=slaz8;16864000]22
[video=youtube;nA9xc4Vzx1M]http://www.youtube.com/watch?v=nA9xc4Vzx1M&list=PL4C7FC973F2069B5C[/video]
http://www.youtube.com/watch?v=nA9xc4Vzx1M&list=PL4C7FC973F2069B5C[
Nguồn gốc Kinh Đại thừa
Sau hơn 500 năm kể từ khi Phật nhập diệt, Phật giáo Đại thừa mới bắt đầu xuất hiện và từ đó những bộ phái khác đều bị Phật giáo Đại thừa gọi chung là Tiểu thừa.
Phật giáo Nguyên thủy, còn gọi là Nam tông, Theravada không công nhận danh xưng Tiểu thừa và phản bác: “Kinh Đại thừa không phải là lời Phật dạy”. Những luận cứ sau đây biện minh cho nhận xét trên.
Luận cứ 1: Hoà thượng Walpola Rahula của Phật giáo Nguyên thủy nói: “Có người nghĩ rằng: ‘Tánh Không’ mà ngài Long Thọ nói, hoàn toàn là giáo lý Đại thừa. Thật ra ngài căn cứ vào lý Vô ngã và Duyên khởi, đã có sẳn trong kinh Pàli để viết ra”.
Có một lần đại đức Ananda hỏi Đức Phật: “Người ta nói về chữ ‘Không’, vậy ‘Không’ là gì? Đức Phật trả lời: Nầy Ananda, ‘Không’ là không có bản ngã, cũng không có bất cứ điều gì liên quan với bản ngã trên đời nầy. Đo đó, thế gian là vô ngã”.
Ngài Long Thọ chỉ dựa vào hai giáo lý trên khi ông viết quyển sách nổi tiếng “Trung quán luận”, Madhyamika-karika.
Luận cứ 2: Trong sách “Bát Nhã Tâm kinh giảng giải” Dalai Lama nói: “Trong các lần kết tập chỉ có 5 bộ Nikãya và 4 bộ A-hàm mà thôi, hoàn toàn không có kinh của Đại thừa”. Nhận định trên của ngài Dalai Lama có nghiã là kinh Đại thừa là do tăng sĩ sáng tạo sau nầy.
Luận cứ 3: Theo sách “Sự hình thành Đại thừa” của J. O’ Neil, Kinh Đại thừa xuất hiện khoảng 100 năm trước công nguyên. Như vậy kinh Đại thừa là do các tăng sĩ viết ra sau nầy, vì không còn ai sống sót để ghi lại lời của Phật, sau hơn 500 năm, kể từ khi Phật nhập diệt.
Luận cứ 4: Khi cố gắng nhớ để ghi lại lời dạy của Phật, thì chỉ có thể ghi lại một cách tóm lược, ngắn gọn vài trang, giống như kinh Nguyên thủy, chớ không thể ghi lại một cách chi li, đầy đủ từng chi tiết, trường giang đại hải như kinh Đại thừa. Cụ thể là bộ kinh Đại Bát nhã có tất cả là 600 quyển, Kinh Hoa Nghiêm có 80 quyển. Thời gian thực hiện tất cả các bộ kinh nầy cũng phải là vài chục năm, vượt quá thời lượng của các lần kết tập. Do đó nếu nói kinh Đại thừa là do tăng sĩ kết tập là không hợp lý.
Luận cứ 5: Nói rằng kinh điển được Phật dạy theo thứ tự của “Ngũ thời Phật giáo” ?. Thế nhưng trong các lần kết tập, tăng chúng chỉ ghi lại kinh A Hàm trong thời kỳ A Hàm thời mà không nói gì đến các thời kia như: Hoa Nghiêm thời, Phương Đẳng thời, Bát Nhã thời, Pháp Hoa thời. Như vậy “Ngũ thời Phật giáo” là không có cơ sở để tin được.
Luận cứ 6: Nói rằng kinh Đại thừa là do Bồ tát Di Lặc, Văn Thù kết tập và truyền lại cho cao tăng như: ngài Mã Minh, Long Thọ, Vô Trước, Thế Thân… Dẫn chứng nầy quá thần bí, vì hai Bồ tát trên là vô hình, vô tướng.
