vào các bộ kia. Không thể gộp chung cũng không thể bỏ đi, các nhà biên tập đành đưa chúng vào một bộ riêng, gồm đủ thể loại khác nhau tạo thành Tiểu Bộ Kinh ta biết ngày nay.
Tập số 11 – Niddesa thuộc loại Chú giải sớm nhất. Nó chú giải phẩm thứ tư và phẩm thứ năm thuộc Kinh Tập – Suttanipata thuộc Tiểu Bộ. Và chính nó cũng thuộc Tiểu Bộ!
Tập số 5 là Kinh Tập – Suttanipata như đã trình bày ở một bài viết trước, trong đó chứa phẩm thứ tư (Phẩm Tám) và thứ năm (Phẩm Trên Đường Tới Bờ Bên Kia) thuộc loại cổ xưa nhất trong toàn bộ tam tạng Pali.
Tập số 4 – Itivuttaka (Phật Thuyết Như Vậy) có thể xem là hình mẫu để các nhà biên tập hình thành Tăng Chi Bộ. Ngài Thích Minh Châu nhận xét như sau [5]:
Kinh “Phật thuyết như vậy”, xuất xứ từ kinh Tạng Pàli là kinh thuộc kinh điển Thượng Tọa Bộ, trung thành gìn giữ lời dạy của đức Phật.
Trước hết, kinh này không đề cập đến Abhidhamma (Thắng Pháp, Vi Diệu Pháp), không đề cập đến các chuyện tiền thân (Jàtaka) và như vậy kinh này không thuộc về văn học Abhidhamma và văn học Jàtaka — hai văn học này chỉ được bắt nguồn, kết thành trong giai đoạn thứ hai là giai đoạn các học phái, từ khoảng 300 năm đến 100 năm trước kỷ nguyên. Kinh này không nằm trong giai đoạn phát triển thứ ba là thời hưng khởi của Ðại thừa (100 năm trước kỷ nguyên đến 100 năm sau kỷ nguyên). Như vậy, kinh này nằm trong giai đoạn đạo Phật nguyên thủy khoảng 450 năm đến 350 năm trước kỷ nguyên khi lời dạy của đức Phật chưa bị pha trộn, xen lẫn bởi những phát triển về sau. Sự kiện này được phần nội dung của kinh này chứng minh như chúng ta sẽ rõ sau này, và cũng được xác định theo truyền thống, vì kinh này được nữ cư sĩ Khujjuttarà đích thân nghe đức Phật rồi về thuyết giảng lại để được học hỏi ghi nhớ và truyền lại cho đến ngày nay.
Một số kinh trong tập này được tìm thấy trong tập Tăng Chi Bộ Kinh và Puggala-pannatti. (Bộ Nhân Chế Định thuộc Tạng Vi Diệu Pháp – Kan)
PHẦN 2 – BẰNG CHỨNG CỦA SỰ BIÊN TẬP TRONG BẢN KINH MN 93 / MA 151
YONAKAMBOJESU LÀ GÌ?
Bản kinh Assalayana (MN 93) có nhắc tới cụm từ “yonakambojesu” [6]. Ngài Thích Minh Châu dịch như sau [7]:
— Này Assalayana, Ông nghĩ thế nào? Ông có nghe chăng? Tại các biên địa quốc độ khác như Yona và Kamboja, chỉ có hai giai cấp: chủ nhân và đầy tớ. Sau khi làm chủ nhân, lại trở thành đầy tớ; sau khi làm đầy tớ, lại trở thành chủ nhân?
— Thưa vâng, con có nghe. Trong các quốc độ biên địa như Yona, Kamboja, chỉ có hai giai cấp: chủ nhân và đầy tớ. Sau khi làm chủ nhân, lại trở thành đầy tớ, sau khi làm đầy tớ, lại trở thành chủ nhân.
Trong Trung A-hàm Hán có bản kinh số 151, Kinh Phạm Chí A-nhiếp-hòa (MA 151) tương đương với MN 93. Thầy Thích Tuệ Sỹ dịch như sau [8]:
Đức Thế Tôn nói rằng:
“Nay Ta hỏi ngươi, hãy tùy theo sự hiểu biết mà trả lời.
“Này Ma-nạp, ngươi có nghe nói ở nước Dư-ni[05] và Kiếm-phù[06] chỉ có hai chủng tánh là chủ nhân và đầy tớ; sau khi làm chủ nhân, lại trở thành đầy tớ; sau khi làm đầy tớ lại trở thành chủ nhân chăng?”
A-nhiếp-hòa-la-diên-da-na Ma-nạp đáp rằng:
“Bạch Cù-đàm, con nghe tại hai nước Dư-ni và Kiếm-phù có hai chủng tánh, chủ nhân và đầy tớ; chủ nhân làm đầy tớ, đầy tớ làm chủ nhân.”
