- Biển số
- OF-518852
- Ngày cấp bằng
- 29/6/17
- Số km
- 3,226
- Động cơ
- 212,103 Mã lực
- Nơi ở
- Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc
- Website
- chaogangviet.vn
Buýt điện ở TP HCM phải bù lỗ để chạy
Khách và doanh thu bán vé của tuyến buýt điện cỡ lớn đầu tiên ở thành phố tăng nhưng mới đạt gần 21% so với chi phí vận hành khiến đơn vị khai thác phải bù lỗ.
Thông tin nêu trong công văn Sở Giao thông Vận tải vừa gửi UBND TP HCM sau hơn một năm vận hành tuyến buýt điện D4 (Vinhomes Grand Park - Bến xe buýt Sài Gòn). Đây là tuyến đầu tiên khai thác trong 5 tuyến buýt điện cỡ lớn thành phố thí điểm trên địa bàn.
Từ tháng 3 năm ngoái khi đưa vào hoạt động, người đi buýt D4 được thống kê liên tục tăng, từ mức bình quân 14 khách mỗi chuyến nay đã vượt hơn gấp đôi. Người đi buýt nhiều giúp doanh thu bán vé cũng tăng, hiện mỗi chuyến đạt khoảng 154.000 đồng. Tuy vậy, Sở Giao thông Vận tải cho biết mức này so với chi phí hoạt động của xe đạt chưa đến 21%.
Hiện, buýt D4 được TP HCM trợ giá với tỷ lệ 44,1% trên tổng chi phí hoạt động. Theo tỷ lệ trên, mỗi chuyến buýt được trợ giá 309.800 đồng, trong khi chi phí vận hành 702.496 đồng. Để bù phần chênh lệch này, mỗi chuyến xe phải chở 71 khách, tương ứng mức thu 392.696 đồng. Do vậy, với doanh thu bình quân 154.000 đồng, mỗi chuyến đang phải bù lỗ khoảng 239.000 đồng.
Theo Sở Giao thông Vận tải, tỷ lệ trợ giá cho buýt điện được xây dựng dựa trên số liệu trợ giá trung bình 10 năm (2009-2019) của các tuyến buýt trên địa bàn. Tuy nhiên, tỷ lệ trên đang thấp hơn so với bình quân của toàn hệ thống, trong khi buýt điện lại có chi phí đầu tư, vận hành cao hơn so với một loại xe khác.
Để tháo gỡ khó khăn cho đơn vị khai thác, Sở Giao thông Vận tải kiến nghị chính quyền thành phố cho phép tăng tỷ lệ trợ giá cho buýt điện lên 64,8% trong năm nay. Đồng thời, việc thí điểm các tuyến buýt điện được đề xuất kéo dài đến cuối năm 2025, thay vì chỉ trong 24 tháng kể từ khi xe bắt đầu vận hành.
Ngoài D4, bốn tuyến còn lại cũng trong diện thí điểm ở TP HCM dự kiến hoạt động từ quý 4 năm nay, gồm: VB01 (Vinhomes Grand Park - Trung tâm thuơng mại Emart); VB02 (Vinhomes Grand Park - sân bay Tân Sơn Nhất); VB03 (Vinhomes Grand Park - Bến xe buýt Sài Gòn) và VB05 (Vinhomes Grand Park - Bến xe miền Đông mới - Khu đô thị Đại học Quốc gia).
TP HCM đang có hơn 2.100 xe buýt hoạt động trên 129 tuyến, trong đó 91 tuyến được trợ giá với khoảng 1.840 xe (15 xe buýt điện, 496 xe CNG, 1.329 xe chạy dầu diesel). Ngoài buýt điện cỡ lớn, thành phố trước đó đã thí điểm các tuyến xe điện nhỏ dưới 15 chỗ ở khu trung tâm, quận 7, huyện Cần Giờ, chủ yếu phục vụ khách du lịch.
Theo lộ trình chuyển đổi, năm 2030 thành phố có 20-25% xe buýt chạy bằng điện. Số còn lại được chuyển sang dùng nhiên liệu sạch như CNG, LNP... Để đạt mục tiêu trên, 750 trạm sạc công cộng sẽ được đầu tư, cùng những chính sách ưu đãi tài chính để thu hút doanh nghiệp vận tải tham gia. Song song đó, hệ thống buýt mini được triển khai nhằm dễ tiếp cận người dân ở các đường, hẻm nhỏ.
