[Funland] Breaking news: Iran đã tẩn Israel

fundraiser

Xe container
Biển số
OF-422736
Ngày cấp bằng
16/5/16
Số km
6,854
Động cơ
338,638 Mã lực
Tuổi
44
Kynh chưa !!! Chấp Iran bắn tên lửa sang nhá.

Tổ hợp THAAD Mỹ sắp đưa đến Israel được trang bị 48 quả đạn, có nhiệm vụ đánh chặn tên lửa đạn đạo đang lao xuống từ khoảng cách tối đa 200 km.

View attachment 8783802

Đồ họa: AFP, Reuters
Hoá ra bữa giờ doạ suông vì đợi hàng nóng ship đến. Chắc có Thâd đến thì mới triển khai điệp vụ báo thù.
 

Toietmoi

Xe điện
Biển số
OF-374214
Ngày cấp bằng
18/7/15
Số km
3,508
Động cơ
348,772 Mã lực

meodenminh

Xe điện
Biển số
OF-723782
Ngày cấp bằng
4/4/20
Số km
3,922
Động cơ
235,746 Mã lực
Bài phân tích hay.
Mẽo ủng hộ I xà cho đến nay thì họ vẫn được nhiều hơn mất thì họ cứ ủng hộ thôi, các tội ác của I xà họ cứ tuyên bố là I xà không báo gì cho họ🤣
 

meodenminh

Xe điện
Biển số
OF-723782
Ngày cấp bằng
4/4/20
Số km
3,922
Động cơ
235,746 Mã lực
Hy vọng đây là sự thật
Có thể , nhưng xác xuất khá thấp. Khả năng tấn công của Hec bo khá hạn chế
 

meodenminh

Xe điện
Biển số
OF-723782
Ngày cấp bằng
4/4/20
Số km
3,922
Động cơ
235,746 Mã lực
em thắc mắc là sao đội Héc bô la ko lấy lí do lính ít xa chui rúc trong dân để bắn vào cơ sở dân sự của ít xa nhỉ? Do họ chơi đẹp hay họ sợ ít xa nhỉ :-? . Nhìn thằng ít xa nó ném bom Palestine với Lebannon mà thấy hãi
Nguồn đạn dược ít, bắn phải chọn lọc chứ
 

bachkhoak40

Xe điện
Biển số
OF-25219
Ngày cấp bằng
4/12/08
Số km
4,965
Động cơ
539,068 Mã lực
Hoá ra bữa giờ doạ suông vì đợi hàng nóng ship đến. Chắc có Thâd đến thì mới triển khai điệp vụ báo thù.
Chờ cha Mẽo tăng cường thêm lực lượng đánh chặn giúp những tên lửa đặc biệt tối tân của ir nữa mới dám mạnh mồm
 

hoangloclaptop

Xe hơi
Biển số
OF-328059
Ngày cấp bằng
22/7/14
Số km
150
Động cơ
284,297 Mã lực
Chờ cha Mẽo tăng cường thêm lực lượng đánh chặn giúp những tên lửa đặc biệt tối tân của ir nữa mới dám mạnh mồm
Sợ lúc đó cả Hez , Hamas , Iran, irac phóng cả bầy đàn đạn đạo , UAV... có thánh đỡ
 

poiuy

Xe ba gác
Biển số
OF-198769
Ngày cấp bằng
17/6/13
Số km
21,035
Động cơ
618,988 Mã lực
Kynh chưa !!! Chấp Iran bắn tên lửa sang nhá.

Tổ hợp THAAD Mỹ sắp đưa đến Israel được trang bị 48 quả đạn, có nhiệm vụ đánh chặn tên lửa đạn đạo đang lao xuống từ khoảng cách tối đa 200 km.