Như vậy, Yona và Kamboja là hai nước, hai vương quốc. Còn yonakambojesu nghĩa là “nước Yona và nước Kambejo”. Đồng thời sự tương đồng của hai bản kinh, MN 93 và MA 151 cho thấy cụm từ “nước Yona và nước Kambejo” đã xuất hiện trong kinh điển trước khi Hữu Bộ Sarvatisvada (sở hữu Trung A-hàm) và Thượng Tọa Bộ Theravada tách ra từ một nguồn gốc chung.
VƯƠNG QUỐC KAMBOJA
Cái tên Kamboja rất quen thuộc trong lịch sử cũng như văn học cổ Ấn Độ, được nhắc tới trong một số văn bản cổ trước thời Đức Phật. Truyền thống đạo Phật cũng liệt kê Kamboja trong số 16 vương quốc cổ xưa. Xin xem thêm thông tin phong phú về Kamboja tại Wikipedia [9].
VƯƠNG QUỐC YONA
Từ “yona” (Pali) hay “yavana” (Sanskrit) trong văn học cổ Ấn Độ là chỉ những “Ionian” hay “xứ Hy Lạp / người Hy Lạp”. Người Ấn cổ bắt đầu biết tới khái niệm “người Hy Lạp – Yona” từ thời điểm Alexander Đại Đế đem quân viễn chinh Ấn Độ vào năm 326 TCN, tức là sau thời Đức Phật.
Dưới triều vua Asoka (269 – 231 TCN), ông đã cho khắc hàng loạt sắc dụ trên trụ đá, bia đá trên khắp lãnh thổ đế chế Maurya. Trong đó: sắc dụ trên đá số 2 nói tới “vua Antiochus người Hy Lạp”. Sắc dụ trên đá số 5 và 13 nói tới “yonakambojesu” hay “nước Hy Lạp và nước Kamboja”. [10]
Cần biết rằng “nước / người Hy Lạp” trong các sắc dụ này không phải là Hy Lạp tại Địa Trung Hải, mà là vương quốc Greco – Bactrian vốn được thành lập trong khoảng năm 300 – 250 TCN theo bước chân viễn chinh phương Đông của quân Hy Lạp.
Vậy tại sao từ “yona” vốn chỉ được biết tới hàng trăm năm sau thời Đức Phật lại nằm trong MN 93 hay MA 151 ghi lại lời dạy của chính Đức Phật?
MỘT THỐNG KÊ
Người viết đã dùng công cụ Search của CSCD (tipitaka.org) để thống kê số lần có mặt của những từ liên quan tới “Yona” xuất hiện trong kinh điển Pali. Search theo cú pháp “yona*” để tìm tất cả các từ bắt đầu bằng yona- trong kinh điển Pali. Kết quả số lần xuất hiện như sau [11]: 6 Tipitaka / 10 Atthakatha / 11 Tika / 34 Anya.
Trong 6 vị trí Tipitaka thì kết quả là:
MN 93: 1 yonakambojesu
Mahaniddesa 7: 1 yonaṃ
Mahaniddesa 15: 1 yonaṃ
Apadana 1 – 41: 1 yonāka
Milindapanha: 1 yonāka, 1 yonake
Milindapanha 2 – 3: 1 yonāka
Diễn giải số liệu:
Có 6 vị trí thuộc tam tạng, 55 vị trí ngoài tam tạng.
6 / 61 = 10% vị trí thuộc tam tạng; 90% vị trí là ngoài tam tạng (chú giải/ sớ giải/ anya).
3 / 6 vị trí thuộc tam tạng là văn học kinh điển hậu kỳ, sau thời Đức Phật (Apadana, Milindapanha).
3 / 61 = 5% vị trí (1 MN và 2 Nidd) có thể thuộc thời Đức Phật; 95% vị trí sau thời Đức Phật.
Phân tích:
Từ diễn giải trên cho thấy: các từ bắt đầu bằng yona- chỉ được biết đến hàng trăm năm sau thời Đức Phật, tại thời kỳ các bản chú giải / sớ giải bắt đầu được biên soạn. Nghĩa là, những gì liên quan tới “xứ / người Hy Lạp” không được biết tới vào thời kỳ Đức Phật.
HAI SẮC DỤ TRÊN ĐÁ CỦA VUA ASOKA
Sắc dụ trên đá số 5 và số 13 của vua Asoka đều có chứa cụm từ “người Hy Lạp và người Kamboja”, nghĩa là cụm từ “yonakambojesu” xuất hiện hai lần trong các sắc dụ Asoka.
So với toàn bộ kinh điển Pali thì cụm từ yonakambojesu này chỉ xuất hiện đúng một lần tại MN 93. Điều này có ý nghĩa như thế nào?
KẾT LUẬN
Từ tất cả dữ liệu và phân tích đã thực hiện, người viết kết luận rằng: đoạn văn nói tới yonakambojesu trong MN 93 và MA 151 đã được các nhà biên tập thêm vào, sớm nhất là dưới thời Asoka. Tuổi của hai bản kinh trên dưới dạng ta biết ngày nay do đó, sớm nhất chỉ vào thời Asoka, tức hàng trăm năm sau Đức Phật. Đây là một trường hợp rõ ràng cho thấy kinh điển được biên tập lại có thể chứa đựng những sai sót nhất định.
