Theo lý thuyết Hiệu ứng cửa sổ vỡ, được áp dụng thử nghiệm tại bang New York và hiện là mẫu mực của cảnh sát nước Mèo thì không phải các vi phạm hành chính nhỏ mà mấy cái thứ lặt vặt như sơn bậy, lậu vé, tiểu đường... mới là nguy cơ lớn về mặt trật tự, vì khi người dân thaya họ có thể phá luật ở mức lặt vặt thì ý thức thượng tôn pháp luật sẽ suy giảm và các tội phạm khác sẽ được đà gia tăng. Một hệ quả xấu nữa là công dân sẽ ko còn ý thức tố giác tội phạm và đấu tranh với vi phạm nữa.
Đó là lý do vì sao cảnh sát nước Mèo rất rắn, còn cảnh sát NY sẵn sàng ăn búa rìu dư luận, thậm chí đối mặt với cả các cháu thích giơ bài chủng tộc ra để gây sức ép. Dĩ nhiên là sau khi trật tự ổn định, tội phạm suy giảm thì các "quần chúng bất bình" ở bển cũng trật tự.
Cụ nên nhớ là trước khi lý thuyết này được áp dụng, NY là một trong những nơi tệ hại nhất thế giới với số vụ giết người, hãm hiếp, cướp trên đường (trọng án) lên tới hàng chục ngàn vụ một năm.
Em dẫn cái ví dụ này ra để phản ánh:
1. Đến dân nước Mèo cũng éo văn minh nếu ko có luật pháp, chế tài phù hợp. Bản chất của con người thì CON vẫn đi trước người.
2. Các lực lượng thực thi pháp luật luôn ăn gạch đá từ dư luận, đặc biệt khi áp dụng các sáng kiến.
3. Trong xã hội hiện đại, các quan hệ xã hội rất phức tạp và chồng chéo, đó là lí do người ta đẻ ra luật có tính phổ quát và ra sức bảo vệ luật vì đó là cách thức duy nhất để vận hành xã hội. Còn ở xứ này em vẫn có cảm tưởng là chúng ta đang từ từ lùi về thời kỳ nấp sau lũy tre làng giữa đô thị gần chục triệu dân.
Nhân tiện, đô thị chuc triệu dân trên thế giới ko có nhiều đâu, và đều áp dụng các quy định riêng cả.