View attachment 8783802

Đồ họa: AFP, Reuters
Vừa rồi Iran spam 200 quả 1 lúc. Hệ thống này có 48 quả thì ăn thua gì? Chặn sao hết?
 

bachkhoak40

Xe điện
Biển số
OF-25219
Ngày cấp bằng
4/12/08
Số km
4,965
Động cơ
539,068 Mã lực
Đạn đạo có 10" đã tới thì khó chặn lắm
Từ ir phóng sang thì vẫn khá xa, vẫn đủ sức với các hệ thống mạnh của mẽo, chủ yếu là ir cũng không có nhiều, chắc chắn không dám tất tay. Ích xà thì xin phút mốt lại đầy, lúc đó F35 nó phi đến tận thủ đô rải thảm nhu Libang thì ir khó chống lại lắm.
 

bachkhoak40

Xe điện
Biển số
OF-25219
Ngày cấp bằng
4/12/08
Số km
4,965
Động cơ
539,068 Mã lực
Sợ lúc đó cả Hez , Hamas , Iran, irac phóng cả bầy đàn đạn đạo , UAV... có thánh đỡ
Hiệp đồng tác chiến cũng không dễ, các cơ sở hez, hamas ... không có phòng vệ tốt thì F35 của ích xà nó diệt được hết, sợ không phóng được bao nhiêu. Lúc đó chiến tranh tổng lực rồi thì bọn Mẽo sẽ trực tiếp can thiệp vào. Nói chung ir không có đồng minh mạnh đủ sức răn đe, không trực tiếp nhảy vào tham chiến, vẫn ở thế dưới, trừ trường hợp tất tay. Tuy nhiên đang hoà bình thì không ai muốn đấu với 1 thằng mạnh hơn mình quá nhiều, lại còn có trùm TG chống lưng nữa.
 
Chỉnh sửa cuối:

phanhoanght1985

Xe tải
Biển số
OF-414969
Ngày cấp bằng
6/4/16
Số km
327
Động cơ
229,035 Mã lực
Nơi ở
Bình Dương
Tóm tắt xung đột Is -Pal
is 3.png
is 2.jpg
is 1.jpg
 
Biển số
OF-714505
Ngày cấp bằng
2/2/20
Số km
1,484
Động cơ
315,046 Mã lực
Nơi ở
Quận Long Biên
Vũ khí Mỹ, người Mỹ trực tiếp điều khiển thì Mỹ là một bên tham chiến. Thế này là Mỹ đã quyết định chung chiến hào với Ít xà để đánh Iran rồi.

Mỹ điều tổ hợp THAAD cùng kíp vận hành tới Israel nhằm phô diễn sức mạnh và củng cố quan hệ đồng minh, nhưng có nguy cơ lún sâu vào xung đột Trung Đông.

Lầu Năm Góc ngày 13/10 thông báo sẽ triển khai một tổ hợp Phòng thủ tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) và khoảng 100 binh sĩ vận hành tới Israel. Tổng thống Mỹ Joe Biden khẳng định động thái này "nhằm bảo vệ Israel", giữa lúc quốc gia đồng minh đang cân nhắc đòn trả đũa sau khi bị Iran tấn công tên lửa hồi đầu tháng.

THAAD là một trong những lá chắn phòng thủ tên lửa hiện đại nhất trong biên chế quân đội Mỹ hiện nay. Đây cũng là hệ thống phòng không duy nhất của Mỹ có khả năng chặn tên lửa đạn đạo từ tầm ngắn đến tầm xa ở giai đoạn cuối, khi chúng đang lao xuống mục tiêu, ở cả trong và ngoài khí quyển.

Đạn đánh chặn của THAAD có tầm bắn 200 km và trần bay 150 km, trang bị cảm biến ảnh nhiệt để bám bắt mục tiêu và phá hủy chúng bằng va chạm trực tiếp, không dùng thuốc nổ. Điều này khiến THAAD có tính năng và nhiệm vụ tương tự lá chắn tên lửa tầm xa Arrow 3 của Israel.

Tướng về hưu Zvika Haimovich, cựu tư lệnh phòng không Israel, nhận định THAAD sẽ không thay thế những hệ thống hiện có. "Tổ hợp này nhằm cung cấp thêm hỏa lực. Mỗi khẩu đội đi kèm với hàng chục tên lửa đánh chặn sẽ tăng đáng kể năng lực phòng thủ cho Israel", ông nói.