Luận cứ 7: Từ ngữ Đại thừa, Mahayana và Tiểu thừa, Hinayana chỉ tìm thấy trong các kinh sách khoảng 600 năm, sau khi Phật đã nhập diệt hơn 500 năm. Như vậy đức Phật không có nói hai từ ngữ trên.
Luận cứ 8: Kinh Nguyên thủy và kinh Đại thừa đều do tăng chúng viết ra. Sự khác biệt giữa hai loại kinh nầy là:
* Kinh Nguyên thủy là do các tăng sĩ kết tập, ghi lại lời dạy của Phật một cách trung thực, không thêm, không bớt cho nên gọi là kinh Nguyên thủy. Trong khi đó thì …
* Kinh Đại thừa là do tăng sĩ hậu sinh, sau hơn 500 năm, tự ý triễn khai giáo lý của Phật tùy theo sự hiểu biết cá nhân, thêm điều nầy, bớt đoạn kia và vì không không do tăng sĩ kết tập cho nên kinh Đại thừa rất mâu thuẫn, khi nói có, khi nói không, khi thực, khi hư.
* Thí dụ về sự mâu thuẫn: Trong kinh Tứ niệm xứ, Phật giáo Nguyên thủy ghi là: Quán pháp như pháp, còn Phật giáo Đại thừa ghi là: Quán pháp vô ngã. Như vậy “pháp” chỉ vô ngã, chớ không vô thường hay sao?
* Thí dụ về sự suy diễn: Phật dạy là: “con người có Lục thức”. Đại thừa suy diễn để thêm 4 thức nữa thành 10 thức. Bốn thức đó là: Manas, Alaya, Amala và Hridaya.
* Thí dụ về Thần chú: Thần chú là linh ngôn, mật ngữ không thể sửa đổi âm thanh. Thế nhưng thần chú: Gate, Gate, Paragate, Parasamgate, Boddhi Svaha bị đổi thành: Yết đế, Yết đế, Ba la yết đế, Ba la tăng yết đế, Bồ đề tát bà ha.
Luận cứ 9: Theo kinh Hoa Nghiêm, phẩm Thế giới thành tựu, Bồ tát Phổ Hiền nói: “Thần lực Như Lai tạo lập thế giới”. Thế nhưng đạo Phật không chấp nhận sự hiện hữu của Thượng Đế toàn năng đã tạo dựng ra vũ trụ và muôn loài. Như vậy kinh Hoa Nghiêm không phải là lời dạy của Phật, vì trái ngược với giáo lý của Phật.
Luận cứ 10 Theo kinh Nguyên thủy, Phật là vị A la hán đã đắc đạo, khi còn tại thế gian. Ngược lại theo thuyết “Tam thân Phật” của Đại thừa, Phật Thích Ca đã là Phật từ vô lượng kiếp và ngài nhập thế là để hoá độ. Nếu như vậy thì Phật Thích Ca đã biết là phải: “tu hành như thế nào ?”. Ngài đâu cần phải: “6 năm khổ hạnh rừng già để tầm đạo”. Do đó thuyết “Tam thân Phật” là không hợp lý, là do tăng sĩ Đại thừa tạo dựng.
Luận cứ 11 Thời đại của đức Phật, con người còn mộc mạc, chất phát, ngôn từ ít ỏi cho nên Phật dạy Sổ tức thiền, Minh sát thiền, Vipassana … đơn giản và dể hiểu. Ngược lại Đại thừa có cách tu thiền: Tứ vô sắc định với bốn đẳng cấp là: Không vô biên xứ định; Thức vô biên xứ định; Vô sở hữu xứ định; Phi tưởng, phi / phi tưởng xứ định (đtyl, 49). Thật là phức tạp và khó hiểu để tu tập đối với Phật tử của 2600 năm về trước ???. (t.n.x.78)
Luận cứ 12 Kinh Nguyên thủy dùng tiếng Pàli, lời văn bình dị. Kinh Đại thừa dùng tiếng Sanskrit, văn hoa bóng bẩy, với nhiều huyền nghiã và ẫn dụ. Tại sao kinh sách trong các lần kết tập đều bằng tiếng Pàli mà không bắng tiếng Sanskrit?. Đó là vì khi xưa Phật giảng dạy bằng ngôn ngữ Pàli cho nên kinh Nguyên thủy chỉ dùng tiếng Pàli để ghi lại mà thôi.
