[Funland] Bước tiến mới đưa trí tuệ nhân tạo vào chẩn đoán hình ảnh y tế tại Việt Nam

Hitchhiker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-533741
Ngày cấp bằng
24/9/17
Số km
6,848
Động cơ
559,175 Mã lực
Nơi ở
Ha Noi
Các bài liên quan hoặc có tí chữ Vin là bao giờ cũng tề tựu đông đảo ofer thảo luận sôi nổi, nên em tha bài báo này về câu vodka.
Bài này hơi dài, các cụ mợ chịu khó đọc hết rồi phán (khó quá thì bỏ qua, nhìn tít và ảnh rồi phán cũng được)

Họ là những tiến sĩ, kỹ sư trẻ tuổi cùng đeo đuổi mục tiêu xây dựng phần mềm ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) vào chẩn đoán hình ảnh y tế. Chỉ mất chừng 1 giây, phần mềm sẽ đọc xong một phim chụp X-quang phổi, dưới 5 giây cho một phim chụp X-quang vú. Họ tin rằng chỉ trong 1 năm, phần mềm này sẽ đọc nhiều phim chụp hơn bất kỳ bác sĩ nào và góp phần vào việc điều trị hiệu quả những căn bệnh ung thư hiện đang gây ám ảnh cho không ít người.

Ngày 19-6, VinDr - phiên bản đầu tiên của giải pháp phân tích hình ảnh y tế toàn diện ứng dụng công nghệ Trí tuệ nhân tạo (AI), một dự án nghiên cứu ứng dụng của Viện nghiên cứu Dữ liệu lớn (VinBDI), Tập đoàn Vingroup, bắt đầu được thử nghiệm tại ba bệnh viện gồm: Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City. Điểm đặc biệt của giải pháp này là ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) trên nền tảng lưu trữ và truyền tải hình ảnh y tế (PACS). Trong bước đầu tiên, VinDr sẽ hỗ trợ hai chức năng: Chẩn đoán bệnh lý phổi trên ảnh X-quang lồng ngực và Chẩn đoán ung thư vú trên ảnh X-quang tuyến vú.

Dự án này được TS. Nguyễn Quý Hà (Trưởng phòng Xử lý ảnh y tế, Viện Nghiên cứu Dữ liệu lớn - VinBDI, Tập đoàn Vingroup), TS. Phạm Huy Hiệu, Ths. Nguyễn Thành Nhân cùng nhóm cộng sự, những nhà khoa học, chuyên gia công nghệ, kỹ sư chuyên nghiên cứu về AI và phần mềm, phát triển từ tháng 11-2018.

"Dự án có hai mục tiêu: Một là xây dựng cơ sở dữ liệu lớn về hình ảnh y tế của người Việt. Hai là, dựa trên cơ sở dữ liệu đó, chúng tôi phát triển công cụ chẩn đoán hình ảnh hỗ trợ cho các bác sĩ, giúp bác sĩ đưa ra quyết định nhanh chóng và chính xác hơn", TS. Nguyễn Quý Hà mở đầu cuộc đối thoại với Tuổi Trẻ.

* Trong rất nhiều căn bệnh cần đến đánh giá từ phân tích dữ liệu chẩn đoán hình ảnh, tại sao nhóm quyết định chọn ung thư, thưa TS?

Những bệnh lý được chẩn đoán trên hệ thống đều được tham vấn bởi các bác sĩ hàng đầu tại Việt Nam. Có thể do đặc thù ở Việt Nam, các bác sĩ hiểu rằng trong thực tế, ung thư luôn là vấn đề nhức nhối, đặc biệt nhất là ung thư gan, phổi, vú. Cả ba loại ung thư nói trên chúng tôi đều hỗ trợ chẩn đoán. Ngoài ra, giải pháp sẽ tiến tới hỗ trợ chẩn đoán ung thư đại trực tràng, dạ dày - đều là các loại ung thư chiếm tỉ lệ cao tại Việt Nam. Chúng tôi hi vọng làm sao phát hiện sớm và chẩn đoán ung thư hiệu quả nhất.

