[TT Hữu ích] Các Bác quê đâu?

hieuanh

Xe tải
Biển số
OF-26711
Ngày cấp bằng
1/1/09
Số km
417
Động cơ
491,270 Mã lực
Nhân các cụ nói về quê, nhà cháu sưu tầm được cái này hầu các cụ


Quê quán, nguyên quán, trú quán


  • Trong lý lịch các phần sau được hiểu và ghi thế nào cho đúng: quê quán, nguyên quán, trú quán Trần đình hiệp 10:03, 25 tháng 8 2005 (UTC)
Quê quán là nơi sinh trưởng của người cha (hoặc người mẹ -tùy theo luật pháp từng nước quy định). Đó là nơi mà người cha (hoặc mẹ) của người kê khai (làm hộ tịch chẳng hạn) đã ra đời. Tuy vậy hiện nay ở Việt Nam chưa có sự thống nhất giữa các quy định của Bộ Tư pháp và Bộ Công an về vấn đề này. Bộ Tư pháp thì hướng dẫn khai là nơi sinh trưởng của cha (hoặc mẹ), còn Bộ Công an thì hướng dẫn là nơi sinh trưởng của người cha (điều này là bất cập, do nhiều trường hợp không biết nơi sinh trưởng của người cha khi người mẹ có con ngoài giá thú chẳng hạn). Nguyên quán được hiểu là nơi mà người đó có nguồn gốc xuất xứ (thông thường là quê quán của ông, bà nội-trừ trường hợp không biết rõ thì có thể lấy theo quê quán của ông, bà ngoại). Trú quán là nơi mà người đó đăng ký hộ khẩu thường trú. Ví dụ ông X có quê quán là Hải Dương, đẻ ra ông Y tại Hà Nội, ông Y sau này chuyển sang sinh sống ở Hải Phòng và đẻ ra ông Z tại đó. Do vậy quê quán của ông Z là Hà Nội (là nơi sinh trưởng của cha đẻ - tức ông Y), nhưng nguyên quán là Hải Dương (là quê quán của ông nội mình-tức ông X). Ông Z khi trưởng thành (18 tuổi trở lên) có thể đăng ký hộ khẩu thường trú ở Hải Phòng (nếu thường xuyên sống ở đó cùng cha mẹ mình) hoặc ở nơi nào mà ông thường xuyên sống). Trong trường hợp ông Z sống ở nhiều nơi khác nhau thì ông phải xác định rõ nơi nào là nơi mình sống thường xuyên nhất, các nơi khác chỉ là nơi tạm trú và mỗi khi đến đó ở thì ông phải đăng ký tạm trú với công an hộ tịch khu vực. Trên lý thuyết là vậy, song trong thực tế ở Việt Nam nhiều khi người ta có nhà cửa ở một nơi còn hộ khẩu thường trú vẫn ở nơi khác mà chẳng thèm đăng ký tạm trú (nếu công an hộ khẩu biết thì lại zui zẻ nộp phạt).Vương Ngân Hà 15:44, 25 tháng 8 2005 (UTC) Nguyên quán của tôi (ghi trong "giấy chứng minh nhân dân", tức căn cước của tôi) lấy theo nguyên quán của cha tôi (không phải theo quê quán, tại sao xin xem đoạn sau), nguyên quán của cha tôi lấy theo nguyên quán của ông tôi,... xa lắc xa lơ như thế, bao nhiêu đời vẫn thế... Giấy tờ của Bộ Công an VN đều ghi nguyên quán. Từ "quê quán" hình như không đơn nghĩa, có người hiểu là quê quán=nguyên quán, tức là theo gốc của ông cha, có người hiểu là quê quán=sinh quán (nơi sinh), tức là theo nơi gắn bó với bản thân mình. Còn quy định "quê quán lấy theo nơi sinh của cha" thì không giống ai cả, gây tranh cãi, ít nhất là mấy năm nay rồi, nhưng Bộ Tư pháp VN chưa trả lời thoả đáng. Hồi xưa dân ta nói chung là đời này qua đời khác ở mãi 1 làng, nên người ta chỉ có