- Biển số
- OF-95145
- Ngày cấp bằng
- 13/5/11
- Số km
- 438
- Động cơ
- 405,380 Mã lực
'Thị trường ôtô Việt Nam không đóng băng, mà hóa đá'
Các showroom xe nhập đóng cửa, giảm giá cắt lỗ. Xe liên doanh tồn kho khiến doanh số 4 tháng giảm gần 50% so với cùng kỳ 2011.
Thời gian biểu của Lê Minh những ngày này là 9h sáng tới showroom, trong một ngõ khuất trên đường Lê Văn Lương (Hà Nội), để đọc báo và "đi câu" bằng mẩu rao vặt. 16h, anh lái chiếc Morning cũ ra quán cafe với vài người bạn hoặc về sớm chơi với cô con gái 8 tháng tuổi. Chiếc điện thoại lâu lắm chưa có quá 10 cuộc gọi.
"Cách đây 2 năm, mình quên một tiếng ở nhà mà có tới 10 cú gọi nhỡ của khách. Giờ họ đi đâu hết cả rồi", Minh chua chát. Showroom anh làm việc đã 3 lần dọn chỗ, từ mặt đường lớn tới mặt đường nhỏ và cuối cùng là trong con ngõ ít ai biết tên. Có những chiếc xe sắp "ăn sinh nhật lần thứ nhất" khi gần một năm chưa có khách hỏi.
Những chiếc xe nằm chờ khách tại một showroom trên đường Lê Đức Thọ (Hà Nội) vào ngày 31/5.
Khách hàng của Minh và của cả thị trường ôtô cũng không khấm khá hơn. Họ đang không có tiền, đang "sợ" lãi suất và những chính sách phí đổ vào chiếc xe hơi. Không ai dám bỏ hàng trăm triệu ra mua một sản phẩm đắt gấp 2-3 lần Mỹ vào lúc này nếu không có nhu cầu đặc biệt.
Lê Minh thất vọng một thì những ông chủ thất vọng mười. Tiền thuê kho bãi, thuê xưởng, thuê showroom, tiền lãi ngân hàng, tiền nợ, tiền lương nhân viên làm những người thành công một thời quay quắt trong mớ bòng bong không lối thoát.
"Thị trường không phải đóng băng, mà là hóa đá. Băng thì có thể tan nhưng đá thì quá khó. Tôi không biết phải bắt đầu từ đâu để hâm nóng trở lại", anh Mạnh Hà, cựu giám đốc một showroom đã đóng cửa ở Hà Nội nói. Chiếc Lexus LX570 đời cũ anh phải chấp nhận lỗ 500 triệu đồng để bán cho nhanh. Những dòng xe thiên về thời trang như Audi A1 lỗ chừng 4.000-5.000 USD.
Các liên doanh cũng không còn giữ được bình tĩnh. Lần đầu tiên Hiệp hội các nhà sản xuất ôtô gặp mặt gới truyền thông để đề cập về tình hình u ám. Vẻ mặt lo lắng, Chủ tịch của VAMA Laurent Charpentier đưa ra những con số báo động. Doanh số xe hơi 4 tháng đầu năm tụt tới gần 50% so với cùng kỳ 2011, chỉ đạt 18.000 chiếc, gồm cả nhập và lắp ráp.
Hiệp hội ban đầu dự báo tổng doanh số 2012 vào khoảng 140.000 xe nhưng sau đó hạ xuống chỉ còn 100.000, giảm gần 29%. Tuy nhiên kết quả thực tế có thể thấp hơn nữa. Dựa vào chỉ số bán hàng theo mùa, tức không bị tác động của chính sách, thì lượng tiêu thụ chỉ khoảng 81.000, nghĩa là kéo thị trường quay ngược lại 5 năm trước, thời 2007.
Thuế và phí là nguyên nhân chính
Không còn vẻ e dè thường thấy, đại diện VAMA thẳng thừng chỉ ra chính sách thuế và phí đã tạo ra sự ảm đạm. Hiệp hội này cho rằng phí trước bạ 15%, 20% tại hai thị trường chính TP HCM và Hà Nội là quá cao. Nhưng nguyên nhân chính nằm ở phí hạn chế xe hơi mà VAMA nhận định "ở mức rất cao so với đại bộ phận khách hàng có thể chi trả".
"Dù chưa biết có ban hành hay không thì rõ ràng khách hàng đang e dè. Họ sẽ không mua một sản phẩm mà trong tương lai có nguy cơ bị đánh phí", ông Laurent Charpentier phân tích.