Nói rộng ra trên thế giới, nếu tính riêng ung thư vú, mỗi năm có tới 2 triệu ca mắc mới và hơn nửa triệu ca tử vong. Riêng tại Hoa Kỳ, trong tổng số 33 triệu lần chụp nhũ ảnh được thực hiện hàng năm, có khoảng 20% các ca ung thư được phát hiện ở giai đoạn muộn. Trong khi đó tại Việt Nam, trong 15.000 ca ung thư vú mắc mới mỗi năm, đáng tiếc, có tới 70% là phát hiện muộn, làm gia tăng đáng kể tỷ lệ tử vong. Việc sàng lọc trên diện rộng và phát hiện sớm ung thư thông qua chẩn đoán hình ảnh, vì thế, đóng một vai trò quan trọng trong việc điều trị thành công các bệnh nhân ung thư. Ở Vingroup, việc đón đầu và ứng dụng những công nghệ hiện đại, nhất là trong lĩnh vực y tế rất được quan tâm và đầu tư. Việc ứng dụng của AI trong lĩnh vực này được kì vọng sẽ trở thành công cụ hỗ trợ hiệu quả cho các chương trình sàng lọc ung thư hoặc các bệnh nan y khác trong tương lai không xa.

* Thưa TS, ứng dụng AI sẽ có tác động như thế nào đến độ chính xác trong việc chẩn đoán hình ảnh? Có những lợi thế nào nếu chúng ta áp dụng giải pháp này vào các bệnh viện của Việt Nam?

Nhiều nghiên cứu quốc tế đã cho thấy sự trợ giúp của AI có thể làm tăng độ chính xác của chẩn đoán, đặc biệt trong ngành chẩn đoán hình ảnh. Trong ứng dụng tại bệnh viện, chúng tôi kỳ vọng rằng các bác sĩ khi đọc phim xong, có thể tham khảo ý kiến của máy. Độ chính xác của máy và bác sĩ sẽ bù trừ cho nhau. Nói như vậy để có thể hiểu chính xác rằng VinDr không thay thế bác sĩ, mà sẽ là một công cụ hỗ trợ đắc lực, đóng vai trò như một người cùng hội chẩn với bác sĩ.

Vậy máy có lợi thế gì so với con người? Rõ ràng là, máy có tốc độ xử lý cao. Như ta biết, các bệnh viện ở Việt Nam thường quá tải, và bác sĩ phải làm việc với cường độ rất cao, sự mỏi mệt chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến chất lượng công việc. Trong khi đó, máy hoàn toàn không bị ảnh hưởng bởi tình trạng này. Bởi vậy, chúng tôi hy vọng rằng sự trợ giúp của AI giảm áp lực cho các bác sĩ và hạn chế đáng kể số lần đọc lỗi. Theo thử nghiệm, tốc độ chẩn đoán phim X-quang phổi là dưới 1 giây, chẩn đoán phim X-quang vú là dưới 5 giây.

Đặc biệt, phần mềm này có thể chẩn đoán đồng thời nhiều ca chụp một lúc. Khác với bác sĩ chỉ đọc lần lượt từng ca chụp trong lúc làm việc, phần mềm sẽ đọc suốt ngày đêm với độ chính xác và tốc độ không đổi, do đó có thể phục vụ sàng lọc trên diện rộng.

Hiện nay các chẩn đoán bệnh lý về phổi đã đạt độ chính xác (trong ngành y dùng hai chỉ số là độ nhạy và độ đặc hiệu) trên 95%. Chẩn đoán ung thư vú trên X-quang đạt độ chính xác trên 85%. Đây là các thuật toán có hiệu năng tương đương với những thuật toán tốt nhất trên thế giới hiện nay. Nói thêm là đọc phim X-quang vú khó hơn khá nhiều so với phim X-quang phổi, ngay cả đối với các bác sĩ có kinh nghiệm.

Một lợi thế ở Việt Nam là các bệnh viện hay bác sĩ hàng đầu tương đối cởi mở trong việc chia sẻ dữ liệu và hợp tác nghiên cứu.

Bước tiến mới đưa trí tuệ nhân tạo vào chẩn đoán hình ảnh y tế tại Việt Nam - Ảnh 6.

TS. Nguyễn Quý Hà (giữa, trưởng phòng Xử lý ảnh y tế, Viện Nghiên cứu dữ liệu lớn - VinBDI, tập đoàn Vingroup), TS. Phạm Huy Hiệu (trái) và Ths. Nguyễn Thành Nhân cùng nhóm cộng sự phát triển dự án VinDr - phiên bản đầu tiên của giải pháp phân tích hình ảnh y tế toàn diện ứng dụng công nghệ Trí tuệ nhân tạo (AI)

* Quy trình là bác sĩ sẽ đọc chẩn đoán, nhập dữ liệu trước, sau đó mới đến bước chẩn đoán AI. Liệu phần mềm có đưa ra được chẩn đoán độc lập, khách quan không, hay sẽ dựa theo chẩn đoán của bác sĩ, thưa TS?