sinh ở quê thôi. Bây giờ đi khắp nơi, sinh khắp nơi. Ví dụ ông A người Nam Định sang Liên Xô học, sinh con là B bên đấy rồi đem về, B sinh ra con là C thì quê quán của C phải khai là Novosbirsk thuộc Tây Bá Lợi Á chăng? --Avia (thảo luận) 07:55, 26 tháng 8 2005 (UTC) User:Avia xem khái niệm nơi sinh trưởng ở phía dưới, nếu cha mẹ của B có hộ khẩu thường trú ở Novosibirsk thì OK - B sẽ có nơi sinh trưởng là Novosibirsk, nhưng điều này không xảy ra, cho dù anh có đi du học thì hộ khẩu của anh, chị A vẫn là ở Việt Nam vì chỉ là tạm cư ở Nga (Trừ trường hợp đã gia nhập quốc tịch Nga trước đó và có hộ khẩu thường trú ở đó). Do vậy quê quán của C không thể là Novosibirsk do B có nơi sinh trưởng vẫn là VN.Vương Ngân Hà 09:03, 26 tháng 8 2005 (UTC) 1) Cứ cho luôn là A nhập tịch Nga, B có khai sinh ở Novosibirsk, anh vẫn cho quê của C là Novo là hợp lý sao? Tôi không rành các quy định về việc nhập quốc tịch vào Nga và có hay không hiệp ước song phương giữa Nga và VN về việc cấm tình trạng 2 quốc tịch, nhưng hiện nay nhiều quốc gia đã ký các thỏa ước song phương hay đa phương để loại bỏ tình trạng 2 quốc tịch hay không có quốc tịch, do tình trạng này làm cho công tác quản lý dân số bị phức tạp hóa một cách không cần thiết và các công dân 2 quốc tịch thực ra không thể thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ công dân của mình. Giả sử giữa Nga và Việt Nam có hiệp ước song phương quy định về việc bắt buộc thôi quốc tịch VN khi anh gia nhập quốc tịch Nga thì đương nhiên A phải thôi quốc tịch VN khi muốn nhập quốc tịch Nga. Khi đó quê quán của C là Novo do thực tế cha (mẹ) của C (tức B) đã được cha (mẹ) mình là A chỉ có quyền đăng ký khai sinh cho B tại Novo sau khi đã nhập quốc tịch Nga và B cũng như C khi đó đều chỉ là công dân Nga (gốc Việt) chứ làm gì còn quốc tịch Việt Nam mà ghi quê quán ở Việt Nam. Trong trường hợp không có hiệp ước như vậy thì A có thể có 2 quốc tịch và việc ghi nơi sinh trưởng cho B hoàn toàn do A quyết định (nếu muốn cho B theo quốc tịch nào) và việc thực hiện đăng ký khai sinh phải diễn ra ở cơ quan tư pháp tương ứng (Nếu quốc tịch Nga thì ở Novo, còn nếu quốc tịch Việt thì phải đến bộ phận hộ tịch của đại sứ quán hoặc lãnh sự quán để thực hiện). Đây là những trường hợp ở nước ngoài, còn nếu trong nước thì phải về nơi mẹ có hộ khẩu thường trú để làm. 2) A không nhập tịch, nhưng ở Sibir 8, 9 năm chẳng hạn (chuyện người Việt ở lâu không nhập tịch rất phổ biến nhé), B cũng phải chờ 8, 9 năm về VN làm khai sinh sao? Trong lúc đấy nó cần đi nhà trẻ, đi học... --Avia (thảo luận) 09:42, 26 tháng 8 2005 (UTC) Không phải đợi 8-9 năm để làm khai sinh cho B vì tại các đại sứ quán (hoặc lãnh sự quán) đều có bộ phận làm các thủ tục như vậy cho trẻ em sinh ra ở nước ngoài. Lưu ý bạn là nếu để quá lâu (trên 60 ngày) còn bị phạt vì vi phạm các điều 7 của "Công ước quốc tế về quyền trẻ em 1989" và điều 