Nhân tiện tháng 7, e cóp nhặt trên mạng các lễ hội của nước mình:
Lào Cai
Tết mừng chiến thắng của người Nùng Dín
Thời gian: 1/7 âm lịch.
Địa điểm: Huyện Mường Khương và huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai.
Đối tượng suy tôn: Thần thổ địa.
Đặc điểm: Dâng cúng thần linh thổ địa các món ăn từ chuối: quả chuối, hoa chuối, lõi chuối, xôi 7 màu với biểu tượng cây chuối và một đôi đũa màu đỏ, hát dân ca kể về sự tích chống giặc.
--------------------------------------------------------------------------------
Hưng Yên
Hội thôn Ngọc Lịch
Thời gian: 3/7 âm lịch.
Địa điểm: Thôn Ngọc Lịch, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên.
Đối tượng suy tôn: Ba vị đại vương Thành hoàng làng: Lâm Lang, Linh Lang, Ngọc Luyện, có tài đánh giặc (thời Hùng Vương).
Đặc điểm: Mổ trâu để tế lễ.
--------------------------------------------------------------------------------
Hội xã Mãn Trù
Thời gian: 2/7 âm lịch.
Địa điểm: Huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên.
Đối tượng suy tôn: Bảy vị Đại vương (Hải, Lĩnh, Long, Lôi, Lương, Nhạo, Sơn) thời Hùng Vương, có công dẹp loạn ở Hưng Hóa.
Đặc điểm: Lễ vật dâng cúng có cả trâu, dê, lợn, vui chơi ca hát.
--------------------------------------------------------------------------------
Quảng Ninh
Lễ hội Quan Lạn
Thời gian: Ngày 10 - 20/6 âm lịch (Chính hội ngày 18/6 âm lịch).
Địa điểm: Diễn ra ở bến Đình thuộc xã Quan Lạn, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh.
Đối tượng suy tôn: Trần Khánh Dư - một danh tướng thời nhà Trần.
Đặc điểm: Lễ hội Quan Lạn vừa kỷ niệm chiến thắng giặc Nguyên Mông năm 1288 và chiến công của Trần Khánh Dư, vừa là ngày hội cầu được mùa của cư dân vùng biển.
--------------------------------------------------------------------------------
Hà Tây
Hội đền Cai Công
Thời gian: 7/7 và 10 - 12/2 âm lịch.
Địa điểm: Làng Thượng Thanh, xã Thanh Cao, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây.
Đối tượng suy tôn: Ông Cai Công, tướng thời Hai Bà Trưng, người đã đóng giả nữ tham gia cuộc khởi nghĩa.
Đặc điểm: Lễ rước, cúng cỗ chay (ông Cai Công không cho cúng thịt trâu bò), cờ tướng, đấu vật, chọi gà.
--------------------------------------------------------------------------------
Lễ hội đền Ba Xã
Thời gian: 12/6 âm lịch.
Địa điểm: Xã Minh Đức, huyện Ứng Hòa, tỉnh Hà Tây.
Đối tượng suy tôn: Đức thánh Mạc Trâu.
Đặc điểm: Múa rồng, múa lân, thi chọi gà, đấu vật, đập bị gạo, túm nước.
--------------------------------------------------------------------------------
Thái Bình
Hội Phú Hiếu
Thời gian: 14/6 âm lịch.
Địa điểm: Xã Độc Lập, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình.
Đối tượng suy tôn: Thần bản thổ.
Đặc điểm: Lễ rước nước tế thần, múa rồng, hát chèo.
--------------------------------------------------------------------------------
Thừa Thiên-Huế
Hội làng Chí Long
Thời gian: 12 - 13/6 âm lịch. Chính hội 13/6 âm lịch.
Địa điểm: Xã Phong Chương, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Đối tượng suy tôn: Bà Đại Căng (thế kỷ 15) có công đưa 4 trưởng tộc (Lê, Nguyễn, Võ, Trần) vào khai hoang chiêu lập dân ấp.
Đặc điểm: Lễ kỳ phước, rước bài vị các tộc trưởng, lễ túc yết (gồm đọc văn tế, múa bông, dâng hương). Lễ vật gồm mao, huyết, bò, lợn cả con, cúng xong đặt ít quả phẩm lên thuyền giấy cho trôi sông. Tục kiêng vào rừng và cấm lửa từ sáng đến chiều.
--------------------------------------------------------------------------------
Hội Thanh Phước
Thời gian: 22/6 âm lịch.
Địa điểm: Làng Thanh Phước, xã Hương Phong, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Đối tượng suy tôn: Thành hoàng làng là Phan Niệm, người theo vua Lê Thánh Tông vào Bình Chiêm đánh giặc, Kỳ Thạch phu nhân (nữ thần đá) được thờ ở miếu.
Đặc điểm: Lễ rước
--------------------------------------------------------------------------------
Đồng Nai
Lễ Kỳ Yên (lễ vía thần) Thời gian: 26/6 âm lịch.
Địa điểm: Đền thờ Nguyễn Hữu Cảnh, TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.
Đặc điểm: Đua thuyền, xô giàn thí thực (vào giờ Ngọ) cho mọi người cùng tranh lấy đồ cúng như sự ban phát của thần linh.
--------------------------------------------------------------------------------
Thành phố Hồ Chí Minh
Hội chùa Ông
Thời gian: 24/ 6 âm lịch.
Địa điểm: 676 - 678 đường Nguyễn Trãi, quận 5, TP. Hồ Chí Minh.
Đối tượng suy tôn: Quan Công và nhiều vị thần (Trung Hoa) khác.
Đặc điểm: Lễ dâng hương, tắm tượng, múa lân, hát bội.