Bệ phóng và xe chỉ huy của tổ hợp THAAD tại căn cứ Ford Hood, Texas tháng 9/2017. Ảnh: US Army

Bệ phóng và xe chỉ huy của tổ hợp THAAD tại căn cứ Hood, Texas, tháng 9/2017. Ảnh: US Army

Tướng Haimovich nhận định Israel và các đồng minh đã phóng không dưới 200 tên lửa đánh chặn để đối phó với đợt tập kích của Iran ngày 1/10. Tuy nhiên, lưới phòng không đa tầng của Israel đã bị quá tải khi lượng lớn tên lửa Iran lao tới mục tiêu, trong đó căn cứ Nevatim trọng yếu hứng tới gần 40 quả đạn.

"Nếu Iran sử dụng nhiều tên lửa hơn trong cuộc tấn công tiếp theo, tổ hợp THAAD sẽ tăng cơ hội đánh chặn mục tiêu và bảo đảm năng lực phòng thủ của Israel", ông giải thích.

Haimovich nói rằng quyết định của Mỹ là một phần trong cam kết với liên minh phòng thủ và quan hệ với Israel. THAAD là một trong nhiều phương tiện chiến đấu được hai nước phối hợp phát triển và vận hành.

"Quyết định này gửi thông điệp về liên minh chiến lược mạnh mẽ và ổn định tới khắp Trung Đông, cho thấy Mỹ sẵn sàng hỗ trợ Israel phòng thủ. Đây vừa là biện pháp răn đe, vừa nhằm đối phó mối đe dọa thực sự từ tên lửa của Iran và các nhóm vũ trang thân Tehran trong khu vực", ông nói.

Aaron David Miller, chuyên gia về Trung Đông tại Mỹ, nhận định triển khai THAAD cho thấy Mỹ dự đoán Israel trả đũa Iran "toàn diện hết mức", bất chấp nguy cơ hứng đòn đáp trả nghiêm trọng.

Tổng thống Biden và Thủ tướng Netanyahu từng nhiều lần xảy ra bất đồng xoay quanh các chiến dịch quân sự tại Trung Đông, nhưng quyết định đưa tổ hợp THAAD đến Israel trước khi diễn ra đòn trả đũa nhằm vào Iran dường như cho thấy ông chủ Nhà Trắng vẫn tin tưởng các cam kết của Tel Aviv về tránh leo thang căng thẳng với Tehran.

Tính năng hệ thống THAAD của Mỹ. Bấm vào ảnh để xem đầy đủ

Tính năng hệ thống THAAD của Mỹ. Bấm vào ảnh để xem đầy đủ

Dù vậy, một số chuyên gia cho rằng đây có thể là con dao hai lưỡi, cho phép Israel hành động quyết liệt hơn.

"Một khi hệ thống này được triển khai và lính phòng không Mỹ trực tiếp bảo vệ Israel, liệu Thủ tướng Benjamin Netanyahu có còn động lực giữ lời hứa và tránh tấn công các mục tiêu nhạy cảm hay không?", Harrison Mann, cựu chuyên gia Cơ quan Tình báo Quân đội Mỹ (DIA), bày tỏ hoài nghi.

Sau thông báo triển khai THAAD đến Israel, Bộ trưởng Ngoại giao Iran Abbas Araghchi cảnh báo Washington đang "đặt tính mạng công dân vào chỗ nguy hiểm", đề cập khả năng kíp vận hành THAAD nằm trong khu vực bị tấn công.

Chuyên gia Mann cho rằng phát biểu này là có cơ sở và các binh sĩ Mỹ vận hành tổ hợp THAAD ở Israel sẽ đối mặt với rủi ro rõ ràng.

"Họ sẽ đóng quân tại căn cứ Israel, vốn là những mục tiêu mà Iran đã chứng minh quyết tâm và khả năng tấn công. Kể cả với giả định lạc quan phi lý rằng THAAD có thể chặn mọi tên lửa đạn đạo, không có gì bảo đảm rằng quân nhân Mỹ sẽ an toàn trước máy bay không người lái (UAV). Loại phương tiện chiến đấu này từng xâm nhập vùng trời và đánh trúng căn cứ Israel", ông nói.