Thật ra, ban đầu chúng tôi thiết kế theo hướng AI đưa ra gợi ý chẩn đoán trước rồi bác sĩ đọc lại và kết luận sau. Tuy nhiên, theo ý kiến của nhiều bác sĩ, quy trình này có thể làm cho người đọc phim bị ám thị bởi kết quả của AI. Do đó, chúng tôi đã điều chỉnh phần mềm theo luồng để bác sĩ đọc trước và đưa ra kết quả AI sau cho bác sĩ tham khảo. Tuy nhiên, một khi bác sĩ đã tin tưởng vào máy rồi, mình có thể chuyển chẩn đoán của máy lên trước, giúp phân luồng ngay bệnh nhân nặng - nhẹ.

Bước tiến mới đưa trí tuệ nhân tạo vào chẩn đoán hình ảnh y tế tại Việt Nam - Ảnh 7.


* Như TS đã nhìn nhận, một trong những ưu điểm của phần mềm này là hỗ trợ chẩn đoán từ xa và hỗ trợ cho bệnh viện tuyến dưới. Vậy ở tuyến dưới có thể ứng dụng giải pháp này như thế nào trong điều kiện còn nhiều hạn chế của hệ thống y tế Việt Nam như hiện nay, thưa TS?



Mong muốn của chúng tôi là cho phần mềm "học" từ các bác sĩ giỏi rồi sau đó sử dụng để hỗ trợ cho nhiều cơ sở y tế khác. Rất may mắn là dự án của chúng tôi nhận được sự tư vấn và tham gia đọc phim của nhiều bác sĩ chẩn đoán hình ảnh đầu ngành, trong đó có thể kể đến GS.TS Phạm Minh Thông (Bệnh viện Bạch Mai), PGS.TS Lâm Khánh (Bệnh viện Trung ương Quân đội 108), TS. Lê Tuấn Linh (Bệnh viện Đại học Y Hà Nội), TS. Nguyễn Thu Hương (Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City), Bác sĩ Hồ Hoàng Phương (Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM Cơ sở 2),...

Quan trọng nhất là phần mềm phải được thử nghiệm càng nhiều nơi càng tốt. Các thuật toán AI sử dụng để chẩn đoán hình ảnh rất nhạy cảm với dữ liệu ở những cơ sở khác nhau. Do đó, để triển khai ở mỗi bệnh viện, chỉ có cách là mang phần mềm đến chạy thử. Sẽ có hai giai đoạn, đầu tiên là thu thập dữ liệu từ càng nhiều nơi càng tốt để, nói nôm na là, dạy cho máy học xong chương trình đại học, sau đó đến lúc đi làm thì "sếp" ở nơi làm việc sẽ chỉ ra đúng - sai ở đâu. Máy ban đầu được học từ nhiều dữ liệu nhưng đến nơi nào sẽ được tối ưu theo cách làm việc của nơi ấy.

Tuy nhiên không phải đơn vị nào cũng cởi mở trong việc ứng dụng công nghệ mới, đặc biệt là trong ngành có liên quan đến tính mạng con người như ngành y. Thuật toán dù có tốt đến đâu, lúc mới đưa ra kiểu gì cũng có sai sót. Chỉ còn cách là thuyết phục các bệnh viện chấp nhận cho chạy thử phần mềm một thời gian, nhận phản hồi của các bác sĩ thì mới tốt lên được. Chỉ có nơi nào chào đón, kỳ vọng vào sự giúp đỡ của máy móc, thì công nghệ mới áp dụng được.

* Nếu được tạo điều kiện, nhóm nghiên cứu của TS tự tin trong bao lâu sẽ áp dụng được ứng dụng này ở các cơ sở y tế tuyến dưới?

Điều này tôi nghĩ còn tùy thuộc vào kỳ vọng và yêu cầu của các cơ sở khám chữa bệnh. Chúng tôi luôn tin tưởng có thể chạy ngay được nhưng còn tùy thuộc vào thực tế. Với sự ủng hộ, đầu tư bài bản của lãnh đạo Tập đoàn Vingroup, cùng năng lực của đội ngũ hiện tại, việc tinh chỉnh thuật toán cho từng bệnh viện có thể được thực hiện nhanh chóng. Điều đặc biệt ở đây là phần mềm sẽ "được học mãi mãi". Có thể sau một, hai tháng chúng ta sử dụng được, nhưng phần mềm sẽ tiếp tục tự tối ưu, và trở nên tốt hơn theo thời gian.

* Hiện tại, giải pháp này đang được triển khai như thế nào, thưa TS?

- Hiện tại chúng tôi đang triển khai trên nền tảng web. Lấy ví dụ, với các phim chụp đã được số hóa, các bác sĩ hoặc sinh viên Y khoa có thể linh hoạt tải hình ảnh lên hệ thống, chẩn đoán và tham vấn hệ thống mọi lúc mọi nơi. Chỉ cần có máy tính kết nối internet và tài khoản là có thể kết nối với giải pháp của chúng tôi để sử dụng.