Luận cứ 13: Theo trang mạng của Thư viện Hoa sen: Tôn giả Ma Ha Ca Diếp đề cử tôn giả A Nan Đà kết tập kinh điển và được đại chúng nhất trí. Tôn giả A Nan Đà lần lượt kết tập các kinh sau đây: Tăng nhất, Tăng thập, Đại nhân duyên, Tăng kỳ đà, Sa môn quả, Phạm động và những kinh Phật thuyết giảng cho Tỳ kheo,Tỳ kheo ni, Ưu bà tắc, Ưu bà di. Những kinh dài kết tập thành một bộ gọi là Trường A hàm. Những kinh trung bình kết tập thành một bộ gọi là Trung A hàm. Những kinh nói cho nhiều đối tượng như: Tỳ kheo, Tỳ kheo ni, Ưu bà tắc, Ưu bà di được kết tập thành một bộ gọi là Tạp A hàm. Những kinh lần lượt nói từ một pháp tăng dần đến mười pháp kết tập thành một bộ gọi là Tăng nhất A hàm. Các kinh nói bao quát nhiều vấn đề thành một bộ gọi là Tạp tạng.
Thế rồi tôn giả Ma Ha Ca Diếp tuyên bố: Chúng ta đã kết tập xong giáo pháp. Từ nay những gì Phật không chế định thì không được tùy tiện chế định, những gì Phật đã chế định thì không được vi phạm. Chúng ta phải kính cẩn học tập những gì Phật đã chế định.
Đây là các tài liệu cổ nhất, đánh dấu bước đầu hình thành Chánh tạng Pàli. Tạng kinh nầy là căn bản cho Phật giáo Nguyên thủy. Hoàn toàn không có Tạng kinh của Đại thừa.
Luận cứ 14: Điều ngự giác hoàng, Trúc lâm Đại đầu đà Trần nhân Tông không tin kinh: A Di Đà và kinh Vô lượng thọ là lời Phật dạy, qua hai câu sau đây của bài phú “Cư trần lạc đạo”:
Tịnh độ là lòng trong sạch, chớ còn ngờ hỏi đến Tây phương Di Đà là tính sáng soi, mựa phải nhọc tìm về Cực lạc.
Luận cứ 15: Kinh Tứ niệm xứ, tụng bản 3, (Tứ niệm xứ, 241,243) có câu: “vô sở ý, bất khởi thế gian tưởng, dĩ bất khỏi tưởng tiện vô bố úy, dĩ vô bố úy tiện vô dư, dĩ vô dư, trừ khử loạn tưởng tiện Niết bàn”.
Câu kinh trên có khí vị như “Tâm kinh Bát Nhã”. Đó là: “tâm vô quái ngại, vô quái ngại cố, vô hữu khủng bố, viễn ly điên đảo mộng tưởng cứu cánh Niết bàn”. Như vậy phải chăng “Tâm kinh Bát nhã” nói riêng và kinh Đại thừa nói chung được suy diễn từ kinh Nguyên thủy ?. (T.n.x. tr. 37)
Luận cứ 16: Nalinaksha Dutt viết: “Tập kinh Saddharmapundarika, thuộc kinh Pháp hoa của Đại thừa, dùng hai lời tuyên bố của Phật trong kinh Nguyên thủy để chứng minh kinh Đại thừa là lời dạy của Phật”.
* Lời tuyên bố thứ nhất của đức Phật, sau khi giác ngộ là: Phật ngần ngại không biết nên truyền thuyết giáo pháp cho đại chúng hay nhập Niết bàn? (Tăng sĩ Đại thừa giải thích là: giáo lý Đại thừa quá cao siêu nên Phật mới ngần ngại). * Lời tuyên bố thứ hai của đức Phật là: Phật giảng chánh pháp không nhất luật phải như nhau. (Tăng sĩ Đại thừa giải thích là: Phật muốn giảng dạy giáo lý Nguyên thủy trước, rồi kế đó, đổi lại, giảng giáo lý Đại thừa sau).
Cách giải thích như trên để chứng minh kinh Đại thừa là lời Phật dạy rất mơ hồ, không rõ ràng, vì hai câu trên có thể giải thích theo nhiều ý nghiã khác nhau.