Chuyên gia Miller cũng bày tỏ lo ngại quyết định triển khai THAAD tại Israel sẽ làm tăng nguy cơ binh sĩ Mỹ thương vong, khiến nước này bị kéo vào xung đột quy mô lớn ở Trung Đông. "Nếu tên lửa Iran bắn trúng vị trí lính Mỹ, hoặc dân quân thân Iran gây thương vong cho binh sĩ nước này, nhiều khả năng Mỹ sẽ phải mở chiến dịch quân sự nhằm vào Iran", ông nói.

Vị trí Iran và Israel. Đồ họa: BBC

Vị trí Iran và Israel. Đồ họa: BBC

Mỹ bắt đầu triển khai lực lượng phòng không tại Trung Đông hồi Chiến tranh Vùng Vịnh năm 1990-1991. Hoạt động này diễn ra liên tục từ đầu những năm 2000, khi hàng nghìn binh sĩ Mỹ tới Israel hai năm một lần để diễn tập đối phó các mối đe dọa phức tạp trên nhiều mặt trận.

Một hệ thống THAAD hoàn chỉnh gồm đài điều khiển, radar đa chức năng AN/TPY-2, thiết bị kỹ thuật và 6 bệ phóng với tổng cộng 48 đạn sẵn sàng khai hỏa, thường cần khoảng 100 binh sĩ vận hành. Trước Israel, Mỹ từng triển khai THAAD ở khu vực Thái Bình Dương, Hàn Quốc, Romania và đặt radar AN/TPY-2 ở Thổ Nhĩ Kỳ.

Nguyễn Tiến (Theo Washington Post, Ynet, AFP)
 

poiuy

Xe ba gác
Biển số
OF-198769
Ngày cấp bằng
17/6/13
Số km
21,035
Động cơ
618,988 Mã lực
Iran vs Israel đánh nhau tổng lực thì lưỡng bại câu thương thôi. Thế nên cả 2 sẽ tìm cách xuống nước không đánh trực diện vào nhau quá lớn. Mỹ thì cũng chỉ hỗ trợ Israel phòng không, máy bay thôi chứ không thể làm thay Israel được. Còn VKHN thì chỉ mõm thôi, không thằng nào dám dùng đâu.
 

L0SEDOW

Xe tải
Biển số
OF-379346
Ngày cấp bằng
25/8/15
Số km
306
Động cơ
164,885 Mã lực
Tuổi
42
Từ ir phóng sang thì vẫn khá xa, vẫn đủ sức với các hệ thống mạnh của mẽo, chủ yếu là ir cũng không có nhiều, chắc chắn không dám tất tay. Ích xà thì xin phút mốt lại đầy, lúc đó F35 nó phi đến tận thủ đô rải thảm nhu Libang thì ir khó chống lại lắm.
Cách đây khoảng 2 tháng, Syria tố cáo Israel đưa F35 xâm phạm vùng phòng không của Syria.
Điều này có nghĩa Syria tuyên bố nhận diện được F35 của Syria, mà nhân diện được tức là bắn hạ được.
Nói cách khác, Syria bóng gió mình có radar phát hiện được F35 tàng hình.
Không biết thực hư ra sao vì không thấy Israel phản hồi gì.
Nhưng từ đó đến giờ không thấy Israel mang F35 đến Syria nữa.
 
Biển số
OF-714505
Ngày cấp bằng
2/2/20
Số km
1,484
Động cơ
315,046 Mã lực
Nơi ở
Quận Long Biên
Đơn giản vì Ít xà là khủng cụ, khủng bố còn phải gọi bằng ông nhá.

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ chỉ trích Liên Hợp Quốc "vô năng" vì không ngăn được Israel tấn công lực lượng gìn giữ hòa bình ở miền nam Lebanon.