Hiện có hai hình thức triển khai là triển khai tại chỗ và đẩy lên đám mây (Cloud). Đa phần các bệnh viện chọn hình thức triển khai tại chỗ. Hình thức thứ hai là sử dụng điện toán đám mây, với dữ liệu được truyền tải và lưu trữ tập trung trên một máy chủ chung. Máy chủ này có thể được truy cập từ tất cả mọi nơi trên thế giới thông qua mạng internet.

Trong tương lai xa hơn, khi việc triển khai bệnh án điện tử, theo dõi hồ sơ sức khỏe điện tử, cho mọi bệnh nhân đi vào thực tế, công cụ AI có thể được sử dụng từ xa để hỗ trợ theo dõi lịch sử khám chữa bệnh và kiểm soát tình trạng sức khoẻ của bệnh nhân...

* Ứng dụng sẽ khai thác trực tiếp dữ liệu bệnh nhân, vậy vấn đề bảo mật thông tin cá nhân, bảo vệ quyền riêng tư của bệnh nhân có được đặt ra khi nhóm nghiên cứu phát triển giải pháp này, thưa TS?

Bảo mật thông tin, đặc biệt là dữ liệu và danh tính cá nhân luôn là vấn đề được Tập đoàn Vingroup đặt ưu tiên hàng đầu. Ngay từ khi bắt đầu, chúng tôi đã ký các thỏa thuận hợp tác với bệnh viện trong việc bảo mật tuyệt đối thông tin bệnh nhân. Chúng tôi không giữ bất kỳ thông tin cá nhân nào của bệnh nhân ngoài hình ảnh phim chụp. Tất cả thông tin xác định danh tính bệnh nhân đều được xóa bỏ và mã hóa trước khi đưa hình ảnh chẩn đoán vào huấn luyện thuật toán.

* Ngoài việc thuyết phục các bệnh viện đón nhận công nghệ rất mới này, nhóm nghiên cứu của TS còn gặp những khó khăn nào trong quá trình triển khai?

Một trong những khó khăn nữa trong quá trình triển khai là chúng tôi phải xây dựng hạ tầng dữ liệu, xây dựng công cụ để lưu trữ, quản lý và khai thác nhiều phương thức dữ liệu khác nhau từ bệnh viện. Có thể nói vui là chúng tôi có một khoa chẩn đoán hình ảnh ngay tại đây với sự giúp đỡ của khoảng 30 bác sĩ để đọc các phim chụp ở bệnh viện.

Bản thân chúng tôi cũng phải nhờ các bác sĩ dạy một số kiến thức nhất định về giải phẫu, và chẩn đoán hình ảnh, trong những seminar hàng tuần. Để khi phần mềm đưa ra kết quả, bản thân chúng tôi cũng phải áng chừng được mức độ chính xác của nó là bao nhiêu, hay bị sai ở đâu.

* Với những kết quả đã đạt được, TS và nhóm nghiên cứu dự định sẽ theo đuổi dự án này bao lâu nữa?

Bước đầu, chúng tôi vạch ra dự án thực hiện trong khoảng 5 năm. Nhưng chắc chắn sẽ còn mở rộng nhiều nữa. Bởi vì cho dù chúng tôi có hoàn thành 6 nhóm bệnh đang nghiên cứu hiện tại thì cũng chỉ là phần nhỏ so với số lượng bệnh tật và phương thức thăm khám trong thực tế.

Nhu cầu hỗ trợ cho bác sĩ chẩn đoàn hình ảnh và thăm dò chức năng ở Việt Nam là rất lớn, do lượng bệnh nhân đông. Lấy ví dụ, một bác sĩ ở Việt Nam có thể phải thực hiện khoảng 200 ca siêu âm, chụp chiếu mỗi ngày, trong khi các nước phát triển tỉ lệ này chỉ bằng khoảng 1/10.

* Và các anh có kế hoạch không chỉ phát triển giải pháp này ở Việt Nam mà sẽ bán ra thế giới chứ?

Có chứ!

Để so sánh thì hiện nay nhóm chúng tôi không kém bất kỳ nhóm nào trên thế giới. Thuật toán của VinDr đã xếp thứ hạng cao ở nhiều cuộc thi uy tín thế giới như: Số 01 cuộc thi CheXpert - chẩn đoán 13 mặt bệnh và dấu hiệu trên X-quang phổi do Đại học Stanford tổ chức; Giải Nhất cuộc thi phát hiện bất thường trên ảnh nội soi thuộc hội thảo ISBI 2020; Top 10 trên tổng số 1345 đơn vị dự thi tại cuộc thi chẩn đoán chảy máu não trên ảnh CT do RSNA (Hiệp hội điện quang Bắc Mỹ) tổ chức… Tuy nhiên, ở nước ngoài, các phần mềm liên quan đến y tế yêu cầu quy chuẩn rất nghiêm ngặt. Để bán được, chúng tôi cũng xác định trước hết phải vượt qua các kiểm định và đạt được các chứng chỉ cần thiết của họ.