55 "Luật dân sự" cũng như các diều của "Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em" khi đăng ký khai sinh mà có quốc tịch Việt Nam. Xem thêm ở đây. Anh Vương à, thực ra tôi không định bàn sâu về chuyện nhập tịch, tôi chỉ có ý kiến về cái quy định "quê quán ghi theo nơi sinh của cha" mà theo tôi là không hợp lý. Để tránh chuyện nhập tịch, tôi mượn ví dụ của anh "ông X có quê quán là Hải Dương, đẻ ra ông Y tại Hà Nội, ông Y sau này chuyển sang sinh sống ở Hải Phòng và đẻ ra ông Z tại đó. Do vậy quê quán của ông Z là Hà Nội (là nơi sinh trưởng của cha đẻ - tức ông Y), nhưng nguyên quán là Hải Dương (là quê quán của ông nội mình-tức ông X)". Tôi nghĩ rằng nếu nói ông Z quê quán Hải Dương, tức hiểu quê quán=nguyên quán là hợp lý nhất (người Việt thường hỏi nhau "quê ở đâu" là theo nghĩa này), nếu không thì nói ông Z quê Hải Phòng là nơi ông ta sinh ra (có sự gắn bó nhất định) còn có lý. Còn Hà Nội là nơi sinh của ông Y cha ông Z, thì sự liên hệ với Z chỉ là gián tiếp, bảo Hà Nội là quê ông Z, thực tôi không hiểu cái logic của ông Bộ Tư pháp ở đâu. Phiền anh Vương giải thích giùm. --Avia (thảo luận) 01:23, 29 tháng 8 2005 (UTC) Tôi trả lời để anh Avia hiểu nhé. Z có quê quán là Hà Nội vì cha đẻ là Y được ghi là sinh ra ở đó và vì thế chắc chắn cha (mẹ) Y là X ở thời điểm đó phải có hộ khẩu thường trú là Hà Nội và Y cùng cha mẹ mình đã sống ở Hà Nội một thời gian nhất định nào đó cho đến khi Y có hộ khẩu thường trú là Hải Phòng, ở đây X có quê quán là Hải Dương vì cha X sinh ở Hải Dương chứ X thì không nhất thiết (X có thể sinh ra ở Hà Nội hoặc Hải Dương hoặc bất kỳ một nơi thứ ba nào khác). Tính đến Z thì đã có 4 đời (từ cha đẻ X tới Z) hoàn toàn có thể không còn mối liên hệ gì với Hải Dương, nhưng với Hà Nội thì nhiều khả năng là vẫn còn (giả sử X vẫn còn sống ở Hà Nội). Nguyên quán, quê quán và trú quán không phải là những thứ bất di, bất dịch (trừ trường hợp người ta ở mãi mãi tại một nơi) như anh hiểu. Giả sử X sinh ra ở Hà Nội thì nơi nào gần gũi với Z hơn (Hải Dương hay Hà Nội)? Ngoài ra, chỉ cần qua vài đời thì chưa chắc người ta nhớ nổi là tổ tiên mình có nguồn gốc ở đâu (nếu họ liên tục di cư từ vùng này sang vùng khác). Một lý do (theo tôi nghĩ) để đưa ra nguyên tắc như vậy vì trong khoảng thời gian 3 đời thì các ràng buộc về huyết thống và ràng buộc về quan hệ gia đình-xã hội còn đủ mạnh). Cám ơn anh Vương đã chịu khó giải thích rất kỹ. Tôi hiểu ý chính anh nói là "trong khoảng thời gian 3 đời thì các ràng buộc... còn đủ mạnh." Có thể người khác gắn bó với nơi sinh của cha mình, còn tôi thì không thấy thuyết phục, suy từ bản thân là tôi vẫn giữ liên hệ với "nguyên quán" (mặc dù gia đình tôi đã 4 đời không ở đó), trong khi tôi chả để ý gì đến nơi sinh của cha tôi cả. --Avia (thảo luận) 09:01, 29 tháng 8 2005 (UTC) Thank...mọi người. Trần Đình Hiệp 03:22, ngày 18 tháng 11 năm 2005 (UTC)
[sửa]