"Liên Hợp Quốc không thể bảo vệ quân nhân của mình là hình ảnh thật xấu hổ và đáng lo ngại. Thẳng thắn mà nói, chúng tôi tự hỏi Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc còn chờ gì mà chưa ngăn chặn Israel", Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan phát biểu trên truyền hình hôm 14/10.

Ông Erdogan đề cập loạt vụ tấn công của Israel nhằm vào các căn cứ của Lực lượng Lâm thời Liên Hợp Quốc tại Lebanon (UNIFIL) những ngày gần đây, khiến ít nhất 5 lính gìn giữ hòa bình quốc tế bị thương. Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho rằng Liên Hợp Quốc cũng phải chịu trách nhiệm vì không có biện pháp trừng phạt Israel trong xung đột với Hezbollah và nhóm Hamas ở Dải Gaza.

"Mọi người tin nổi không? Xe tăng Israel xâm nhập khu vực UNIFIL, tấn công lính gìn giữ hòa bình, thậm chí khiến một số người bị thương, nhưng Hội đồng Bảo an chỉ đứng trên cao quan sát tất cả. Chúng tôi gọi đó là vô năng", ông Erdogan, người thường chỉ trích gay gắt Israel, nói thêm.

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ nhấn mạnh Israel "cả gan tấn công và đe dọa UNIFIL là bằng chứng đầy đủ cho thấy mức độ nghiêm trọng của tình hình". "Israel sẽ không ngừng tấn công nếu Mỹ và phương Tây tiếp tục ủng hộ họ vô điều kiện", ông cho hay.

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan phát biểu trong cuộc họp nội các ở Ankara ngày 14/10. Ảnh: AFP

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan phát biểu trong cuộc họp nội các ở Ankara ngày 14/10. Ảnh: AFP

Liên Hợp Quốc trước đó lên án các cuộc tấn công của Israel nhằm vào UNIFIL, trong khi Tổng thư ký Antonio Guterres cho biết những hành động của Tel Aviv "có thể cấu thành tội ác chiến tranh".

Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu hôm 13/10 kêu gọi Tổng thư ký Guterres rút lực lượng gìn giữ hòa bình khỏi "nơi nguy hiểm", cho rằng Hezbollah đang sử dụng họ làm "lá chắn sống". Tây Ban Nha, nước phụ trách phái bộ gìn giữ hòa bình ở Lebanon, bác bỏ kêu gọi của Israel.

UNIFIL được thành lập năm 1978 để giám sát hoạt động rút quân của Israel sau khi nước này tấn công Lebanon để đáp trả vụ tập kích của các tay súng Palestine. Phái bộ UNIFIL gồm hơn 9.500 quân đến từ khoảng 50 quốc gia, được đặt dưới quyền chỉ huy của tướng Tây Ban Nha Lazaro Saenz.

Tuy nhiên, sứ mệnh của phái bộ này bị đe dọa kể từ khi Israel mở chiến dịch không kích quy mô lớn và tấn công trên bộ vào miền nam Lebanon để đối phó lực lượng Hezbollah. 40 nước có lính tham gia gìn giữ hòa bình tại Lebanon tuyên bố "lên án mạnh mẽ các cuộc tấn công" vào lực lượng này.

Huyền Lê (Theo AFP, Anadolu Agency)
 

buithuy07

Xe hơi
Biển số
OF-616069
Ngày cấp bằng
15/2/19
Số km
133
Động cơ
128,670 Mã lực
Tuổi
30
Bài phân tích hay.
Bài này phân tích hay quá.
Hiện giờ Do Thái đã nằm sâu trong chính quyền và giới tinh hoa Mỹ. Các chính trị gia muốn sống thì phải ủng hộ hoạt động của Do Thái Israel, nếu không sinh mệnh chính trị của họ sẽ kết thúc. Châu Âu cũng tương tự, đặc biệt dưới ảnh hưởng của Mỹ.
 

trangthaimoi

Xe hơi
Biển số
OF-790912
Ngày cấp bằng
19/9/21
Số km
105
Động cơ
24,202 Mã lực
Vũ khí Mỹ, người Mỹ trực tiếp điều khiển thì Mỹ là một bên tham chiến. Thế này là Mỹ đã quyết định chung chiến hào với Ít xà để đánh Iran rồi.