Bước tiến mới đưa trí tuệ nhân tạo vào chẩn đoán hình ảnh y tế tại Việt Nam - Ảnh 12.

https://tuoitre.vn/buoc-tien-moi-dua-tri-tue-nhan-tao-vao-chan-doan-hinh-anh-y-te-tai-viet-nam-20200626154509091.htm
 

automobilechecker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-698427
Ngày cấp bằng
9/9/19
Số km
106
Động cơ
97,970 Mã lực
hy vọng.............
 

crod

Xe tăng
Biển số
OF-63823
Ngày cấp bằng
11/5/10
Số km
1,580
Động cơ
452,859 Mã lực
Nơi ở
Cầu Giấy
Cái này chỉ là chẩn đoán thôi chứ gốc rễ của vấn đề vẫn là chữa bệnh thế nào.
 

Voi đi bộ

Xe buýt
Biển số
OF-735317
Ngày cấp bằng
8/7/20
Số km
776
Động cơ
75,023 Mã lực
Tuổi
36
Cái này chỉ là chẩn đoán thôi chứ gốc rễ của vấn đề vẫn là chữa bệnh thế nào.
Chẩn đoán được là tốt rồi còn gì, nếu mà phát hiện sớm thì tỷ lệ sống sót cũng khá cao.
Thuật toán này chắc là cho máy nó đọc phim chụp các bộ phận bình thường rồi cho nó đọc các phim chụp có nghi vấn ung thư hoặc bệnh gì gì đó rồi nó sẽ học được và tự chẩn đoán bệnh thay cho bác sĩ chẩn đoán hình ảnh.
 

cocsku

Xe cút kít
Biển số
OF-29844
Ngày cấp bằng
23/2/09
Số km
17,078
Động cơ
588,917 Mã lực
Nên có chữ Vin ngay tiêu đề thì mới nổi.
 

toimuondie

Xe container
Biển số
OF-328408
Ngày cấp bằng
24/7/14
Số km
8,236
Động cơ
796,252 Mã lực
Big Data mà dịch là dữ liệu lớn nghe cứ sao sao ấy các cụ nhỉ?
 

onlinefisher

Xe điện
Biển số
OF-60731
Ngày cấp bằng
2/4/10
Số km
2,516
Động cơ
462,299 Mã lực
Nơi ở
Vườn Chuối
Bọn này toàn phát minh ra cái bánh xe. Mục đích PR là chính thôi, bọn tây nó ko những làm rồi, mà cung cấp cả API chỉ việc nạp tí tiền vào TK rồi đút ảnh vào nó ra kết quả, còn chữa thế nào thì tui ko biết. :)
 

Napolong

Xe điện
Biển số
OF-376965
Ngày cấp bằng
10/8/15
Số km
2,062
Động cơ
1,670,451 Mã lực
Big Data mà dịch là dữ liệu lớn nghe cứ sao sao ấy các cụ nhỉ?
Thuật ngữ tiếng Việt dùng lâu rồi mà cụ. Không quá quan trọng đâu, vì ông nào hiểu kỹ thuật thì đã hiểu rồi, ông nào không cần hiểu thì cứ dùng tạm cũng được.
 

vmc102

Xe hơi
Biển số
OF-50192
Ngày cấp bằng
5/11/09
Số km
150
Động cơ
458,020 Mã lực
Bọn này toàn phát minh ra cái bánh xe. Mục đích PR là chính thôi, bọn tây nó ko những làm rồi, mà cung cấp cả API chỉ việc nạp tí tiền vào TK rồi đút ảnh vào nó ra kết quả, còn chữa thế nào thì tui ko biết. :)
cụ giỏi thế... API nào cụ giới thiệu đi để bệnh viện VN mua cung cấp thành dịch vụ giúp mọi người phát hiện ung thư sớm giá rẻ đi. Việc nhân đạo và thiết yếu thế mà sao cụ thờ ơ thế ?
 