Đồng thời, do sự tương đồng giữa hai bản MN 93 và MA 151, dẫn đến kết luận rằng sự phân phái dẫn tới hình thành Hữu Bộ – Sarvatisvada và Thượng Tọa Bộ – Theravada chỉ xảy ra từ thời Asoka trở về sau.
Câu hỏi còn lại là: như vậy thì các nhà biên tập kinh điển chỉ thêm vào mỗi đoạn kinh nói về yonakambojesu, hay các vị đã tạo ra toàn bộ bản kinh MN 93 (MA 151)? Câu trả lời trọn vẹn là không thể có, mà chỉ tùy thuộc vào suy nghĩ của từng người đọc.
Ghi chú
[1] Lamotte, Etienne (1988). History of Indian Buddhism. Peeters Press. page 157 – 158.
[2]
http://www.buddhanet.net/budsas/uni/u-kinh-tieubo4/tb4-00.htm
[3] Hinuber, Oskar von (2000). A Handbook of Pāli Literature. Berlin: Walter de Gruyter. Page 43.
[4]
http://www.buddhanet.net/budsas/uni/u-kinh-tieubo1/tb14-ptnv0.htm
[5] Lamotte (1988: 158 – 159)
[6] 403. ‘‘Taṃ kiṃ maññasi, assalāyana, sutaṃ te – ‘yonakambojesu aññesu ca paccantimesu janapadesu dveva vaṇṇā – ayyo ceva dāso ca; ayyo hutvā dāso hoti, dāso hutvā ayyo hotī’’’ti ? ‘‘Evaṃ, bho, sutaṃ taṃ me – ‘yonakambojesu aññesu ca paccantimesu janapadesu dveva vaṇṇā – ayyo ceva dāso ca; ayyo hutvā dāso hoti, dāso hutvā ayyo hotī’’’ti. (SCSD tipitaka.org)
[7]
http://www.buddhanet.net/budsas/uni/u-kinh-trungbo/trung93.htm
[8]
http://www.buddhanet.net/budsas/uni/u-kinh-ahamtrung/trungaham151.htm
[9]
http://en.wikipedia.org/wiki/Kambojas_in_Indian_literature
http://en.wikipedia.org/wiki/Kamboja_Kingdom
[10]
Rock Edict 5
Beloved-of-the-Gods, King Piyadasi, speaks thus:[10] To do good is difficult. One who does good first does something hard to do. I have done many good deeds, and, if my sons, grandsons and their descendants up to the end of the world act in like manner, they too will do much good. But whoever amongst them neglects this, they will do evil. Truly, it is easy to do evil.[11]
In the past there were no Dhamma Mahamatras but such officers were appointed by me thirteen years after my coronation. Now they work among all religions for the establishment of Dhamma, for the promotion of Dhamma, and for the welfare and happiness of all who are devoted to Dhamma. They work among the Greeks, the Kambojas, the Gandharas, the Rastrikas, the Pitinikas and other peoples on the western borders.[12] They work among soldiers, chiefs, Brahmans, householders, the poor, the aged and those devoted to Dhamma — for their welfare and happiness — so that they may be free from harassment. They (Dhamma Mahamatras) work for the proper treatment of prisoners, towards their unfettering, and if the Mahamatras think, “This one has a family to support,” “That one has been bewitched,” “This one is old,” then they work for the release of such prisoners. They work here, in outlying towns, in the women’s quarters belonging to my brothers and sisters, and among my other relatives. They are occupied everywhere. These Dhamma Mahamatras are occupied in my domain among people devoted to Dhamma to determine who is devoted to Dhamma, who is established in Dhamma, and who is generous.
Rock Edict 13
Now it is conquest by Dhamma that Beloved-of-the-Gods considers to be the best conquest.[27] And it (conquest by Dhamma) has been won here, on the borders, even six hundred yojanas away, where the Greek king Antiochos rules, beyond there where the four kings named Ptolemy, Antigonos, Magas and Alexander rule, likewise in the south among the Cholas, the Pandyas, and as far as Tamraparni.[28] Here in the king’s domain among the Greeks, the Kambojas, the Nabhakas, the Nabhapamkits, the Bhojas, the Pitinikas, the Andhras and the Palidas, everywhere people are following Beloved-of-the-Gods’ instructions in Dhamma. Even where Beloved-of-the-Gods’ envoys have not been, these people too, having heard of the practice of Dhamma and the ordinances and instructions in Dhamma given by Beloved-of-the-Gods, are following it and will continue to do so. This conquest has been won everywhere, and it gives great joy — the joy which only conquest by Dhamma can give. But even this joy is of little consequence. Beloved-of-the-Gods considers the great fruit to be experienced in the next world to be more important.
[11]
http://search.tipitaka.org/solr/web?q=yona*&facet.field=volume&fq=script:romn