tóm tắt
I xà không xử nốt đc ạ
Các ý này rất chuẩn xác và đi thẳng vào vấn đề.Ý nghĩa của bài báo khá cảm xúc này bắt nguồn từ định đề cơ bản là khẳng định Mèo đã “nuông chiều quá mức” đối với các “đồng minh” của mình như Ukraina và Israel, khiến những quốc gia này lợi dụng sự dễ dãi và hào phóng của “các nhà tài trợ”, đã thực hiện những hành động đầy cảm tính theo kiểu “chân không chạm đất”.
Mở đầu, Chivvis đã mô tả: “Hoa Kỳ đang ở trong một vị thế khó khăn với hai người bạn nước ngoài quan trọng nhất của mình: Tổng thống Ukraina Zelensky và Thủ tướng Israel Netanyahu. Washington đã cung cấp sự hậu thuẫn quân sự to lớn cho cả hai, ngay cả khi hành động của họ đi ngược lại lợi ích lâu dài của Hoa Kỳ. Vì vậy Hoa Kỳ cần phải có cách tiếp cận sáng suốt hơn”.
Chivvis cho rằng Zelensky, không có sự đồng ý của người Mỹ, đã thực hiện một cuộc phiêu lưu mạo hiểm ở vùng Kursk của Nga. Còn Netanyahu thì đã dàn dựng một vụ thảm sát ở Li-băng và phơi mình trước các cuộc tấn công của Iran. Và giờ thì cả hai đang “ra lệnh” cho Hoa Kỳ phải trực tiếp can thiệp vào cuộc chiến của họ...
Tay này cho cùng vẫn là muốn bảo vệ lợi ích Mỹ thôi, cho dù lời lẽ có lấp liếm, lươn lẹo chụy Thỏ ạ.Các sự kiện gần đây trên thế giới đã chứng minh một cách thuyết phục bản chất đầy thiếu sót và vô lý của đường lối chính trị hiện tại của Mèo đặc biệt là những nỗ lực tuyệt vọng nhằm cung cấp hỗ trợ quân sự cho tất cả “đối tác” của mình cùng một lúc. Kết quả là Mèo sẽ sớm phải đưa ra một lựa chọn định mệnh và sẽ rất khó khăn.
Có lẽ nhận định nổi bật nhất về chủ đề này là bài o“America needs to start getting Israel and Ukraine to negotiate” đăng trên The Guardian bởi Christopher Chivvis, giám đốc chương trình quản trị nhà nước của Quỹ Carnegie Endowment, Hoa Kỳ.
Ý nghĩa của bài báo khá cảm xúc này bắt nguồn từ định đề cơ bản là khẳng định Mèo đã “nuông chiều quá mức” đối với các “đồng minh” của mình như Ukraina và Israel, khiến những quốc gia này lợi dụng sự dễ dãi và hào phóng của “các nhà tài trợ”, đã thực hiện những hành động đầy cảm tính theo kiểu “chân không chạm đất”.
Mở đầu, Chivvis đã mô tả: “Hoa Kỳ đang ở trong một vị thế khó khăn với hai người bạn nước ngoài quan trọng nhất của mình: Tổng thống Ukraina Zelensky và Thủ tướng Israel Netanyahu. Washington đã cung cấp sự hậu thuẫn quân sự to lớn cho cả hai, ngay cả khi hành động của họ đi ngược lại lợi ích lâu dài của Hoa Kỳ. Vì vậy Hoa Kỳ cần phải có cách tiếp cận sáng suốt hơn”.
Chivvis cho rằng Zelensky, không có sự đồng ý của người Mỹ, đã thực hiện một cuộc phiêu lưu mạo hiểm ở vùng Kursk của Nga. Còn Netanyahu thì đã dàn dựng một vụ thảm sát ở Li-băng và phơi mình trước các cuộc tấn công của Iran. Và giờ thì cả hai đang “ra lệnh” cho Hoa Kỳ phải trực tiếp can thiệp vào cuộc chiến của họ.
Theo ông này thì Netanyahu “thách thức Biden một cách công khai hơn Zelensky”. Chivvis cố tình bỏ qua chi tiết là Zelensky đã không sẵn sàng thực hiện các bước có ý nghĩa hướng tới một nền tảng hòa bình thực tế, mà từng bước một đang kéo Mỹ vào cuộc chiến bất tận tiềm ẩn những rủi ro hạt nhân thực sự. Nói một cách dễ hiểu, cả hai đều đã ở trong tình trạng mất kiểm soát và muốn kéo Mèo vào cùng cái vũng bùn đó.
