[Thảo luận] Các bác khẩn trương đóng phí nhé

Trạng thái
Thớt đang đóng

redhair

Xe tải
Biển số
OF-96854
Ngày cấp bằng
24/5/11
Số km
364
Động cơ
403,458 Mã lực
Bộ Giao thông: 10 ngàn tỷ để xây trụ sở

Tác giả: PV

Đề án Công nghiệp hóa - hiện đại hóa (CNH - HĐH) Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) vừa được Bộ trưởng Đinh La Thăng ký phê duyệt.

Kinh phí để thực hiện đề án này lên đến 223.790 tỉ đồng cho giai đoạn từ nay đến năm 2020. Ở đây cũng cần phải nói rõ, nội dung đề án chỉ giới hạn trong các cơ quan và doanh nghiệp thuộc quyền chủ quản của Bộ GTVT.

Danh mục đầu tư trong khuôn khổ đề án gồm 12 nhóm nội dung, từ xây dựng trụ sở làm việc, thiết lập hệ thống cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin cho đến mua sắm trang thiết bị, phát triển đội tàu biển, máy bay và đào tạo nguồn nhân lực.

Một trong những nội dung đầu tiên trong danh mục là xây dựng nhà làm việc cho các cơ quan, đơn vị của bộ và trực thuộc Bộ GTVT. Tổng kinh phí dự chi cho phần này 10.998 tỉ đồng và hầu hết sẽ được thực hiện trong giai đoạn 2012-2015.

Trong đó, đầu tư trụ sở cho khối văn phòng bộ 1.000 tỉ đồng và các tổng cục, cục trực thuộc 3.118 tỉ đồng để trụ sở làm việc đạt tiêu chuẩn hiện đại.


Bên cạnh đó, chương trình phát triển cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin phục vụ quản lý và quản trị doanh nghiệp sẽ tiêu tốn 470 tỉ đồng.

Khoản chi lớn nhất trong đề án này là phát triển đội tàu biển cho Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines), với 100.000 tỉ đồng để "phục vụ CNH - HĐH". Theo đề án, từ nay đến năm 2015, dự kiến chi 30.000 tỉ đồng để mua thêm 67 con tàu, gồm 48 tàu chở hàng khô, 14 tàu container và 5 chiếc tàu chở dầu để bảo đảm đến năm 2015 có đội tàu với tổng trọng tải ít nhất 15 triệu tấn.

Đề án không phân tích tính khả thi cũng như hiệu quả kinh tế của chủ trương đầu tư đội tàu này, nhất là trong bối cảnh ngành vận tải biển nói chung đang lao đao vì thua lỗ, nhiều công ty tư nhân đã phải bán tàu để trả nợ. Từ năm 2016-2020 sẽ đầu tư tiếp 70.000 tỉ đồng để sắm thêm 95 con tàu, trong đó có 50 tàu chở hàng, 25 tàu container và 20 tàu chở dầu.


Khoản chi lớn thứ hai là 80.083 tỉ đồng để phát triển đội máy bay của hàng không Việt Nam, trong đó giai đoạn 2012-2015 chi 43.838 tỉ đồng và năm năm tiếp theo 36.245 tỉ đồng. Với khoản đầu tư trên, đến năm 2020 Vietnam Airlines sẽ có 171 máy bay, trong đó 70 chiếc thuộc sở hữu của Vietnam Airlines và còn lại là máy bay thuê.

Đề án cũng nêu rõ danh mục các loại máy bay Vietnam Airlines sở hữu và thuê, gồm Boeing 787-9, Boeing 777, các loại Airbus A350, A321 và A320, ATR72-200, Fokker 70. Cũng như trong lĩnh vực tàu biển, đề án này không phân tích rõ các yếu tố thị trường, hiệu quả kinh tế của chương trình đầu tư này.