Nơi sinh vs. nơi sinh trưởng


  • Cám ơn anh đã trả lời, tôi nghĩ đây là một câu hỏi chung cho mọi người nên hỏi tiếp : "nơi sinh trưởng" là nơi nào? là nơi "sinh ra và trưởng thành" hay là nơi "sinh ra hoặc trưởng thành".
Trần đình hiệp 02:29, 26 tháng 8 2005 (UTC)
Nơi sinh trưởng phải được hiểu là nơi mà người ta có quyền đăng ký khai sinh cho con cái của mình, chứ không phải là một điểm cụ thể mà việc sinh đẻ thực tế diễn ra. Lý do là một bà mẹ có thể sinh con trên ô tô, tàu hỏa, tàu thủy, máy bay hoặc ở một địa phương khác không phải là nơi thường trú của mình và không thể ghi nơi sinh là máy bay, tàu hỏa hay tàu thủy được, nó cũng không nhất thiết phải là nơi mà người ta sống từ lúc mới chào đời đến đủ tuổi 18 (nhiều gia đình chuyển chỗ ở và hộ khẩu từ khi con còn nhỏ). Để làm giấy khai sinh cần có: giấy chứng sinh (do cơ quan y tế có thẩm quyền cấp), hộ khẩu (của người mẹ), bản sao giấy đăng ký kết hôn (nếu có). Căn cứ theo đó người ta sẽ biết được đứa trẻ được ghi là sinh ra ở đâu (theo nơi đăng ký hộ khẩu thường trú của mẹ). Ví dụ cháu N sinh ra ở bệnh viện Từ Dũ thành phố Hồ Chí Minh do mẹ đi công tác có thời hạn trong thời gian chuẩn bị sinh, nhưng hộ khẩu thường trú của người mẹ là phường Hàng Bột, quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội. Trong trường hợp này bệnh viện Từ Dũ cấp giấy chứng sinh, còn việc đăng ký khai sinh phải diễn ra ở cơ quan tư pháp (trong ủy ban phường Hàng Bột), quận Hoàn Kiếm, chứ không phải ở Tp Hồ Chí Minh và nơi sinh vẫn được coi là Hoàn Kiếm, Hà Nội. Đây mới là nơi sinh trưởng của cháu N. Trường hợp người mẹ không có hộ khẩu thường trú thì đăng ký khai sinh ở nơi đăng ký tạm trú có thời hạn (cơ quan tư pháp trong ủy ban phường, xã tạm trú), nếu không có nữa thì đăng ký khai sinh ở nơi bé sinh ra (cơ quan tư pháp trong ủy ban phường, xã nơi sinh và phải có đơn giải thích cụ thể tại sao). Chắc rằng không ai muốn rơi vào các trường hợp không có hộ khẩu thường trú để gặp nhiều phiền toái.Vương Ngân Hà 05:56, 26 tháng 8 2005 (UTC) Ý tôi muốn hỏi về nghĩa của từ này (xuất xứ hay vì sao lại gọi như vậy) và trong chùng mực nào đó người ta chỉ "đặt ra" thế thôi còn "sử dụng, hay vận dụng" (ghi) thế nào cũng được bởi "tính nhất quán của nó" không có? Quên, luôn tiện hỏi bác Mekong Bluesman tại Mỹ người ta quy định ghi quê quán, nguyên quán, trú quán như thế nào, có quy định cụ thể không vây? Trần đình hiệp 02:00, 27 tháng 8 2005 (UTC)
Tính nhất quán của nó là có để đảm bảo thực hiện tốt công tác quản lý dân số và giúp công dân có khả năng thực hiện đầy đủ nhất các quyền và nghĩa vụ của mình, chứ không phải như Trần đình hiệp nghĩ là ghi thế nào cũng được, chỉ tại việc thực hiện trên thực tế do ý thức và hiểu biết về luật pháp của người dân chưa cao cũng như còn nhiều mâu thuẫn trong vấn đề hộ khẩu, hộ tịch, nhà đất mà đôi khi người ta không biết ghi thế nào cho đúng. Nơi