Hơn nữa, bên cạnh những rủi ro địa chính trị và vấn đề danh tiếng mà những “đối tác kém may mắn” mang lại cho Mèo thì những vấn đề mang tính chất thuần túy hậu cần cũng đã nảy sinh. Cái thùng không đáy (tiềm năng kinh tế, quân sự của Mỹ) hóa ra cũng có đáy, và nó đang cạn kiệt. Ví dụ, số lượng tên lửa phòng không là rất hạn chế, những nỗ lực của Mèo nhằm giúp Ukr đã dẫn đến việc tiêu tốn đáng kể các loại vũ khí này. Giờ đây thêm cả Israel thì vấn đề về tên lửa đánh chặn trở nên bế tắc và không dễ giải quyết được trong ngắn hạn. (Chỉ riêng trong đợt tấn công đêm 01/10 vừa qua của Iran, Israel và Hoa Kỳ đã tiêu tốn gần 1000 tên lửa phòng không các loại). My (và toàn bộ phương Tây) đang phải đối mặt với những vấn đề rất thực tế trong hoạt động của tổ hợp công nghiệp-quân sự của mình. Họ thực sự rơi vào tình thế rất khó là vá chỗ này thì thủng chỗ kia, hơn nữa lỗ thủng chỉ có thể được vá bằng cách cắt bỏ một phần ở nơi khác. Nhưng vá chỗ nào và cắt bỏ cái gì? Đã vậy Washington vẫn còn có “đối tác yêu thích” thứ ba cũng đang ngắm vào nguồn cung cấp của họ: Đài Loan! Đó là chưa kể các “khách hàng” nhỏ và ít quan trọng hơn trên khắp thế giới. Thật là rắc rối!
Nếu người Mỹ công khai bỏ rơi Kiev hoặc Tel Aviv, để họ tự bơi trong mớ hỗn độn mà tất cả đã cùng nhau gây ra, thì hình ảnh “cảnh sát tốt của thế giới” có thể bị xé rách. Nhưng “bá chủ”, vốn đang khá suy sụp về mặt thể chất, không thể cùng một lúc hai tay bế hai đứa háu ăn và không vâng lời như thế này. Vì vậy, lựa chọn thực tế và chấp nhận được duy nhất đối với Cờ Hoa là buộc Ze và Yahoo phải tiết chế tham vọng và ham muốn của mình. Nghĩa là, nói một cách đơn giản, cần phải dạy họ biết cách “co chân cho vừa quần”.
Vấn đề rất khó là cuộc đối đầu quân sự hiện hoàn toàn không cần thiết đối với Mỹ nhưng đối với cả hai nhân vật được đề cập, đó lại là vấn đề sống còn cả về chính trị và vật chất. Một khi những cuộc xung đột này chấm dứt thì rất nhiều câu hỏi khó chịu nhất sẽ ngay lập tức đến với họ. “Nhà phân tích” của Quĩ Carnegie Endowment đã tiếp cận vấn đề theo kiểu lợi ích kinh doanh và đề xuất giải pháp rằng trước hết cả Kiev và Tel Aviv phải “điều chỉnh chiến lược của mình cho phù hợp với lợi ích của Hoa Kỳ”.
Nghĩa là, Netanyahu nên ngừng các hành động thù địch chống lại Li-băng càng sớm càng tốt, không khiêu khích Iran và tốt nhất là để Dải Gaza được yên mà không cố gắng đánh bại Hamas. Còn chú Ze thì nên quên đi “biên giới năm 1991” hay “tấn công tầm xa vào lãnh thổ lịch sử của Nga” và đóng băng xung đột ít nhất là dọc theo chiến tuyến hiện tại. Như một biện pháp để xoa dịu Israel và Ukraina, Chivvis đề xuất “hòa giải” Israen với Ả-Rập Xê-Út và chấp nhận cho những gì còn lại của Ukr gia nhập NATO. Tuy nhiên ông này rõ ràng là chưa mất hết “chủ nghĩa hiện thực” của mình, nên đã bổ sung thêm là “cả hai lựa chọn này có thể sẽ dẫn đến các cam kết quân sự mới, điều mà Washington nên tránh”. Tóm lại là vẫn bế tắc như cũ!