Khối doanh nghiệp công ích cũng sẽ được đầu tư khá nhiều, đến 15.379 tỉ đồng. Số tiền này tập trung cho ba doanh nghiệp là Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam, Tổng công ty Đảm bảo an toàn Hàng hải miền Bắc và Tổng công ty Đảm bảo an toàn Hàng hải miền Nam.

Về giải pháp vốn, Bộ GTVT dự kiến ngân sách nhà nước sẽ chi 20.000 tỉ đồng cho các chương trình đầu tư phần mềm, cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin phục vụ cho công tác quản lý, trụ sở làm việc của cơ quan quản lý nhà nước, đầu tư cho các công trình và dịch vụ công ích.

Số còn lại huy động từ vốn tự có của doanh nghiệp, vốn vay, ODA và huy động từ xã hội. Ngoài ra, Bộ GTVT còn đề nghị Chính phủ hỗ trợ cho vay vốn ưu đãi, tạo cơ chế thuận lợi về thuế, nhân lực để giúp thực hiện CNH - HĐH theo nội dung của đề án.

(Theo TBKTSG)
http://vef.vn/2012-04-24-bo-giao-thong-10-ngan-ty-de-xay-tru-so
 

yenthanh2410

Xe tải
Biển số
OF-77936
Ngày cấp bằng
15/11/10
Số km
246
Động cơ
421,380 Mã lực
Nơi ở
Loanh quanh Miền Bắc
Thảo nào mà tự hào đóng phí trói chân mình là yêu nước! Ôi # ơi!
 

huyengau

Xe buýt
Biển số
OF-108256
Ngày cấp bằng
8/8/11
Số km
753
Động cơ
399,800 Mã lực
cháu bán xe lâu rối , kệ
 

newescape

Xe máy
Biển số
OF-130930
Ngày cấp bằng
15/2/12
Số km
87
Động cơ
374,070 Mã lực
cái này e cũng hóng và được biết hiện nay đang có tinh trạng hết tiền nhưng lỡ quy hoạch chuyển các cơ quan trong khu trung tâm ra ngoài để xây mới, nhưng tiền hết nên các bộ ban ngành tìm mọi cách xây như bán lại lô đất đang sự dụng cho mục đích xây trung tâm thương mại văn phòng cho thuê, tìm các nguồn thu để xây dựng... một bộ có khoảng ngìn nhân viên nhưng chuyển đi rồi xây cao ốc chót vót lại có hàng nghìn người khác tới làm việc bảo sao k tắc???
 

88T8-8888

Xe tải
Biển số
OF-139106
Ngày cấp bằng
19/4/12
Số km
266
Động cơ
371,023 Mã lực
Nơi ở
White house
e đi làm để nuôi xe giờ đóng thêm phí chắc e nhịn luôn.
 

SHD

Xe điện
Biển số
OF-48984
Ngày cấp bằng
19/10/09
Số km
2,274
Động cơ
480,670 Mã lực
Cháu vượt biên đây, cháu chả yêu nước nữa đâu, cháu sang bển cưỡi ô tô ngắm tư bổn giẫy chết đây =))
 

cn8286

Xe hơi
Biển số
OF-87824
Ngày cấp bằng
8/3/11
Số km
105
Động cơ
408,600 Mã lực
Nơi ở
nhà bế con
nếu không đủ đk chuyển nhà ra nước ngoài thì đất phật là nơi em đang nghĩ đến hic
 

vam

Xe buýt
Biển số
OF-82319
Ngày cấp bằng
9/1/11
Số km
654
Động cơ
419,920 Mã lực
# sắp về vườn rồi. Hóng đề án khác. :-?
 

Laixebk

Xe tăng
Biển số
OF-82777
Ngày cấp bằng
14/1/11
Số km
1,157
Động cơ
1,212,948 Mã lực
Nơi ở
Đỉnh sương mù
Rồi sẽ xuất hiện nhiều loại phí khác mỗi khi bước ra khỏi nhà. # làm như thể người dân bây giờ như dân đen thời Pháp thuộc không bằng.
 