sinh là địa điểm sinh thực tế, chứ không phải là nơi đăng ký khai sinh. Tôi đã xem lại mẫu giấy khai sinh hiện hành của Việt Nam (mẫu ban hành năm 1999), mục "Nơi sinh" có chú thích: "Ghi rõ địa điểm sinh (bệnh viện, trạm y tế), xã/phường, huyện/quận, tỉnh/thành phố..." (dĩ nhiên địa điểm này căn cứ vào giấy chứng sinh). Như vậy đăng ký khai sinh tại nơi thường trú của cha hoặc mẹ, nhưng nơi sinh là ghi theo thực tế. Sau này em bé lớn lên, bất kể làm giấy tờ gì cũng phải ghi "Nơi sinh" theo đúng mục "Nơi sinh" trong giấy khai sinh, đó là căn cứ pháp lý duy nhất. --Avia (thảo luận) 01:23, 29 tháng 8 2005 (UTC)
Nơi sinhnơi sinh trưởng không phải luôn đồng nhất, do tồn tại sự di chuyển của con người (các ví dụ về việc sinh ra khi bà mẹ đang ở trên máy bay, tàu biển thuộc khu vực không thuộc chủ quyền nước nào là minh chứng rõ nhất cho việc không thể lấy nơi sinh thực tế làm căn cứ xác định nơi sinh trưởng, nhưng nơi ở thường trú tại thời điểm sinh ra con của mình thì luôn luôn xác định). Ngoài ra, việc quản lý dân số phải được tiến hành theo nơi mà công dân thường xuyên sinh sống (để thực hiện các chức năng xã hội đối với đứa trẻ như giáo dục, y tế, kinh tế v.v). Giả sử bà A có hộ khẩu Hà Nội nhưng cố tình vào TP Hồ Chí Minh để sinh con và sau đó lại đem con ra Hà Nội, nếu ghi nơi sinh trưởng là Hồ Chí Minh thì hoàn toàn vô lý vì thực tế con bà là B chỉ có nơi sinh là HCM, chứ không phải nơi sinh trưởng, vì mọi quyền lợi và nghĩa vụ đối với B sau này lại chỉ diễn ra ở Hà Nội. Chắc chắn trong sổ hộ khẩu (khi đăng ký khai sinh, người ta cũng làm luôn việc nhập khẩu cho trẻ sơ sinh) người ta phải ghi nơi sinh trưởng và nơi sinh tách khỏi nhau nếu chúng không là một. Em bé đương nhiên là nhập khẩu theo hộ khẩu cha mẹ (rồi "sinh trưởng" ở đó), không phải nhập khẩu vào "nơi sinh". Nhưng trong giấy khai sinh cũng như trong hộ khẩu chỉ có mục nơi sinh chứ không có mục nơi sinh trưởng. (Mặc dù "quê quán" được xác định theo "nơi sinh trưởng của cha đẻ" nhưng xin chú ý, trong các loại giấy tờ (nói chung, và của người cha nói riêng) chỉ có mục "nơi sinh" chứ không có mục "nơi sinh trưởng"). Hơn nữa, "nơi sinh" thì duy nhất, còn "nơi sinh trưởng" như anh Vương giải thích thì có thể có vài nơi (cha mẹ di chuyển theo công việc...). Tôi e là mục này để dành cho các nhà viết tiểu sử mà thôi. À còn cái này: "khi đăng ký khai sinh, người ta cũng làm luôn việc nhập khẩu cho trẻ sơ sinh", hơi xa trọng tâm nhưng cũng xin lưu ý là việc nhập khẩu làm tại Công an quận, còn đăng ký khai sinh tại Uỷ ban nhân dân phường (chính vì thế có thể đăng ký khai sinh cho bé tại nơi tạm trú). --Avia (thảo luận) 09:30, 29 tháng 8 2005 (UTC) Thuật ngữ và khái niệm nơi sinh trưởng, tức nơi mà chính quyền địa phương cho phép đăng ký khai sinh đối với một con người cụ thể không bao giờ là hai địa điểm khác nhau. Nó theo trật tự sau (tùy theo cái nào có, cái sau