Ông Laurent Charpentier (trái), Chủ tịch Hiệp hội các nhà sản xuất ôtô Việt Nam VAMA. Ảnh: Trọng Nghiệp.
Các liên doanh cũng cho rằng chính sách thu phí hạn chế phương tiện đang gián tiếp làm thất thu thuế. Với doanh số giảm khoảng 21.000 xe so với cùng kỳ 2011 thì trong 4 tháng nhà nước thiệt hại khoảng 6.000 tỷ tiền thuế thu từ ôtô, tính một cách trung bình.
"Dựa theo dữ liệu phân tích của chúng tôi thì nhà nước có thể mất 12 tỷ USD tiền thuế trong 8 năm tới", đại diện VAMA nói.
Giới nhập khẩu xe cũng đồng quan điểm rằng chính sách phí trực tiếp tác động xấu tới thị trường ôtô. Khó khăn của nền kinh tế tác động không nhỏ tới nhu cầu. Nhưng phí hạn chế phương tiện là "giọt nước tràn ly", khiến khách hàng không còn nghĩ tới chuyện mua xe nữa.
Anh Hữu Tuấn, Giám đốc showroom ôtô trên đường Lê Đức Thọ (Hà Nội) ví von khó khăn chung của kinh tế giống như cái hố sâu. Cao mấy cũng có người nhảy vì nhu cầu. Nhưng giờ đặt bó chông (phí hạn chế phương tiện) ở dưới thì chẳng còn ai dám.
Giải pháp hữu hiệu nhất mà VAMA đánh giá vào lúc này là chính phủ cần minh bạch các mức phí và hủy bỏ, không đề cập tới phí hạn chế phương tiện giao thông cá nhân nữa. Ngoài ra, phí trước bạ cần được đưa về 5% với xe hơi và 2% với xe tải. Chỉ có như vậy thị trường sẽ hồi phục như 2011, tiền thuế thu về nhiều hơn để đầu tư hạ tầng.
Khi được hỏi nếu các loại thuế vẫn giữ nguyên và phí hạn chế phương tiện được thông qua thì hành động của các liên doanh sẽ thế nào, đại diện các nhà sản xuất trả lời: "Lúc đó Việt Nam sẽ chỉ còn xe nhập khẩu".
Các showroom xe nhập đóng cửa, giảm giá cắt lỗ. Xe liên doanh tồn kho khiến doanh số 4 tháng giảm gần 50% so với cùng kỳ 2011.
Thời gian biểu của Lê Minh những ngày này là 9h sáng tới showroom, trong một ngõ khuất trên đường Lê Văn Lương (Hà Nội), để đọc báo và "đi câu" bằng mẩu rao vặt. 16h, anh lái chiếc Morning cũ ra quán cafe với vài người bạn hoặc về sớm chơi với cô con gái 8 tháng tuổi. Chiếc điện thoại lâu lắm chưa có quá 10 cuộc gọi.
"Cách đây 2 năm, mình quên một tiếng ở nhà mà có tới 10 cú gọi nhỡ của khách. Giờ họ đi đâu hết cả rồi", Minh chua chát. Showroom anh làm việc đã 3 lần dọn chỗ, từ mặt đường lớn tới mặt đường nhỏ và cuối cùng là trong con ngõ ít ai biết tên. Có những chiếc xe sắp "ăn sinh nhật lần thứ nhất" khi gần một năm chưa có khách hỏi.
Những chiếc xe nằm chờ khách tại một showroom trên đường Lê Đức Thọ (Hà Nội) vào ngày 31/5.
Khách hàng của Minh và của cả thị trường ôtô cũng không khấm khá hơn. Họ đang không có tiền, đang "sợ" lãi suất và những chính sách phí đổ vào chiếc xe hơi. Không ai dám bỏ hàng trăm triệu ra mua một sản phẩm đắt gấp 2-3 lần Mỹ vào lúc này nếu không có nhu cầu đặc biệt.
Lê Minh thất vọng một thì những ông chủ thất vọng mười. Tiền thuê kho bãi, thuê xưởng, thuê showroom, tiền lãi ngân hàng, tiền nợ, tiền lương nhân viên làm những người thành công một thời quay quắt trong mớ bòng bong không lối thoát.
