- Biển số
- OF-382398
- Ngày cấp bằng
- 12/9/15
- Số km
- 1,293
- Động cơ
- 252,510 Mã lực
- Tuổi
- 35
Cứ hễ CA mời lên là y như rằng phải ghi lời khai theo ý CA à. Thế thì ai cũng chỉ là to coi, còn chính kiến của mình thì luôn không nói được?
BOT quốc lộ 5: ‘Không ăn bánh, sao trả tiền?’
Một số tài xế cho hay trả tiền lẻ với mục đích giúp cơ quan chức năng nhận ra cái sai để sửa, mang lại công bằng cho người dân.
Theo tìm hiểu của Pháp Luật TP.HCM, liên tiếp những ngày qua Công an huyện Văn Lâm (Hưng Yên) đã có giấy triệu tập và làm việc với ít nhất ba tài xế sử dụng tiền lẻ để trả phí qua Trạm thu phí số 1, quốc lộ 5 (huyện Văn Lâm, Hưng Yên). Trong đó có hai tài xế taxi và một phụ nữ làm nghề tự do.
Bức xúc vì “không ăn bánh cũng phải trả tiền”
Một tài xế (xin giấu tên) cho biết trong ba ngày qua anh đã dùng tiền lẻ để trả phí nhằm phản đối mức phí tại quốc lộ 5 quá cao. Từ đó anh chịu nhiều áp lực từ công ty như dọa đuổi việc. Tiếp đó anh bất ngờ nhận được giấy triệu tập của Công an huyện Văn Lâm với lý do ghi trên giấy là “để làm việc theo yêu cầu điều tra”.
Tại trụ sở Công an huyện Văn Lâm, anh được lực lượng công an “nhắc nhở” hành động trả phí bằng tiền lẻ.
“Khi công an hỏi tôi vì sao dùng tiền lẻ, tôi bảo tuyến đường này hư hỏng nhưng phí quá cao, mỗi lần chở người thân đi ăn uống, cà phê, tiền phí nhiều hơn tiền xăng và tiền cà phê cộng lại.
Sau đó công an bảo: “Giờ anh nên ghi lời khai theo hướng: Khi chở người thân đi, tôi có tiền lẻ thì rút ra trả như bình thường chứ không phải phản đối mức phí cao...”. Ý các anh ấy bảo tôi viết theo kiểu không phản đối giá trạm thu phí... Tôi biết điều đó nhưng vì phải ngồi ở trụ sở hơn bốn tiếng và chịu một số áp lực nhất định nên tôi đành phải chiều theo hướng có trả tiền lẻ nhưng không phản đối mức phí để nhanh chóng về nhà” - tài xế này kể lại.
Tài xế này cũng cho biết việc mình và một số người khác trả tiền lẻ mục đích giúp cơ quan chức năng nhận ra cái sai để sửa nhằm mang lại công bằng cho người dân.
“Người dân chúng tôi không thể trả phí cho một con đường mà mình chưa từng đi, làm sao lại có chuyện “không ăn bánh cũng phải trả tiền”...” - tài xế này nói.
Tương tự, tài xế MP cũng cho biết chị bị công an mời lên làm việc hai lần. Nội dung chi tiết chị không tiện nói vì ảnh hưởng đến công việc kinh doanh.
“Tôi là người dân, không phải doanh nghiệp vận tải gì cả nhưng tôi bức xúc việc trả phí cao nên phản đối. Hành động của tôi rất trong sáng là muốn đòi lại sự công bằng cho người dân chúng tôi” - chị MP chia sẻ ngắn gọn.
Tài xế BM dùng tiền lẻ trả phí qua trạm BOT quốc lộ 5 để phản đối mức phí. Ảnh: VIẾT LONG
Khu vực Trạm thu phí số 1, quốc lộ 5 (huyện Văn Lâm, Hưng Yên). Ảnh: VIẾT LONG
http://plo.vn/do-thi/giao-thong/bot-quoc-lo-5-khong-an-banh-sao-tra-tien-726343.html
BOT quốc lộ 5: ‘Không ăn bánh, sao trả tiền?’
Một số tài xế cho hay trả tiền lẻ với mục đích giúp cơ quan chức năng nhận ra cái sai để sửa, mang lại công bằng cho người dân.
Theo tìm hiểu của Pháp Luật TP.HCM, liên tiếp những ngày qua Công an huyện Văn Lâm (Hưng Yên) đã có giấy triệu tập và làm việc với ít nhất ba tài xế sử dụng tiền lẻ để trả phí qua Trạm thu phí số 1, quốc lộ 5 (huyện Văn Lâm, Hưng Yên). Trong đó có hai tài xế taxi và một phụ nữ làm nghề tự do.
Bức xúc vì “không ăn bánh cũng phải trả tiền”
Một tài xế (xin giấu tên) cho biết trong ba ngày qua anh đã dùng tiền lẻ để trả phí nhằm phản đối mức phí tại quốc lộ 5 quá cao. Từ đó anh chịu nhiều áp lực từ công ty như dọa đuổi việc. Tiếp đó anh bất ngờ nhận được giấy triệu tập của Công an huyện Văn Lâm với lý do ghi trên giấy là “để làm việc theo yêu cầu điều tra”.
Tại trụ sở Công an huyện Văn Lâm, anh được lực lượng công an “nhắc nhở” hành động trả phí bằng tiền lẻ.
“Khi công an hỏi tôi vì sao dùng tiền lẻ, tôi bảo tuyến đường này hư hỏng nhưng phí quá cao, mỗi lần chở người thân đi ăn uống, cà phê, tiền phí nhiều hơn tiền xăng và tiền cà phê cộng lại.
Sau đó công an bảo: “Giờ anh nên ghi lời khai theo hướng: Khi chở người thân đi, tôi có tiền lẻ thì rút ra trả như bình thường chứ không phải phản đối mức phí cao...”. Ý các anh ấy bảo tôi viết theo kiểu không phản đối giá trạm thu phí... Tôi biết điều đó nhưng vì phải ngồi ở trụ sở hơn bốn tiếng và chịu một số áp lực nhất định nên tôi đành phải chiều theo hướng có trả tiền lẻ nhưng không phản đối mức phí để nhanh chóng về nhà” - tài xế này kể lại.
Tài xế này cũng cho biết việc mình và một số người khác trả tiền lẻ mục đích giúp cơ quan chức năng nhận ra cái sai để sửa nhằm mang lại công bằng cho người dân.
“Người dân chúng tôi không thể trả phí cho một con đường mà mình chưa từng đi, làm sao lại có chuyện “không ăn bánh cũng phải trả tiền”...” - tài xế này nói.
Tương tự, tài xế MP cũng cho biết chị bị công an mời lên làm việc hai lần. Nội dung chi tiết chị không tiện nói vì ảnh hưởng đến công việc kinh doanh.
“Tôi là người dân, không phải doanh nghiệp vận tải gì cả nhưng tôi bức xúc việc trả phí cao nên phản đối. Hành động của tôi rất trong sáng là muốn đòi lại sự công bằng cho người dân chúng tôi” - chị MP chia sẻ ngắn gọn.
Tài xế BM dùng tiền lẻ trả phí qua trạm BOT quốc lộ 5 để phản đối mức phí. Ảnh: VIẾT LONG
Khu vực Trạm thu phí số 1, quốc lộ 5 (huyện Văn Lâm, Hưng Yên). Ảnh: VIẾT LONG
http://plo.vn/do-thi/giao-thong/bot-quoc-lo-5-khong-an-banh-sao-tra-tien-726343.html