Mỹ điều tổ hợp THAAD cùng kíp vận hành tới Israel nhằm phô diễn sức mạnh và củng cố quan hệ đồng minh, nhưng có nguy cơ lún sâu vào xung đột Trung Đông.

Lầu Năm Góc ngày 13/10 thông báo sẽ triển khai một tổ hợp Phòng thủ tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) và khoảng 100 binh sĩ vận hành tới Israel. Tổng thống Mỹ Joe Biden khẳng định động thái này "nhằm bảo vệ Israel", giữa lúc quốc gia đồng minh đang cân nhắc đòn trả đũa sau khi bị Iran tấn công tên lửa hồi đầu tháng.

THAAD là một trong những lá chắn phòng thủ tên lửa hiện đại nhất trong biên chế quân đội Mỹ hiện nay. Đây cũng là hệ thống phòng không duy nhất của Mỹ có khả năng chặn tên lửa đạn đạo từ tầm ngắn đến tầm xa ở giai đoạn cuối, khi chúng đang lao xuống mục tiêu, ở cả trong và ngoài khí quyển.

Đạn đánh chặn của THAAD có tầm bắn 200 km và trần bay 150 km, trang bị cảm biến ảnh nhiệt để bám bắt mục tiêu và phá hủy chúng bằng va chạm trực tiếp, không dùng thuốc nổ. Điều này khiến THAAD có tính năng và nhiệm vụ tương tự lá chắn tên lửa tầm xa Arrow 3 của Israel.

Tướng về hưu Zvika Haimovich, cựu tư lệnh phòng không Israel, nhận định THAAD sẽ không thay thế những hệ thống hiện có. "Tổ hợp này nhằm cung cấp thêm hỏa lực. Mỗi khẩu đội đi kèm với hàng chục tên lửa đánh chặn sẽ tăng đáng kể năng lực phòng thủ cho Israel", ông nói.

Bệ phóng và xe chỉ huy của tổ hợp THAAD tại căn cứ Ford Hood, Texas tháng 9/2017. Ảnh: US Army

Bệ phóng và xe chỉ huy của tổ hợp THAAD tại căn cứ Hood, Texas, tháng 9/2017. Ảnh: US Army

Tướng Haimovich nhận định Israel và các đồng minh đã phóng không dưới 200 tên lửa đánh chặn để đối phó với đợt tập kích của Iran ngày 1/10. Tuy nhiên, lưới phòng không đa tầng của Israel đã bị quá tải khi lượng lớn tên lửa Iran lao tới mục tiêu, trong đó căn cứ Nevatim trọng yếu hứng tới gần 40 quả đạn.

"Nếu Iran sử dụng nhiều tên lửa hơn trong cuộc tấn công tiếp theo, tổ hợp THAAD sẽ tăng cơ hội đánh chặn mục tiêu và bảo đảm năng lực phòng thủ của Israel", ông giải thích.

Haimovich nói rằng quyết định của Mỹ là một phần trong cam kết với liên minh phòng thủ và quan hệ với Israel. THAAD là một trong nhiều phương tiện chiến đấu được hai nước phối hợp phát triển và vận hành.

"Quyết định này gửi thông điệp về liên minh chiến lược mạnh mẽ và ổn định tới khắp Trung Đông, cho thấy Mỹ sẵn sàng hỗ trợ Israel phòng thủ. Đây vừa là biện pháp răn đe, vừa nhằm đối phó mối đe dọa thực sự từ tên lửa của Iran và các nhóm vũ trang thân Tehran trong khu vực", ông nói.

Aaron David Miller, chuyên gia về Trung Đông tại Mỹ, nhận định triển khai THAAD cho thấy Mỹ dự đoán Israel trả đũa Iran "toàn diện hết mức", bất chấp nguy cơ hứng đòn đáp trả nghiêm trọng.

