Em xem trên báo thấy có vụ này, mời các bác xem, em cũng cho nhóc nhà em đội mũ khi đi xe máy cho an toàn.
Thông điệp cho sự sống (link báo tuoitreonline)
TTCT - Nếu còn sống, năm nay cô bé Lê Xuân Hân sẽ tròn 9 tuổi, sẽ là một học sinh lớp 3, sẽ có hàng vạn ngày xán lạn để tận hưởng cuộc sống tươi đẹp. Nhưng em đã ra đi mãi mãi trong một tai nạn giao thông...
Bé Lê Xuân Hân
Một giấc mơ không còn...
Sáng chủ nhật 20-1-2008, mẹ tết tóc, mặc váy thật đẹp cho hai cô con gái cưng Lê Xuân Hân (8 tuổi) và Lê Minh Như (6 tuổi) để đi thăm ông bà. Niềm vui chưa kịp trọn vẹn thì chiếc xe máy chạy ngược chiều của một thanh niên say rượu đã đâm thẳng vào chiếc xe máy chở cả gia đình. Anh thanh niên thiệt mạng tại chỗ. Người cha bị đa chấn thương, vỡ thanh quản, tràn dịch màng phổi. Người mẹ bị rách nhiều bộ phận, giập cằm, bất tỉnh tới nửa tháng sau mới hồi phục. Đứa em bị rách ngay xoáy đầu, phải khâu nhiều mũi. Cả gia đình nằm ở bốn phòng khác nhau trong Bệnh viện Chợ Rẫy. Bị chấn thương sọ não nghiêm trọng và vỡ nhiều bộ phận trên cơ thể, bé Hân đã không bao giờ tỉnh lại sau tai nạn đó.
Cô bé có đôi mắt tròn to và khuôn mặt thật thanh tú. Là học sinh luôn dẫn đầu lớp ở Trường tiểu học An Lạc 3, quận Bình Tân, TP.HCM. Cô bé láu lỉnh, hay cười, vui nhộn, đáng yêu của cha mẹ ngày nào giờ đã nằm yên nghỉ dưới ba tấc đất. Hân vẽ tranh rất đẹp và từng ước mơ trở thành một họa sĩ nổi tiếng. Nhưng ước mơ đã không còn...
Nghĩ rằng cả gia đình không đi đâu xa và đội mũ bảo hiểm sẽ làm hỏng kiểu tóc của hai bé nên cha mẹ đã không đội mũ bảo hiểm cho hai con gái mình. Tai nạn xảy đến bất ngờ. Bố mẹ Hân đều chấn thương nặng sau tai nạn nhưng không bị chấn thương đầu. Cô em gái được mẹ đỡ trong tay cũng thoát chết. Hân bị chấn thương sọ não do bị va đập mạnh vào đầu.
Sau khi được tách riêng để điều trị và hồi phục mất gần một tháng, người mẹ mới được báo tin đứa con gái yêu thương đã mất trong vụ tai nạn kinh hoàng. Chị bàng hoàng, sửng sốt và tự giày vò mình trong hối hận. Giá như...
Trước đó, cô bé là một trong những học sinh nằm trong dự án “Mũ bảo hiểm cho trẻ em” của Quỹ phòng chống thương vong châu Á (AIP) với chương trình tuyên truyền và tặng mũ bảo hiểm cho trẻ em ở TP.HCM. Cái chết của bé đã làm người lớn giật mình. Bởi chỉ vì suy nghĩ chủ quan của cha mẹ, bé đã phải ra đi mãi mãi. Bởi nếu bé đội mũ bảo hiểm, có thể bé đã sống. Nhưng số phận không cho ta nói chữ “Nếu” hay “Giá như”. Số phận có thể cướp mất con người mà ta yêu thương...
Nước mắt chưa khô...
Hình ảnh bé Lê Xuân Hân ngây thơ trong bộ đồng phục và cái chết thương tâm của bé đã được Quỹ AIP viết thành một câu chuyện gửi đến tất cả các trường tiểu học, phổ thông trên toàn quốc và các nước châu Á, với lời nhắn nhủ: phụ huynh hãy đội mũ bảo hiểm cho con mình. Trong một năm sau đó, gia đình bé cũng trở thành đại sứ thiện chí của quỹ, tham gia tất cả các cuộc vận động đội mũ bảo hiểm trên khắp các tỉnh thành cả nước.
Chị Nguyễn Thị Xuân Diễm, mẹ bé Hân, đã khóc không biết bao nhiêu lần trong những buổi nói chuyện chia sẻ câu chuyện của gia đình mình trên truyền hình, trên sân khấu các buổi tuyên truyền, tại phòng cấp cứu các bệnh viện, tại các buổi tặng mũ bảo hiểm ở trường tiểu học. Câu chuyện của chị luôn bắt đầu bằng nước mắt và kết thúc cũng bằng nước mắt. Trong làn nước mắt, chị nói rằng dẫu có hối hận bao nhiêu đi nữa chị cũng không thể tha thứ cho mình. “Lúc đó tôi nghĩ đơn giản quá, quãng đường ngắn, đội mũ bảo hiểm sẽ làm hỏng mái tóc đẹp của con. Giờ con tôi đã ra đi mãi mãi, chỉ mong các bậc làm cha làm mẹ hãy lấy đây làm bài học để không bao giờ lơ là khi tham gia giao thông” - chị đã nức nở khi chia sẻ nỗi đau của mình với các phụ huynh khác.