Minhtep

Xe máy
Biển số
OF-130218
Ngày cấp bằng
10/2/12
Số km
89
Động cơ
374,690 Mã lực
Bộ Giao thông: 10 ngàn tỷ để xây trụ sở

Tác giả: PV

Đề án Công nghiệp hóa - hiện đại hóa (CNH - HĐH) Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) vừa được Bộ trưởng Đinh La Thăng ký phê duyệt.

Kinh phí để thực hiện đề án này lên đến 223.790 tỉ đồng cho giai đoạn từ nay đến năm 2020. Ở đây cũng cần phải nói rõ, nội dung đề án chỉ giới hạn trong các cơ quan và doanh nghiệp thuộc quyền chủ quản của Bộ GTVT.

Danh mục đầu tư trong khuôn khổ đề án gồm 12 nhóm nội dung, từ xây dựng trụ sở làm việc, thiết lập hệ thống cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin cho đến mua sắm trang thiết bị, phát triển đội tàu biển, máy bay và đào tạo nguồn nhân lực.

Một trong những nội dung đầu tiên trong danh mục là xây dựng nhà làm việc cho các cơ quan, đơn vị của bộ và trực thuộc Bộ GTVT. Tổng kinh phí dự chi cho phần này 10.998 tỉ đồng và hầu hết sẽ được thực hiện trong giai đoạn 2012-2015.

Trong đó, đầu tư trụ sở cho khối văn phòng bộ 1.000 tỉ đồng và các tổng cục, cục trực thuộc 3.118 tỉ đồng để trụ sở làm việc đạt tiêu chuẩn hiện đại.


Bên cạnh đó, chương trình phát triển cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin phục vụ quản lý và quản trị doanh nghiệp sẽ tiêu tốn 470 tỉ đồng.

Khoản chi lớn nhất trong đề án này là phát triển đội tàu biển cho Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines), với 100.000 tỉ đồng để "phục vụ CNH - HĐH". Theo đề án, từ nay đến năm 2015, dự kiến chi 30.000 tỉ đồng để mua thêm 67 con tàu, gồm 48 tàu chở hàng khô, 14 tàu container và 5 chiếc tàu chở dầu để bảo đảm đến năm 2015 có đội tàu với tổng trọng tải ít nhất 15 triệu tấn.

Đề án không phân tích tính khả thi cũng như hiệu quả kinh tế của chủ trương đầu tư đội tàu này, nhất là trong bối cảnh ngành vận tải biển nói chung đang lao đao vì thua lỗ, nhiều công ty tư nhân đã phải bán tàu để trả nợ. Từ năm 2016-2020 sẽ đầu tư tiếp 70.000 tỉ đồng để sắm thêm 95 con tàu, trong đó có 50 tàu chở hàng, 25 tàu container và 20 tàu chở dầu.


Khoản chi lớn thứ hai là 80.083 tỉ đồng để phát triển đội máy bay của hàng không Việt Nam, trong đó giai đoạn 2012-2015 chi 43.838 tỉ đồng và năm năm tiếp theo 36.245 tỉ đồng. Với khoản đầu tư trên, đến năm 2020 Vietnam Airlines sẽ có 171 máy bay, trong đó 70 chiếc thuộc sở hữu của Vietnam Airlines và còn lại là máy bay thuê.

Đề án cũng nêu rõ danh mục các loại máy bay Vietnam Airlines sở hữu và thuê, gồm Boeing 787-9, Boeing 777, các loại Airbus A350, A321 và A320, ATR72-200, Fokker 70. Cũng như trong lĩnh vực tàu biển, đề án này không phân tích rõ các yếu tố thị trường, hiệu quả kinh tế của chương trình đầu tư này.

Khối doanh nghiệp công ích cũng sẽ được đầu tư khá nhiều, đến 15.379 tỉ đồng. Số tiền này tập trung cho ba doanh nghiệp là Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam, Tổng công ty Đảm bảo an toàn Hàng hải miền Bắc và Tổng công ty Đảm bảo an toàn Hàng hải miền Nam.