onlinefisher

Xe điện
Biển số
OF-60731
Ngày cấp bằng
2/4/10
Số km
2,516
Động cơ
462,299 Mã lực
Nơi ở
Vườn Chuối
cụ giỏi thế... API nào cụ giới thiệu đi để bệnh viện VN mua cung cấp thành dịch vụ giúp mọi người phát hiện ung thư sớm giá rẻ đi. Việc nhân đạo và thiết yếu thế mà sao cụ thờ ơ thế ?
Từ hình ảnh đến chẩn đoán được ung thư sớm còn quá xa. Đến vào trực tiếp bệnh viện, với một phác đồ kết hợp nhiều thể loại chụp, chiếu, xét nghiệm, xem nghe,.. tỉ lệ tầm soát đc ung thư vẫn còn thấp, nói gì ba cái chiếu chụp mà đi reo rắc niềm tin cho người ta?! Em dân ngoại đạo chỉ biết vậy. Nếu cụ cần, cầu thị chút, inbox em cũng có khả năng chỉ cho!
 
Chỉnh sửa cuối:

VNV

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-707175
Ngày cấp bằng
10/11/19
Số km
247
Động cơ
93,427 Mã lực
Không mang lại hiệu quả nhiều.
Đọc cả bài em lọc vội ra ý này: "Thật ra, ban đầu chúng tôi thiết kế theo hướng AI đưa ra gợi ý chẩn đoán trước rồi bác sĩ đọc lại và kết luận sau. Tuy nhiên, theo ý kiến của nhiều bác sĩ, quy trình này có thể làm cho người đọc phim bị ám thị bởi kết quả của AI. Do đó, chúng tôi đã điều chỉnh phần mềm theo luồng để bác sĩ đọc trước và đưa ra kết quả AI sau cho bác sĩ tham khảo. Tuy nhiên, một khi bác sĩ đã tin tưởng vào máy rồi, mình có thể chuyển chẩn đoán của máy lên trước, giúp phân luồng ngay bệnh nhân nặng - nhẹ."

Với tập cơ sở dữ liệu để "học" được phải ở mức nào mới đủ để chẩn đoán với bệnh UT? Cuối cùng vẫn phải là các BS kiểm tra kỹ những bất thường để ra quyết định. Em nghĩ thời gian đọc phim nó không là vấn đề trong chẩn đoán và điều trị UT được, có điều là nghiên cứu thì cứ nghiên cứu thôi. Đôi khi sẽ như ý kiến ở trên: quy trình này có thể khiến cho người đọc phim bị ám thị bởi kết quả của AL.
 

Ôi thích thật

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-491856
Ngày cấp bằng
26/2/17
Số km
235
Động cơ
191,750 Mã lực
Tuổi
46
Máy mà gây chết người thì ai đền nhỉ?

Mỗi 1 cá thể có liệu trình phát triển bệnh và hồ sơ bệnh án riêng, việc chẩn đoán và đưa ra kết luận là phải dựa vào lịch sử (sống + phát triển bệnh) của cá nhân, hiện tại công nghệ trên thế giới chưa thể làm được điều này. Thế mới có thực tế 1 loại thuốc nhưng nguồn sx khác nhau sẽ thích hợp với bệnh nhân khác nhau.

Đọc kết quả mà phán dựa trên Bigdata thì việc làm sạch Data cũng đã là 1 vấn đề lớn, xứng đáng 1 công trình khoa học rồi, thì lại ko thấy nói đến. Vin sẽ làm ntn? Hơn nữa, phần mềm còn chẩn đoán???

Dùng từ chẩn đoán ở đây mang tính marketing khoa mỹ. Chính xác là phân tích hiện trạng xét nghiệm giúp bác sỹ chẩn đoán và điều trị bệnh.
 

vmc102

Xe hơi
Biển số
OF-50192
Ngày cấp bằng
5/11/09
Số km
150
Động cơ
458,020 Mã lực
Từ hình ảnh đến chẩn đoán được ung thư sớm còn quá xa. Đến vào trực tiếp bệnh viện, với một phác đồ kết hợp nhiều thể loại chụp, chiếu, xét nghiệm,.. tỉ lệ tầm soát đc ung thư vẫn còn thấp, nói gì ba cái chiếu chụp mà đi reo rắc niềm tin cho người ta?! Em dân ngoại đạo chỉ biết vậy, cụ cần inbox em chỉ cho!
em làm về ngành AI mà thấy cụ nói có bán API làm được nên em mừng quá ... bọn em đỡ phải coding. Còn các đầu vào cho việc phát hiện ung thư thì không phải chỉ mỗi chụp, nhưng việc đọc phim rất quan trọng cụ ạ, sức người có hạn, những thứ có thể để máy tinh học được và làm thay thì nên phát triển... nó mang ý nghĩa nhân đạo nhiều lắm. Ví dụ những người ở xa không có điều kiện đến trung tâm lớn có bác sĩ đọc phim giỏi thì với việc kết hợp cùng AI sẽ đưa ra chẩn đoán chính xác và phát hiện, cảnh báo ung thư sớm hơn là không biết để đến lúc quá muộn. Nhưng không AI nào thay được bac sĩ đâu, nó chỉ đơn giản là làm bác sĩ có thêm công cụ hiểu quả hơn, thông minh hơn.... đưa tri thưc của bác sĩ, chuyên gia tới được nhiều người hơn.
 