Một năm đã trôi qua. Vết rách trên cằm người mẹ nay đã thành vết sẹo. Người cha của bé Hân - anh Lê Quốc Hùng - sau hai ca phẫu thuật mổ thanh quản và cố định xương đã nói được dù giọng nói rất yếu ớt, nhưng anh hoàn toàn mất khả năng làm việc do các chấn thương khác. Cô em gái Lê Minh Như tóc đã dài ra nhưng không che được vết sẹo dài trên xoáy đầu. Ở vết sẹo đó tóc không mọc lên được, cứ trắng hếu một vệt...
Một năm đã trôi qua nhưng trên đầu giường ở ngôi nhà đơn sơ tại phường Bình Trị Đông A, quận Bình Tân luôn có cuộn giấy lau nước mắt của những người còn sống. Cô bé Minh Như mới 7 tuổi lúc nào cũng dọn riêng một phần thức ăn cho “chị Hai” trong bữa cơm gia đình, trước ngày giỗ biết gọi bạn bè trong xóm lên chùa thắp hương cho chị. Luôn có một góc ban thờ ở ngôi chùa Giác Phước gần nhà nghi ngút khói, đồ cúng luôn là kẹo que, hộp sữa, bánh quy, đồ chơi trẻ con... Nhìn những đứa nhỏ cùng lứa rủ nhau lên chùa thắp hương cho bạn, loay hoay cắm ống hút vào hộp sữa rồi đặt lên ban thờ cúng bạn, rồi quỳ lạy như người lớn, chị Diễm lại trào nước mắt.
Đầu năm 2009 cũng là lúc gia đình tổ chức giỗ một năm cho bé Hân theo ngày âm lịch. Còn với Quỹ AIP, ngày giỗ bé Hân hằng năm đã trở thành ngày các thành viên của quỹ tưởng niệm những nạn nhân đã khuất trong các vụ tai nạn suốt một năm qua. Hình ảnh của bé Lê Xuân Hân đã trở thành một biểu tượng luôn đồng hành cùng quá trình hoạt động của Quỹ AIP không chỉ ở VN mà còn ở nhiều nước trong khu vực, để sự ra đi của bé thật sự trở thành thông điệp cho những người đang sống, để xóa dần đi những mất mát và đớn đau đang hiện hữu trong cuộc đời này.
LƯU TRANG
Thông điệp cho sự sống (link báo tuoitreonline)
TTCT - Nếu còn sống, năm nay cô bé Lê Xuân Hân sẽ tròn 9 tuổi, sẽ là một học sinh lớp 3, sẽ có hàng vạn ngày xán lạn để tận hưởng cuộc sống tươi đẹp. Nhưng em đã ra đi mãi mãi trong một tai nạn giao thông...
Bé Lê Xuân Hân
Một giấc mơ không còn...
Sáng chủ nhật 20-1-2008, mẹ tết tóc, mặc váy thật đẹp cho hai cô con gái cưng Lê Xuân Hân (8 tuổi) và Lê Minh Như (6 tuổi) để đi thăm ông bà. Niềm vui chưa kịp trọn vẹn thì chiếc xe máy chạy ngược chiều của một thanh niên say rượu đã đâm thẳng vào chiếc xe máy chở cả gia đình. Anh thanh niên thiệt mạng tại chỗ. Người cha bị đa chấn thương, vỡ thanh quản, tràn dịch màng phổi. Người mẹ bị rách nhiều bộ phận, giập cằm, bất tỉnh tới nửa tháng sau mới hồi phục. Đứa em bị rách ngay xoáy đầu, phải khâu nhiều mũi. Cả gia đình nằm ở bốn phòng khác nhau trong Bệnh viện Chợ Rẫy. Bị chấn thương sọ não nghiêm trọng và vỡ nhiều bộ phận trên cơ thể, bé Hân đã không bao giờ tỉnh lại sau tai nạn đó.
Cô bé có đôi mắt tròn to và khuôn mặt thật thanh tú. Là học sinh luôn dẫn đầu lớp ở Trường tiểu học An Lạc 3, quận Bình Tân, TP.HCM. Cô bé láu lỉnh, hay cười, vui nhộn, đáng yêu của cha mẹ ngày nào giờ đã nằm yên nghỉ dưới ba tấc đất. Hân vẽ tranh rất đẹp và từng ước mơ trở thành một họa sĩ nổi tiếng. Nhưng ước mơ đã không còn...
Nghĩ rằng cả gia đình không đi đâu xa và đội mũ bảo hiểm sẽ làm hỏng kiểu tóc của hai bé nên cha mẹ đã không đội mũ bảo hiểm cho hai con gái mình. Tai nạn xảy đến bất ngờ. Bố mẹ Hân đều chấn thương nặng sau tai nạn nhưng không bị chấn thương đầu. Cô em gái được mẹ đỡ trong tay cũng thoát chết. Hân bị chấn thương sọ não do bị va đập mạnh vào đầu.