Luận cứ 17: Tiến sĩ Suzuki viết: “Đại thừa không phải là lời dạy chính xác của đức Phật, nhưng các tăng sĩ Đại thừa rất hãnh diện về sự kiện nầy, vì đó là một sức mạnh tôn giáo linh động. Như vậy nào có quan hệ gì vấn đề Đại thừa là lời dạy chính xác hay không chính xác của Phật”. Luận Luận cứ 18: J.R. O’Neil viết: “Kinh của Đại thừa hoàn toàn khác hẳn về văn phong, âm điệu, nhưng chúng được nhiều người theo phong trào mới chấp nhận là “Phật ngôn” vì nhiều lý do. Thứ nhât, họ tin rằng đức Phật vẫn hiện hữu, cảm nhận được qua các trạng thái nhập thiền và mộng tưởng và đã giảng các bộ kinh đó. Thứ hai, chúng được xem như sản phẩm từ các tuệ giác Bát Nhã cũng có một căn bản như các bài pháp của đức Phật. Thứ ba, về sau nầy, nhiều người Đại thừa lại tin rằng các kinh đó là lời giảng của đức Phật, nhưng đã được dấu đi tại quốc độ của các loài thần rắn (Naga, Long vương), cho đến khi nào loài người có thể nhận thức được tầm mức quan trọng của kinh thì mới thỉnh được chúng, qua năng lực trong lúc tham thiền.
Luận cứ 19 Ngài Thế Thân, Asanga viết quyển sách: “Pháp tướng Duy thức học” rất nổi tiếng. Ngài đã làm cho Phật giáo Đại thừa phát triễn mạnh mẽ vào thế kỹ thứ 4 và chính ngài cũng từ bỏ Phật giáo Nguyên thủy để tu hành theo Phật giáo Đại thừa. Để biện minh cho nguồn gốc kinh Đại thừa, ngài nói: “Có thể kinh Đại thừa là do một vị nào đó ?. viết ra … và vị đó ?. ắt hẳn đã chứng quả Bồ đề như Phật Thích Ca và như vậy kinh Đại thừa cũng phải được xem như là lời Phật dạy”.
Câu nói trên của cao tăng Thế Thân chứng tỏ là ngài cũng không thể khẳng định kinh Đại thừa là lời Phật dạy, mặc dù ngài sinh trưởng rất gần với thời đại của đức Phật.
Kết luận:
Tăng sĩ Nguyên thủy có đầy đủ lịch sử, kinh sách, tài liệu đề chứng minh kinh Nguyên thủy là lời dạy của Phật. Tôn giả Ma Ha Ca Diếp và A Nan Đà kết tập lời Phật dạy một cách trung thực, không thêm, không bớt để hoàn tất giáo pháp và luật lệ tu hành của đạo Phật. Trong lần kết tập thứ hai, giáo pháp (Dhamma) bị tách ra làm hai và được sắp xếp lại cho thứ tự, gọn gàng trong 3 tạng Pitaka (basket). Đó là: Tạng kinh (Suttanta), tạng vi-diệu (Abhidhamma) và tạng luật (Vinaya). Đó là Tam tạng Pàli. Trong các lần kết tập kế tiếp, chỉ có tạng luật bị thay đổi chút ít để thích nghi với điều kiện sinh sống và hoàn cảnh xã hội thời bấy giờ. Chánh tạng nầy là căn bản tu học của đạo Phật Nguyên thủy.
Tăng sĩ Đại thừa không có chứng cớ cụ thể nào để chứng minh kinh Đại thừa là lời dạy của Phật, ngoại trừ những dẫn chứng siêu nhiên, thần bí như đã nói trong luận cứ số 6 và 18. Ngay cả cách tu hành cũng không làm theo lời dạy của Phật như: ăn chay thay vì ăn mặn, đọc kinh bằng tiếng điạ phương thay vì tiếng Phạn (Pàli), mặc y phục khác biệt vân vân. Kinh Đại thừa là do tăng sĩ suy diễn sâu rộng lời dạy của Phật. Nhờ đó triết lý Phật học trở nên linh động và phong phú hơn. Tiêu biễu là: “Trung quán luận” và “Duy thức học”. Kinh Đại thừa cũng giới thiệu nhiều vị Phật và Bồ tát. Các vị Phật và Bồ tát nầy trở thành đối tượng cho việc thờ phượng, giúp thành công trong việc truyền bá Phật giáo Đại thừa.
http://thegioivohinh.com/diendan/showthread.php?488260-Tiểu-thừa-vs-Đại-thừa-Trung-quốc-Ấn-độ