Ôi thích thật

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-491856
Ngày cấp bằng
26/2/17
Số km
235
Động cơ
191,750 Mã lực
Tuổi
46
Thêm nữa, làm khoa học ko giục tốc bất đạt được. Nhưng lại ngược hẳn giá trị cốt lõi của V là phải tốc.
Ai ở V hãy nhìn những gương mặt có trong ảnh để xem 6 tháng, 1 năm nữa còn những ai nhé ;)
 

cerat

Xe container
Biển số
OF-305308
Ngày cấp bằng
16/1/14
Số km
5,490
Động cơ
355,820 Mã lực
Nơi ở
năm châu bốn bể
Website
www.cerat.com.vn
thế vụ robot phục vụ khám chữa covid đưa lên truyền hình ra sao rồi. có BV nào dùng không?
 

onlinefisher

Xe điện
Biển số
OF-60731
Ngày cấp bằng
2/4/10
Số km
2,516
Động cơ
462,299 Mã lực
Nơi ở
Vườn Chuối
em làm về ngành AI mà thấy cụ nói có bán API làm được nên em mừng quá ... bọn em đỡ phải coding. Còn các đầu vào cho việc phát hiện ung thư thì không phải chỉ mỗi chụp, nhưng việc đọc phim rất quan trọng cụ ạ, sức người có hạn, những thứ có thể để máy tinh học được và làm thay thì nên phát triển... nó mang ý nghĩa nhân đạo nhiều lắm. Ví dụ những người ở xa không có điều kiện đến trung tâm lớn có bác sĩ đọc phim giỏi thì với việc kết hợp cùng AI sẽ đưa ra chẩn đoán chính xác và phát hiện, cảnh báo ung thư sớm hơn là không biết để đến lúc quá muộn. Nhưng không AI nào thay được bac sĩ đâu, nó chỉ đơn giản là làm bác sĩ có thêm công cụ hiểu quả hơn, thông minh hơn.... đưa tri thưc của bác sĩ, chuyên gia tới được nhiều người hơn.
Cụ chịu khó hỏi chị Google từ "AI and radiology and API" cũng có rất nhiều kết quả, họ ko chỉ làm rồi mà còn có bộ data dạng "supper big data" cụ nhé. Em hỏi thật, cụ có dám đi mua thuốc uống dựa trên kết quả của một cái máy?!. Cụ chắc còn trẻ. Em thì có suy nghĩ khác, chúng ta không nên phát minh ra cái họ đã làm, mà hãy nghĩ đến "ứng dụng thế nào với cái đã có".
 
Chỉnh sửa cuối:

onlinefisher

Xe điện
Biển số
OF-60731
Ngày cấp bằng
2/4/10
Số km
2,516
Động cơ
462,299 Mã lực
Nơi ở
Vườn Chuối
Không mang lại hiệu quả nhiều.
Đọc cả bài em lọc vội ra ý này: "Thật ra, ban đầu chúng tôi thiết kế theo hướng AI đưa ra gợi ý chẩn đoán trước rồi bác sĩ đọc lại và kết luận sau. Tuy nhiên, theo ý kiến của nhiều bác sĩ, quy trình này có thể làm cho người đọc phim bị ám thị bởi kết quả của AI. Do đó, chúng tôi đã điều chỉnh phần mềm theo luồng để bác sĩ đọc trước và đưa ra kết quả AI sau cho bác sĩ tham khảo. Tuy nhiên, một khi bác sĩ đã tin tưởng vào máy rồi, mình có thể chuyển chẩn đoán của máy lên trước, giúp phân luồng ngay bệnh nhân nặng - nhẹ."

