Cho em bổ sung thêm một tí dòng suy nghĩ vốn đã cũ kĩ
Hệ thống giao thông có thể xem như phản ánh rõ nét bộ mặt của một quốc gia xét trên các khía cạnh văn hóa xã hội, tiềm lực kinh tế và độ văn minh.
Nhìn vào giao thông của Việt Nam chúng ta thấy gì: Một xã hội đông đúc, lộn xộn, bon chen, cơ hội. Mọi người mạnh ai nấy đi, mạnh ai người nấy sống. Chưa thể gọi là xã hội văn minh. Tốc độ xây dựng và phát triển khá nhanh, thoáng qua thì thấy hoành tráng, nhưng nhìn kĩ thì rõ ràng là không có chiều sâu, làm chưa đến nơi đến chốn. Nhìn vào hệ thống đường sá: cao tốc, đường gom, cầu phà, biển báo; cách tổ chức GT trong thành phố: quy hoạch bến bãi, đường vành đai, đường một chiều, hai chiều, phân làn, vv... cho thấy tầm nhìn ngắn hạn và lối tư duy thiển cận, có thể nói là ngu dốt
Em các bác, cháu các cụ vẫn tự hỏi: Hàng năm bao nhiêu cán bộ của ngành GT đi nước ngoài học tập, nghiên cứu, công tác... để rồi về làm gì? Hàng năm bao nhiêu nghìn tỷ ngân sách đổ xuống đất để được những con đường nham nhở, những biển báo lí nhí bé tí như thế này sao?