Về giải pháp vốn, Bộ GTVT dự kiến ngân sách nhà nước sẽ chi 20.000 tỉ đồng cho các chương trình đầu tư phần mềm, cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin phục vụ cho công tác quản lý, trụ sở làm việc của cơ quan quản lý nhà nước, đầu tư cho các công trình và dịch vụ công ích.

Số còn lại huy động từ vốn tự có của doanh nghiệp, vốn vay, ODA và huy động từ xã hội. Ngoài ra, Bộ GTVT còn đề nghị Chính phủ hỗ trợ cho vay vốn ưu đãi, tạo cơ chế thuận lợi về thuế, nhân lực để giúp thực hiện CNH - HĐH theo nội dung của đề án.

(Theo TBKTSG)
http://vef.vn/2012-04-24-bo-giao-thong-10-ngan-ty-de-xay-tru-so
Bộ Giao thông đã vậy, thế các bộ khác thì sao nhỉ
 

TONGIA

Xe lừa
Biển số
OF-9339
Ngày cấp bằng
9/9/07
Số km
39,931
Động cơ
876,332 Mã lực
Nơi ở
Shadow Brothers.
Do dân VN tè nhiều gây ô nhiễm môi trường dự kiến tới đây # sẽ tư vấn cho B. TNMT thu 500đ/short. Thu như kiểu phí lưu hành.

Truym nào đã dán tem nộp phí mới được tè/ Truym nào không tem thò ra các đoàn thanh tra kiểm tra phát hiện sẽ ... kắt
 

hoang_vo

Xe tải
Biển số
OF-115579
Ngày cấp bằng
5/10/11
Số km
212
Động cơ
388,610 Mã lực
Nơi ở
cầu giấy
em giờ mở tv lên mà thấy thăng huyền thăng là em tắt luôn, chán toàn tập...
 

HUMMER H4

Xe hơi
Biển số
OF-93114
Ngày cấp bằng
26/4/11
Số km
141
Động cơ
404,110 Mã lực
Em làm tàu biển lâu năm nên em hiểu rõ tình hình. Đầu tư cho tàu biển trong giai đoạn này là cực kỳ mạo hiểm và thiếu tính khả thi. Chỉ từ cuối năm 2008 đến nay đã có trên 50 % số doanh ngieepj VTB phá sản. Hàng loạt tàu đang đóng không có khách hàng mua ( khách hàng cũ đã bỏ của chạy lấy người). Số vốn đầu tư thì vô cùng lớn mà tỉ số lãi/vốn rất thấp, thậm chí là âm.
Cái sai cơ bản nhất của chúng ta là sai ngay từ PHƯƠNG PHÁP LUẬN. Bản chất của tư bản là tích lũy và lớn dần ( tích lũy tư bản). Tất cả các tập đoàn lớn, đa quốc gia đều đi lên từ nhỏ, tích lũy tài chính, kinh nghiệm, nhân sự và lớn dần lên theo thời gian ( rất lâu).
Vậy mà ở ta, tự nhiên đưa cho doanh nghiệp một đống tiền và bảo mày đi mua cái nọ, cái kia, làm cái này, cái khác để cạnh tranh với các tập đoàn nước ngoài....
Vậy là doanh nghiệp loay hoay với một số tiền rất lớn trong khi kinh nghiệm thì thiếu, nhân lực thì yếu, quản lý thì kém. Nếu là các cụ thì cụ sẽ làm gì với hàng trăm ngàn tỷ đồng đó. Thất thoát khách quan do quản lý- có. Thất thoát do đục nước béo cò- rất nhiều. Thất thoát do cơ chế- có. Vậy là từ 1 đống tiền đi chia năm xẻ bảy, như bát nước đổ ra sàn. Vinashin là một ví dụ
Khi đổ bể thì vài người đi tù, hô hào tái cơ cấu ( điều này đúng, dù muộn vẫn hơn không) thì có khác gì ta đang vớt vát lại bát nước đã đổ.
Hy vong vớt vát lại càng nhiều càng tốt. Hixxx
 