Với tập cơ sở dữ liệu để "học" được phải ở mức nào mới đủ để chẩn đoán với bệnh UT? Cuối cùng vẫn phải là các BS kiểm tra kỹ những bất thường để ra quyết định. Em nghĩ thời gian đọc phim nó không là vấn đề trong chẩn đoán và điều trị UT được, có điều là nghiên cứu thì cứ nghiên cứu thôi. Đôi khi sẽ như ý kiến ở trên: quy trình này có thể khiến cho người đọc phim bị ám thị bởi kết quả của AL.
Tuổi gì mà đòi bác sỹ bị ám thị bởi "kết quả AI" của 1 cái phần mềm ở giai đoạn trứng nước và được xây dựng bởi những bạn chả biết có ngồi lại ở VIN 6 tháng - 1 năm nữa không?!
 

ung_sung_tu_tai

Xe container
Biển số
OF-710823
Ngày cấp bằng
18/12/19
Số km
5,998
Động cơ
203,282 Mã lực
Tuổi
44
Bỏ qua hết các kiến thức chuyên ngành IT

Chỉ xét theo logic thôi

Nhõn có nhìn phim x quang mà chuẩn đoán ra bệnh, hổng có cần các yếu tố khác như xét nghiệm này nọ (ít nhất là trong việc chuẩn đoán ung thư vú như bài báo nói) thì quá anh Quảng BK

Từ hình ảnh đến chẩn đoán được ung thư sớm còn quá xa. Đến vào trực tiếp bệnh viện, với một phác đồ kết hợp nhiều thể loại chụp, chiếu, xét nghiệm, xem nghe,.. tỉ lệ tầm soát đc ung thư vẫn còn thấp, nói gì ba cái chiếu chụp mà đi reo rắc niềm tin cho người ta?! Em dân ngoại đạo chỉ biết vậy. Nếu cụ cần, cầu thị chút, inbox em cũng có khả năng chỉ cho!
Không mang lại hiệu quả nhiều.
Đọc cả bài em lọc vội ra ý này: "Thật ra, ban đầu chúng tôi thiết kế theo hướng AI đưa ra gợi ý chẩn đoán trước rồi bác sĩ đọc lại và kết luận sau. Tuy nhiên, theo ý kiến của nhiều bác sĩ, quy trình này có thể làm cho người đọc phim bị ám thị bởi kết quả của AI. Do đó, chúng tôi đã điều chỉnh phần mềm theo luồng để bác sĩ đọc trước và đưa ra kết quả AI sau cho bác sĩ tham khảo. Tuy nhiên, một khi bác sĩ đã tin tưởng vào máy rồi, mình có thể chuyển chẩn đoán của máy lên trước, giúp phân luồng ngay bệnh nhân nặng - nhẹ."

Với tập cơ sở dữ liệu để "học" được phải ở mức nào mới đủ để chẩn đoán với bệnh UT? Cuối cùng vẫn phải là các BS kiểm tra kỹ những bất thường để ra quyết định. Em nghĩ thời gian đọc phim nó không là vấn đề trong chẩn đoán và điều trị UT được, có điều là nghiên cứu thì cứ nghiên cứu thôi. Đôi khi sẽ như ý kiến ở trên: quy trình này có thể khiến cho người đọc phim bị ám thị bởi kết quả của AL.
em làm về ngành AI mà thấy cụ nói có bán API làm được nên em mừng quá ... bọn em đỡ phải coding. Còn các đầu vào cho việc phát hiện ung thư thì không phải chỉ mỗi chụp, nhưng việc đọc phim rất quan trọng cụ ạ, sức người có hạn, những thứ có thể để máy tinh học được và làm thay thì nên phát triển... nó mang ý nghĩa nhân đạo nhiều lắm. Ví dụ những người ở xa không có điều kiện đến trung tâm lớn có bác sĩ đọc phim giỏi thì với việc kết hợp cùng AI sẽ đưa ra chẩn đoán chính xác và phát hiện, cảnh báo ung thư sớm hơn là không biết để đến lúc quá muộn. Nhưng không AI nào thay được bac sĩ đâu, nó chỉ đơn giản là làm bác sĩ có thêm công cụ hiểu quả hơn, thông minh hơn.... đưa tri thưc của bác sĩ, chuyên gia tới được nhiều người hơn.
 

VNV

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-707175
Ngày cấp bằng
10/11/19
Số km
247
Động cơ
93,427 Mã lực
Tuổi gì mà đòi bác sỹ bị ám thị bởi "kết quả AI" của 1 cái phần mềm ở giai đoạn trứng nước và được xây dựng bởi những bạn chả biết có ngồi lại ở VIN 6 tháng - 1 năm nữa không?!
Cơ bản là cụ nói chuẩn, nhưng nếu có phần mềm mà áp vào thật thì không biết được. Em thì thấy việc này nó không mang lại ý nghĩa nhiều trong cuộc chiến chống lại UT vì có quá nhiều vấn đề khác nên được quan tâm hơn là cái dự án như thế này.

Tất nhiên là thời đại Khoa học kỹ thuật tiên tiến thì càng nhiều máy móc làm việc thay chân tay thì càng nên ủng hộ thôi, nhưng cân nhắc giữa nhiều yếu tố.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top