Tổng thống Biden và Thủ tướng Netanyahu từng nhiều lần xảy ra bất đồng xoay quanh các chiến dịch quân sự tại Trung Đông, nhưng quyết định đưa tổ hợp THAAD đến Israel trước khi diễn ra đòn trả đũa nhằm vào Iran dường như cho thấy ông chủ Nhà Trắng vẫn tin tưởng các cam kết của Tel Aviv về tránh leo thang căng thẳng với Tehran.

Tính năng hệ thống THAAD của Mỹ. Bấm vào ảnh để xem đầy đủ

Tính năng hệ thống THAAD của Mỹ. Bấm vào ảnh để xem đầy đủ

Dù vậy, một số chuyên gia cho rằng đây có thể là con dao hai lưỡi, cho phép Israel hành động quyết liệt hơn.

"Một khi hệ thống này được triển khai và lính phòng không Mỹ trực tiếp bảo vệ Israel, liệu Thủ tướng Benjamin Netanyahu có còn động lực giữ lời hứa và tránh tấn công các mục tiêu nhạy cảm hay không?", Harrison Mann, cựu chuyên gia Cơ quan Tình báo Quân đội Mỹ (DIA), bày tỏ hoài nghi.

Sau thông báo triển khai THAAD đến Israel, Bộ trưởng Ngoại giao Iran Abbas Araghchi cảnh báo Washington đang "đặt tính mạng công dân vào chỗ nguy hiểm", đề cập khả năng kíp vận hành THAAD nằm trong khu vực bị tấn công.

Chuyên gia Mann cho rằng phát biểu này là có cơ sở và các binh sĩ Mỹ vận hành tổ hợp THAAD ở Israel sẽ đối mặt với rủi ro rõ ràng.

"Họ sẽ đóng quân tại căn cứ Israel, vốn là những mục tiêu mà Iran đã chứng minh quyết tâm và khả năng tấn công. Kể cả với giả định lạc quan phi lý rằng THAAD có thể chặn mọi tên lửa đạn đạo, không có gì bảo đảm rằng quân nhân Mỹ sẽ an toàn trước máy bay không người lái (UAV). Loại phương tiện chiến đấu này từng xâm nhập vùng trời và đánh trúng căn cứ Israel", ông nói.

Chuyên gia Miller cũng bày tỏ lo ngại quyết định triển khai THAAD tại Israel sẽ làm tăng nguy cơ binh sĩ Mỹ thương vong, khiến nước này bị kéo vào xung đột quy mô lớn ở Trung Đông. "Nếu tên lửa Iran bắn trúng vị trí lính Mỹ, hoặc dân quân thân Iran gây thương vong cho binh sĩ nước này, nhiều khả năng Mỹ sẽ phải mở chiến dịch quân sự nhằm vào Iran", ông nói.

Vị trí Iran và Israel. Đồ họa: BBC

Vị trí Iran và Israel. Đồ họa: BBC

Mỹ bắt đầu triển khai lực lượng phòng không tại Trung Đông hồi Chiến tranh Vùng Vịnh năm 1990-1991. Hoạt động này diễn ra liên tục từ đầu những năm 2000, khi hàng nghìn binh sĩ Mỹ tới Israel hai năm một lần để diễn tập đối phó các mối đe dọa phức tạp trên nhiều mặt trận.

Một hệ thống THAAD hoàn chỉnh gồm đài điều khiển, radar đa chức năng AN/TPY-2, thiết bị kỹ thuật và 6 bệ phóng với tổng cộng 48 đạn sẵn sàng khai hỏa, thường cần khoảng 100 binh sĩ vận hành. Trước Israel, Mỹ từng triển khai THAAD ở khu vực Thái Bình Dương, Hàn Quốc, Romania và đặt radar AN/TPY-2 ở Thổ Nhĩ Kỳ.

Nguyễn Tiến (Theo Washington Post, Ynet, AFP)
thế này là tham chiến rồi, không có mỹ thì ích xà không dám húng đâu, mỹ thì mồm kêu gọi kiềm chế nhưng tay chân thì động thủ
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top