quacachua

Xe đạp
Biển số
OF-97358
Ngày cấp bằng
27/5/11
Số km
38
Động cơ
399,840 Mã lực
Nơi ở
Ngủ tại xe
Em làm tàu biển lâu năm nên em hiểu rõ tình hình. Đầu tư cho tàu biển trong giai đoạn này là cực kỳ mạo hiểm và thiếu tính khả thi. Chỉ từ cuối năm 2008 đến nay đã có trên 50 % số doanh ngieepj VTB phá sản. Hàng loạt tàu đang đóng không có khách hàng mua ( khách hàng cũ đã bỏ của chạy lấy người). Số vốn đầu tư thì vô cùng lớn mà tỉ số lãi/vốn rất thấp, thậm chí là âm.
Cái sai cơ bản nhất của chúng ta là sai ngay từ PHƯƠNG PHÁP LUẬN. Bản chất của tư bản là tích lũy và lớn dần ( tích lũy tư bản). Tất cả các tập đoàn lớn, đa quốc gia đều đi lên từ nhỏ, tích lũy tài chính, kinh nghiệm, nhân sự và lớn dần lên theo thời gian ( rất lâu).
Vậy mà ở ta, tự nhiên đưa cho doanh nghiệp một đống tiền và bảo mày đi mua cái nọ, cái kia, làm cái này, cái khác để cạnh tranh với các tập đoàn nước ngoài....
Vậy là doanh nghiệp loay hoay với một số tiền rất lớn trong khi kinh nghiệm thì thiếu, nhân lực thì yếu, quản lý thì kém. Nếu là các cụ thì cụ sẽ làm gì với hàng trăm ngàn tỷ đồng đó. Thất thoát khách quan do quản lý- có. Thất thoát do đục nước béo cò- rất nhiều. Thất thoát do cơ chế- có. Vậy là từ 1 đống tiền đi chia năm xẻ bảy, như bát nước đổ ra sàn. Vinashin là một ví dụ
Khi đổ bể thì vài người đi tù, hô hào tái cơ cấu ( điều này đúng, dù muộn vẫn hơn không) thì có khác gì ta đang vớt vát lại bát nước đã đổ.
Hy vong vớt vát lại càng nhiều càng tốt. Hixxx
Vote cụ cùng nghề.
Em cũng làm chủ tầu 1 thời gian, nói chung là tầu biển chỉ có tư nhân làm được chứ nhà nước làm thì chết ngay. Lãi mỗi chuyến khoảng 3$/tấn nó cắt hết thì làm gì có lãi. Chưa kể giá nhiên liệu cao, chi phí sửa chữa bảo dưỡng lớn và khai thác qua nhiều kênh.
Vinashin, Tài chính 2 sập rồi, sắp sửa Vinaline cũng thế. Em dự chuẩn 100% luôn.
 

inovavgj

Xe container
Biển số
OF-38227
Ngày cấp bằng
14/6/09
Số km
7,908
Động cơ
510,647 Mã lực
Nơi ở
Định Công - Hoàng Mai
Cứ ăn cứ chơi thằng Rân nó chi

Về giải pháp vốn, Bộ GTVT dự kiến ngân sách nhà nước sẽ chi 20.000 tỉ đồng cho các chương trình đầu tư phần mềm, cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin phục vụ cho công tác quản lý, trụ sở làm việc của cơ quan quản lý nhà nước, đầu tư cho các công trình và dịch vụ công ích.

Số còn lại huy động từ vốn tự có của doanh nghiệp, vốn vay, ODA và huy động từ xã hội. Ngoài ra, Bộ GTVT còn đề nghị Chính phủ hỗ trợ cho vay vốn ưu đãi, tạo cơ chế thuận lợi về thuế, nhân lực để giúp thực hiện CNH - HĐH theo nội dung của đề án.
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top