chỉ được phép khi cái trước không có): 1) nơi có hộ khẩu thường trú của mẹ, 2) nơi tạm trú có thời hạn của mẹ, 3) nơi sinh ra của đứa trẻ (Hiện nay, dự thảo nghị định mới cho phép lấy theo hộ khẩu của cha, chưa rõ trật tự ưu tiên) tại thời điểm đăng ký và nó là duy nhất. Đề nghị User:Avia đọc kỹ lại xem có đúng như thế không. Bạn đừng bao giờ gắn chặt khái niệm nơi sinh (thực tế) với khái niệm nơi sinh trưởng (gắn liền với các quyền lợi và nghĩa vụ của một công dân kể từ lúc chào đời) thì mọi chuyện sẽ sáng tỏ ngay. Tôi hiểu ý của bạn khi cho rằng quê quán của một người đồng nghĩa với nguyên quán (hay quê hương) và cả trăm, nghìn thế hệ vẫn không thay đổi. Vậy tôi hỏi bạn, liệu có ai có biết ông cụ tổ đầu tiên của nhà mình quê ở đâu không (châu Phi chăng) hay chỉ là phỏng đoán và cái nơi gọi là quê quán theo kiểu ấy liệu còn có gì liên quan đến ngày nay không?. Đây chỉ là sự hiểu theo cảm tính. Ví dụ, cụ tổ 5-7 đời trước của A sống ở điểm M nào đó (có thể do di cư từ nơi khác đến mà con cháu sau này cũng không biết chính xác từ nơi nào), con cháu kế tiếp sống ở đó vài đời, đến đời ông, cha của A thì di chuyển đi chỗ khác (N chẳng hạn), do vậy A nghĩ rằng điểm M là quê quán của mình và cho rằng nó vĩnh viễn chỉ là một chỗ. Vậy sau 3-5 đời nữa kể từ A liệu cháu chắt A có còn ràng buộc gì với M hay không, nếu chúng lại tiếp tục di cư vài lần nữa trong từng thế hệ hay là khi đó chúng lại cho điểm N mà cụ, ông chúng là A đã từng sống là quê quán. Lý luận theo kiểu quê quán chỉ là một điểm nào đó mà cụ, kỵ tổ tiên mấy đời trước (rất mơ hồ, không rõ mấy đời) đã sống chỉ phù hợp khi người ta gần như không thay đổi chỗ sinh sống, còn khi người ta thay đổi liên tục nơi sinh sống (qua các thế hệ) thì nó rất vô nghĩa và chẳng có một căn cứ nào làm gốc cả, người ta cần hạn chế cụ thể hơn trong phạm vi các thế hệ mà đa phần là biết nhau (ông-cha-mình). Tôi không hề đồng nhất "nơi sinh" và "nơi sinh trưởng" (anh đọc lại các đoạn trên của tôi). Tôi chỉ lưu ý: 1) "nơi sinh" thì duy nhất (hiển nhiên!); 2) trong các loại giấy tờ tuỳ thân và mẫu khai lý lịch chỉ có mục "nơi sinh" chứ không có mục "nơi sinh trưởng". Nếu tôi hiểu đúng ý anh thì xem ra "nơi sinh trưởng" chẳng qua là nơi đăng ký khai sinh (và nhập hộ khẩu) cho bé sơ sinh. Giả sử bé đăng ký khai sinh ở Sài Gòn, 6 tháng sau, cha mẹ được điều ra Hà Nội, chuyển luôn hộ khẩu đi, bé được hưởng mọi chăm sóc y tế, giáo dục... tại nơi ở mới, thì thực tế em bé sinh trưởng ở đâu: Sài Gòn (nơi đăng ký đầu tiên, nhưng chỉ cư trú có 6 tháng), hay Hà Nội(nơi bé cư trú 5, 10 năm chẳng hạn)? Có phải là "nơi sinh trưởng" có thể là cả 2 nơi không? Về nguyên quán, tôi đồng ý là nó không bất biến, nhưng thực tế người Việt khá gắn bó với dòng họ (thực chất liên hệ với nguyên quán là vì dòng họ) nên có thể không thay đổi ít ra là trên 10 đời. --Avia (thảo luận) 01:47, 30 tháng 8 2005 (UTC) [sửa]