"Thị trường không phải đóng băng, mà là hóa đá. Băng thì có thể tan nhưng đá thì quá khó. Tôi không biết phải bắt đầu từ đâu để hâm nóng trở lại", anh Mạnh Hà, cựu giám đốc một showroom đã đóng cửa ở Hà Nội nói. Chiếc Lexus LX570 đời cũ anh phải chấp nhận lỗ 500 triệu đồng để bán cho nhanh. Những dòng xe thiên về thời trang như Audi A1 lỗ chừng 4.000-5.000 USD.
Các liên doanh cũng không còn giữ được bình tĩnh. Lần đầu tiên Hiệp hội các nhà sản xuất ôtô gặp mặt gới truyền thông để đề cập về tình hình u ám. Vẻ mặt lo lắng, Chủ tịch của VAMA Laurent Charpentier đưa ra những con số báo động. Doanh số xe hơi 4 tháng đầu năm tụt tới gần 50% so với cùng kỳ 2011, chỉ đạt 18.000 chiếc, gồm cả nhập và lắp ráp.
Hiệp hội ban đầu dự báo tổng doanh số 2012 vào khoảng 140.000 xe nhưng sau đó hạ xuống chỉ còn 100.000, giảm gần 29%. Tuy nhiên kết quả thực tế có thể thấp hơn nữa. Dựa vào chỉ số bán hàng theo mùa, tức không bị tác động của chính sách, thì lượng tiêu thụ chỉ khoảng 81.000, nghĩa là kéo thị trường quay ngược lại 5 năm trước, thời 2007.
Thuế và phí là nguyên nhân chính
Không còn vẻ e dè thường thấy, đại diện VAMA thẳng thừng chỉ ra chính sách thuế và phí đã tạo ra sự ảm đạm. Hiệp hội này cho rằng phí trước bạ 15%, 20% tại hai thị trường chính TP HCM và Hà Nội là quá cao. Nhưng nguyên nhân chính nằm ở phí hạn chế xe hơi mà VAMA nhận định "ở mức rất cao so với đại bộ phận khách hàng có thể chi trả".
"Dù chưa biết có ban hành hay không thì rõ ràng khách hàng đang e dè. Họ sẽ không mua một sản phẩm mà trong tương lai có nguy cơ bị đánh phí", ông Laurent Charpentier phân tích.
Ông Laurent Charpentier (trái), Chủ tịch Hiệp hội các nhà sản xuất ôtô Việt Nam VAMA. Ảnh: Trọng Nghiệp.
Các liên doanh cũng cho rằng chính sách thu phí hạn chế phương tiện đang gián tiếp làm thất thu thuế. Với doanh số giảm khoảng 21.000 xe so với cùng kỳ 2011 thì trong 4 tháng nhà nước thiệt hại khoảng 6.000 tỷ tiền thuế thu từ ôtô, tính một cách trung bình.
"Dựa theo dữ liệu phân tích của chúng tôi thì nhà nước có thể mất 12 tỷ USD tiền thuế trong 8 năm tới", đại diện VAMA nói.
Giới nhập khẩu xe cũng đồng quan điểm rằng chính sách phí trực tiếp tác động xấu tới thị trường ôtô. Khó khăn của nền kinh tế tác động không nhỏ tới nhu cầu. Nhưng phí hạn chế phương tiện là "giọt nước tràn ly", khiến khách hàng không còn nghĩ tới chuyện mua xe nữa.
Anh Hữu Tuấn, Giám đốc showroom ôtô trên đường Lê Đức Thọ (Hà Nội) ví von khó khăn chung của kinh tế giống như cái hố sâu. Cao mấy cũng có người nhảy vì nhu cầu. Nhưng giờ đặt bó chông (phí hạn chế phương tiện) ở dưới thì chẳng còn ai dám.
Giải pháp hữu hiệu nhất mà VAMA đánh giá vào lúc này là chính phủ cần minh bạch các mức phí và hủy bỏ, không đề cập tới phí hạn chế phương tiện giao thông cá nhân nữa. Ngoài ra, phí trước bạ cần được đưa về 5% với xe hơi và 2% với xe tải. Chỉ có như vậy thị trường sẽ hồi phục như 2011, tiền thuế thu về nhiều hơn để đầu tư hạ tầng.
Khi được hỏi nếu các loại thuế vẫn giữ nguyên và phí hạn chế phương tiện được thông qua thì hành động của các liên doanh sẽ thế nào, đại diện các nhà sản xuất trả lời: "Lúc đó Việt Nam sẽ chỉ còn xe nhập khẩu".