Sau khi được tách riêng để điều trị và hồi phục mất gần một tháng, người mẹ mới được báo tin đứa con gái yêu thương đã mất trong vụ tai nạn kinh hoàng. Chị bàng hoàng, sửng sốt và tự giày vò mình trong hối hận. Giá như...
Trước đó, cô bé là một trong những học sinh nằm trong dự án “Mũ bảo hiểm cho trẻ em” của Quỹ phòng chống thương vong châu Á (AIP) với chương trình tuyên truyền và tặng mũ bảo hiểm cho trẻ em ở TP.HCM. Cái chết của bé đã làm người lớn giật mình. Bởi chỉ vì suy nghĩ chủ quan của cha mẹ, bé đã phải ra đi mãi mãi. Bởi nếu bé đội mũ bảo hiểm, có thể bé đã sống. Nhưng số phận không cho ta nói chữ “Nếu” hay “Giá như”. Số phận có thể cướp mất con người mà ta yêu thương...
Nước mắt chưa khô...
Hình ảnh bé Lê Xuân Hân ngây thơ trong bộ đồng phục và cái chết thương tâm của bé đã được Quỹ AIP viết thành một câu chuyện gửi đến tất cả các trường tiểu học, phổ thông trên toàn quốc và các nước châu Á, với lời nhắn nhủ: phụ huynh hãy đội mũ bảo hiểm cho con mình. Trong một năm sau đó, gia đình bé cũng trở thành đại sứ thiện chí của quỹ, tham gia tất cả các cuộc vận động đội mũ bảo hiểm trên khắp các tỉnh thành cả nước.
Chị Nguyễn Thị Xuân Diễm, mẹ bé Hân, đã khóc không biết bao nhiêu lần trong những buổi nói chuyện chia sẻ câu chuyện của gia đình mình trên truyền hình, trên sân khấu các buổi tuyên truyền, tại phòng cấp cứu các bệnh viện, tại các buổi tặng mũ bảo hiểm ở trường tiểu học. Câu chuyện của chị luôn bắt đầu bằng nước mắt và kết thúc cũng bằng nước mắt. Trong làn nước mắt, chị nói rằng dẫu có hối hận bao nhiêu đi nữa chị cũng không thể tha thứ cho mình. “Lúc đó tôi nghĩ đơn giản quá, quãng đường ngắn, đội mũ bảo hiểm sẽ làm hỏng mái tóc đẹp của con. Giờ con tôi đã ra đi mãi mãi, chỉ mong các bậc làm cha làm mẹ hãy lấy đây làm bài học để không bao giờ lơ là khi tham gia giao thông” - chị đã nức nở khi chia sẻ nỗi đau của mình với các phụ huynh khác.
Một năm đã trôi qua. Vết rách trên cằm người mẹ nay đã thành vết sẹo. Người cha của bé Hân - anh Lê Quốc Hùng - sau hai ca phẫu thuật mổ thanh quản và cố định xương đã nói được dù giọng nói rất yếu ớt, nhưng anh hoàn toàn mất khả năng làm việc do các chấn thương khác. Cô em gái Lê Minh Như tóc đã dài ra nhưng không che được vết sẹo dài trên xoáy đầu. Ở vết sẹo đó tóc không mọc lên được, cứ trắng hếu một vệt...
Một năm đã trôi qua nhưng trên đầu giường ở ngôi nhà đơn sơ tại phường Bình Trị Đông A, quận Bình Tân luôn có cuộn giấy lau nước mắt của những người còn sống. Cô bé Minh Như mới 7 tuổi lúc nào cũng dọn riêng một phần thức ăn cho “chị Hai” trong bữa cơm gia đình, trước ngày giỗ biết gọi bạn bè trong xóm lên chùa thắp hương cho chị. Luôn có một góc ban thờ ở ngôi chùa Giác Phước gần nhà nghi ngút khói, đồ cúng luôn là kẹo que, hộp sữa, bánh quy, đồ chơi trẻ con... Nhìn những đứa nhỏ cùng lứa rủ nhau lên chùa thắp hương cho bạn, loay hoay cắm ống hút vào hộp sữa rồi đặt lên ban thờ cúng bạn, rồi quỳ lạy như người lớn, chị Diễm lại trào nước mắt.
Đầu năm 2009 cũng là lúc gia đình tổ chức giỗ một năm cho bé Hân theo ngày âm lịch. Còn với Quỹ AIP, ngày giỗ bé Hân hằng năm đã trở thành ngày các thành viên của quỹ tưởng niệm những nạn nhân đã khuất trong các vụ tai nạn suốt một năm qua. Hình ảnh của bé Lê Xuân Hân đã trở thành một biểu tượng luôn đồng hành cùng quá trình hoạt động của Quỹ AIP không chỉ ở VN mà còn ở nhiều nước trong khu vực, để sự ra đi của bé thật sự trở thành thông điệp cho những người đang sống, để xóa dần đi những mất mát và đớn đau đang hiện hữu trong cuộc đời này.
LƯU TRANG