Bên lề

Trả lời Trần đình hiệp:

  • Tôi không phải là người Mỹ
  • Tôi hiện giờ không sống tại Hoa Kỳ
  • Tôi đọc các giải thích, câu hỏi, thảo luận bên trên của ba ông và cảm thấy ... ngày càng thêm không hiểu!
Như trong trường hợp tôi:

  • sinh tại Hà Nội
  • lớn lên tại Sài Gòn
  • cha là người Anh (có một phần máu Irish), mẹ là người Canada nói tiếng Pháp (có một phần máu Đức)
  • sống rất nhiều năm giữa London và Montréal
  • đã sống nhiều năm tại Paris, Milano, New York và Vancouver (BC)
  • đang sống tại Montréal (lần này thì 5 năm rồi)
Vậy những khái niệm mà tôi nghĩ là hoàn toàn hình thức và tương đối vô nghĩa như "công dân của một nước", "nguyên quán", "quê quán"... hay chính cả khái niệm (lỗi thời?) "quốc gia" trong trường hợp của tôi là những cái gì? Và, quan trọng hơn nữa, chúng có áp dụng được không?
Mekong Bluesman 08:16, 29 tháng 8 2005 (UTC)
Cám ơn Mekong Bluesman; Avia ; Vương Ngân Hà Tôi muốn đóng góp để tăng thêm "thành tích" của mình vào Wikipedia bằng cách viết ba bài về: quê quán, nguyên quán,trú quán nhưng có lẽ "pó tay toàn tập" vì nhiều "dữ liệu" quá.? Nhưng nếu thấy "nhiều" mà không theo nữa tôi sợ mình "mất gốc" mất thôi..., Thế mà tiếng Việt lại có quê hương, quê nhà nữa mới sợ chứ..
Trần đình hiệp 09:09, 29 tháng 8 2005 (UTC)
Chưa đủ nguyên "bó" đâu mà hòng "bó tay". Theo tôi việc đòi hỏi khai báo nguyên quán và quê quán thường tập trung vào nơi sinh đẻ của ông cha mình là vì lý do "theo dõi lý lịch và dùng trong các chế độ liên quan về lý lịch" (bắt đầu từ việc như là thi cử Đại Học, vô Đảng, Đoàn, đi làm ở cơ quan công quyền ...) trong thời gian chiến tranh. Mãi cho đến sau này họ vẩn cần dùng những thông tin như vậy để cứu xét "mức độ thành khẩn của một bản sơ yếu lý lịch" (nhưng ngay cả chữ "sơ yếu" này cùng trớt wớt ... nó phải là "trọng yếu lý lịch") nhằm kiểm tra lại xem lời khai có đúng, khớp, và có kiểm tra sự thật lại được hông. Quan trọng nhất là bản khai lý lịch vào xin gia nhập Đảng nếu không đầy đủ hay nhớ không hết, không đúng từng dấu chấm câu thì đừng hòng mà được chấp nhận. Điều này có lẽ đã biến nhập thành truyền thống ?!!!! chả gì ngược lại với bên Mỹ, thứ gì cũng có cái gọi là "form" có số "ID". Các mục khai nó nằm hết vào các ô trống chỉ cần đánh đấu gạch chéo hay điền vào những chử rất cụ thể... Họ ít khi đòi hỏi phải viết thành câu dài lòng thòng liên quan đến dời ông bà hay cha mẹ. Dĩ nhiên một phần là do kết quả của ngành tin học... Mọi thứ đều muốn cho vô cái máy tính đọc cho khoẻ. Hà hà như vậy là bạn Hiệp có cơ may viết riêng thành một cuốn từ điển chuyên môn giải thích thế nào là nguyên quán và quê quán nhá. (nhớ nếu có xuất bản thì đừng có bán mà chỉ tặng không cho những ai khai đúng mẫu đơn xin ... từ điển chuyên môn về Trú quán, Quê quán, Hương quán, và ...tửu quán .-) Anh nói đúng đấy, cái "nguyên quán" rất cần để đi xác minh lại lý lịch gốc rễ xem có phải là "3 đời ăn củ chuối" hay là "có nợ ... với nhân dân" (xin lỗi có mùi chính chị, nhưng đây là chỗ thảo luận). --Avia (thảo luận) Em mời mỗi bác một ly ca phê Huế, các bác vừa uống vừa thư giãn một chút nhé: Có ông Tản Đà này không biết còn sống thì phải lên Công an, hoặc Tư pháp mấy lần: Trời sinh ra bác Tản Đà. Quê hương thì có, cửa nhà thì không? (Chỉ thư giãn thôi nhé)
Các bác uống caphe xong chưa vậy, nếu xong thì bác nào viết bài giúp em chứ wiki chẳng lẽ không có mấy từ này?
Trần Đình Hiệp 10:20, 30 tháng 8 2005 (UTC)
Tôi cũng mới đọc bài viết này.Tôi cũng xin đóng góp quan điểm về việc hiểu và sử dụng thế nào cho đúng 3 khái niệm : nguyên quán, quê quán và trú quán. Có lẽ, chúng ta cần phải dựa vào bản chất của việc sử dụng 3 từ này là gì, và chúng được dùng trong những văn bản mang mức độ khai thác về hình sự khác nhau (việc kê khai lý lịch cá nhân trong từng trường hợp khác nhau như : đơn xin việc, làm visa, cấp hộ khẩu v.v...).
Chính vì quan điểm đó,nên theo tôi, 3 từ này mang ý nghĩa hoàn toàn khác nhau.
Nguyên quán : là nơi mà nhiều đời định cư nhất theo hiểu biết của người khai (nghĩa là nơi có nhiều cụ tổ sinh sống nhất ấy :D). Có thể xác định được chính xác nếu có gia phả.
Quê quán : là nơi sinh trưởng của người cha (hoặc mẹ nếu không có cha).
Trú quán : là nơi đăng ký hộ khẩu thường trú của người khai.
 

Dâu Tây

Xe tải
Biển số
OF-16605
Ngày cấp bằng
23/5/08
Số km
227
Động cơ
511,820 Mã lực
Tuổi
35
Nơi ở
Tuyên Quang
Website
www.facebook.com
Vầng em cũng xin khai lý lịch ợ, cụ lào thấy quen thì rủ em uống rượu với nhá
Nguyên quán: Cao minh- Vĩnh Bảo- Hải phòng
Nơi ĐKTT: Phan thiết -Tuyên Quang
Nơi Làm việc: Hoàn Kiếm -Hà nội
Có cụ lào gần gần, đi uống rượu với em nhá(b)(b)(b)
Cụ này cùng quê với em đấy nhá , chỗ đăng kí hộ khẩu thường trú
 

Blackberry

Xe buýt
Biển số
OF-24236
Ngày cấp bằng
15/11/08
Số km
632
Động cơ
497,250 Mã lực
Sinh tại tp Nam Định
Nội, ngoại tp Nam Định
Học PT tại Nam Định
Học ĐH tại tp HCM, văn bằng 2 tại Hà Nội
Công tác tại 64 tỉnh thành.