ST: https://vnexpress.net/buyt-dien-o-tp-hcm-phai-bu-lo-de-chay-4637554.html
Khách và doanh thu bán vé của tuyến buýt điện cỡ lớn đầu tiên ở thành phố tăng nhưng mới đạt gần 21% so với chi phí vận hành khiến đơn vị khai thác phải bù lỗ.
Thông tin nêu trong công văn Sở Giao thông Vận tải vừa gửi UBND TP HCM sau hơn một năm vận hành tuyến buýt điện D4 (Vinhomes Grand Park - Bến xe buýt Sài Gòn). Đây là tuyến đầu tiên khai thác trong 5 tuyến buýt điện cỡ lớn thành phố thí điểm trên địa bàn.
Từ tháng 3 năm ngoái khi đưa vào hoạt động, người đi buýt D4 được thống kê liên tục tăng, từ mức bình quân 14 khách mỗi chuyến nay đã vượt hơn gấp đôi. Người đi buýt nhiều giúp doanh thu bán vé cũng tăng, hiện mỗi chuyến đạt khoảng 154.000 đồng. Tuy vậy, Sở Giao thông Vận tải cho biết mức này so với chi phí hoạt động của xe đạt chưa đến 21%.
Hiện, buýt D4 được TP HCM trợ giá với tỷ lệ 44,1% trên tổng chi phí hoạt động. Theo tỷ lệ trên, mỗi chuyến buýt được trợ giá 309.800 đồng, trong khi chi phí vận hành 702.496 đồng. Để bù phần chênh lệch này, mỗi chuyến xe phải chở 71 khách, tương ứng mức thu 392.696 đồng. Do vậy, với doanh thu bình quân 154.000 đồng, mỗi chuyến đang phải bù lỗ khoảng 239.000 đồng.
Theo Sở Giao thông Vận tải, tỷ lệ trợ giá cho buýt điện được xây dựng dựa trên số liệu trợ giá trung bình 10 năm (2009-2019) của các tuyến buýt trên địa bàn. Tuy nhiên, tỷ lệ trên đang thấp hơn so với bình quân của toàn hệ thống, trong khi buýt điện lại có chi phí đầu tư, vận hành cao hơn so với một loại xe khác.
Để tháo gỡ khó khăn cho đơn vị khai thác, Sở Giao thông Vận tải kiến nghị chính quyền thành phố cho phép tăng tỷ lệ trợ giá cho buýt điện lên 64,8% trong năm nay. Đồng thời, việc thí điểm các tuyến buýt điện được đề xuất kéo dài đến cuối năm 2025, thay vì chỉ trong 24 tháng kể từ khi xe bắt đầu vận hành.
Ngoài D4, bốn tuyến còn lại cũng trong diện thí điểm ở TP HCM dự kiến hoạt động từ quý 4 năm nay, gồm: VB01 (Vinhomes Grand Park - Trung tâm thuơng mại Emart); VB02 (Vinhomes Grand Park - sân bay Tân Sơn Nhất); VB03 (Vinhomes Grand Park - Bến xe buýt Sài Gòn) và VB05 (Vinhomes Grand Park - Bến xe miền Đông mới - Khu đô thị Đại học Quốc gia).
TP HCM đang có hơn 2.100 xe buýt hoạt động trên 129 tuyến, trong đó 91 tuyến được trợ giá với khoảng 1.840 xe (15 xe buýt điện, 496 xe CNG, 1.329 xe chạy dầu diesel). Ngoài buýt điện cỡ lớn, thành phố trước đó đã thí điểm các tuyến xe điện nhỏ dưới 15 chỗ ở khu trung tâm, quận 7, huyện Cần Giờ, chủ yếu phục vụ khách du lịch.
Theo lộ trình chuyển đổi, năm 2030 thành phố có 20-25% xe buýt chạy bằng điện. Số còn lại được chuyển sang dùng nhiên liệu sạch như CNG, LNP... Để đạt mục tiêu trên, 750 trạm sạc công cộng sẽ được đầu tư, cùng những chính sách ưu đãi tài chính để thu hút doanh nghiệp vận tải tham gia. Song song đó, hệ thống buýt mini được triển khai nhằm dễ tiếp cận người dân ở các đường, hẻm nhỏ.
ST: https://vnexpress.net/buyt-dien-o-tp-hcm-phai-bu-lo-de-chay-4637554.html