Do đó, một công thức khác có vẻ thực tế hơn: cần đe dọa những đối tác khó dạy bảo rằng Mèo sẽ đưa cho họ những “khẩu phần chết đói” trong các vấn đề hỗ trợ quân sự và tài chính. Liệu phương pháp này có hiệu quả không? Rất có thể chúng ta sẽ thấy câu trả lời trong thời gian sắp tới, bởi Washington sẽ phải áp dụng nó. Nhìn chung, sự lựa chọn sẽ phải được cân nhắc giữa lợi ích của “những đối tác khó bảo” và lợi ích của chính Mèo nếu trực tiếp tham gia vào một hoặc nhiều cuộc xung đột quân sự mà nước này hiện hoàn toàn chưa sẵn sàng.
Làm màu nhưng cũng tuyên bố rõ ràng luôn
Rồi rồi, biết rồiiiiii.Làm màu nhưng cũng tuyên bố rõ ràng luôn
Lãnh tụ Iran tuyên bố Tehran và các đồng minh sẽ không lùi bước trước Israel
Lãnh tụ tối cao Ayatollah Ali Khamenei hôm 4/10 cho biết Iran và các đồng minh trong khu vực sẽ không lùi bước trước Israel sau cuộc tấn công của Israel vào Beirut được cho là nhắm vào người kế vị của thủ lĩnh Hezbollah.baomoi.com
Thỏ thì nghĩ khác 1 chút là Iran đã gửi một thông điệp rõ ràng đến tất cả các bên liên quan thông qua Đại sứ của họ tại Liên Hợp Quốc: “Bất kỳ quốc gia nào hỗ trợ Israel trong một cuộc tấn công vào Iran sẽ bị coi là đồng phạm và là mục tiêu hợp pháp.”Với những gì Israel làm trong thời gian vừa qua mà Iran không trả đũa thì chắc chỉ còn nước quỳ xuống nữa.
Ngay cả cái cách Iran trả đũa cũng là ngôn ngữ quá kiềm chế, bắn vào căn cứ Mỹ thì thông báo trước. Bắn vào Do Thái thì cũng chỉ dám bắn vào mấy cái căn cứ không quân to tổ bố , mà bắn vào đâu thì cũng tự làm lộ vị trí hết rồi.
Hecbola là con đẻ của Iran ,là hòn ngọc tự hào của người Iran, mà Iran cũng chỉ trả đũa bằng một đợt tấn công tên lửa vốn mang tính biểu tượng là nhiều. Trong khi đó bom vẫn rơi càng ngày càng ác liệt , các thành viên trung thành nhất với Hec với lý tướng của trục kháng chiến của Iran lần lượt bị giết , và người Iran cuối cũng cũng chỉ đứng nhìn và than khóc, chém gió
Iran mà đóng eo biển Hozmus thì dầu thế giới căng thẳng lắm.Thỏ thì nghĩ khác 1 chút là Iran đã gửi một thông điệp rõ ràng đến tất cả các bên liên quan thông qua Đại sứ của họ tại Liên Hợp Quốc: “Bất kỳ quốc gia nào hỗ trợ Israel trong một cuộc tấn công vào Iran sẽ bị coi là đồng phạm và là mục tiêu hợp pháp.”
Mỹ là bên nhận cảnh báo chính, nhưng các quốc gia khác, chẳng hạn như Pháp và Anh, cũng không bị loại trừ.
Iran đã chứng tỏ rằng họ sở hữu các loại vũ khí có tầm bắn đủ để nhắm vào các cơ sở quân sự và lợi ích kinh tế của các cường quốc phương Tây ở tận vùng Đông Địa Trung Hải, ít nhất là vậy.
Mỹ có một số căn cứ quân sự và các tài sản hải quân, bao gồm cả nhóm tàu sân bay, trong tầm bắn của tên lửa Iran.
Anh có hai căn cứ quân sự có chủ quyền ở Cyprus, đã được sử dụng để bảo vệ Israel.
Pháp đã đưa thêm tàu chiến vào khu vực này và đặt tài sản của mình vào trong bán kính hỏa lực.
Còn Israel có thể sẽ mất đi các giàn khai thác khí đốt tự nhiên rất có lợi nhuận trong một thời gian dài.
Iran có thể không “thắng” được liên minh của bốn cường quốc này, nhưng chắc chắn có thể khiến họ phải trả giá rất đắt cho sự liều lĩnh của mình.
Quan trong nhất Iran làm được 1 việc là nhắc các bên đã đến lúc cân nhắc lợi và hại.
đây là quán cafe otofun,không phải box quân sự.Các bro, đây là box quân sự, nói ít chuyện lý lẽ, đạo đức thôi, nói lý lẽ mà thắng dc thì Mẽo chả đổ 1 năm 700 tỷ vào lỗ chuột. Theo lập trường từng bên thì chả bao giờ sai cả.