Quả này thế nào cũng có cụ nói là lang thang lung tung :21::21::21: thà em nhận trước
 

hieuanh

Xe tải
Biển số
OF-26711
Ngày cấp bằng
1/1/09
Số km
417
Động cơ
491,270 Mã lực
Iem sinh ra ở Hải Phòng, sốg và học tập tại HP 18 năm. Quê em ở Nghĩa Hành, Quảng Ngãi, gia đình nội đã chuyển về hết Nha Trang sinh sống. Còn giờ em làm việc trên Hà Nội... HI vọng em lấy được chồng ở một tỉnh khác nữa cho nhà em nó thành liên hiệp quốc ^^:6:
Cái câu đầu của mợ cũng giống em đấy. Dưng mờ mợ học phổ thông trường nào nhỉ?
 

yentrangphich

Xe máy
Biển số
OF-26714
Ngày cấp bằng
1/1/09
Số km
82
Động cơ
488,120 Mã lực
Nơi ở
OF 4R
Em góc Bùi Thị Cúc, P Trần Phú, TP Hải duơng,
Hiện tại: Văn Quán, Hà đông, Hà nọi 2
Xin kính chào các bác(l)(l)
 

hieuanh

Xe tải
Biển số
OF-26711
Ngày cấp bằng
1/1/09
Số km
417
Động cơ
491,270 Mã lực
OF nhà mình có cụ nào quê ở Làng Tó- xã Tả Thanh Oai- huyên Thanh Trì (Hà Nội) ko nhỉ. Em có thằng bạn quê ở đó đi đâu cũng vỗ ngực là "giai tó" :)):)):))
 

Tôn silic

Xe tăng
Biển số
OF-19303
Ngày cấp bằng
30/7/08
Số km
1,349
Động cơ
515,600 Mã lực
Tuổi
38
Nơi ở
nhà em trên phố lớn nhưng sâu trong ngõ nhỏ
OF nhà mình có cụ nào quê ở Làng Tó- xã Tả Thanh Oai- huyên Thanh Trì (Hà Nội) ko nhỉ. Em có thằng bạn quê ở đó đi đâu cũng vỗ ngực là "giai tó" :)):)):))
quê bà nội em đấy.nhưng em mới về đấy có 1 lần
 

bachchuongtu

Xe tải
Biển số
OF-20654
Ngày cấp bằng
1/9/08
Số km
252
Động cơ
501,539 Mã lực
Nơi ở
Hạ Long
Quê gốc Thanh Hóa ( đồng hương với bác chủ thớt rồi ).
Quê ngoại: Quảng Ninh.
Hiện em đang ở Hạ Long.
 

HaiTrung

Xe hơi
Biển số
OF-11216
Ngày cấp bằng
23/10/07
Số km
104
Động cơ
531,840 Mã lực
Nhận đồng hương với mợ phát:Nghệ choa ăn nói dọng dằn, quanh năm nghèo đói mần chi ăn mà về...
Đường vô xứ nghệ loanh quanh
Non xanh nước biếc như tranh họa đồ
Ai vô xứ nghệ thì vô...
còn tui thì cứ thủ đô tui làm
:'(
 

humvee1

Xe đạp
Biển số
OF-28407
Ngày cấp bằng
4/2/09
Số km
26
Động cơ
484,050 Mã lực
Em :
Gốc: Nam Định
Ngọn: Hà Nội
Phụ Mẫu: Đang sồng ở Bảo Lộc - Lâm Đồng( 1 năm em vào thăm phụ mẫ 1-2 lần)
 

muadem

Xe cút kít
Biển số
OF-30520
Ngày cấp bằng
4/3/09
Số km
18,051
Động cơ
648,140 Mã lực
Nơi ở
xanh cỏ đến, đỏ ngói đi
iem mà khai thì dài lém ợ:102::102::102:
Tạm dư lày:
1. Gốc iem: Nam Định
2. Gốc gấu: Thái Bình
3. Nơi lĩnh lương: Hà Nội
4. Chỗ uống bia: 90% quán bia hơi ở Thăng Long (gần) ngàn năm văn hiến:21::21::21:
 

leevicky

Xe tải
Biển số
OF-16460
Ngày cấp bằng
19/5/08
Số km
307
Động cơ
512,948 Mã lực
Nơi ở
SG - HN
Ouch. Nhà em:
Gốc nội: Đan Phượng
Gốc Ngoại:Phú Thọ
Ông Bô - Sài Gòn
Bà Bô - Lào Cai.
Nơi đóng BHXH- HN.
(Quê nội tương lai - ứ biết)
 

hieu0210

Xe buýt
Biển số
OF-18683
Ngày cấp bằng
17/7/08
Số km
523
Động cơ
509,010 Mã lực
Nơi ở
Nhạc Vàng FANCLUB !
iem gốc hà lội 1,gấu nông cống thanh hóa,ngoại ngọc hồi-thanh trì
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top