Các bank nó cơ cấu nợ cho riêng 1 tập đoàn cũng ko đến nỗi nào.
Vụ 2008 thì các khoản nợ vay mua bds toàn dân Mỹ có sự tiếp tay đắc lực của các bank nên phức tạp hơn nhiều. Không khác gì lừa đảo.
Vụ hiện tại của TQ thì vấn đề chính là tính dây chuyền. Nếu chỉ có Evergrande thì chắc sẽ xử lý đơn giản. Nhưng cụ thử tưởng tượng như sau khi Evergrande phá sản:
- Niềm tin của người dân vào các công ty bất động sản sẽ xuống thấp, chùn tay bỏ tiền đầu tư vào các sản phẩm BĐS đang hình thành của
các công ty BĐS khác. Các công ty này có thể khó khăn, phá sản theo.
- Một số ngân hàng đang cho Evergrande (và các công ty BĐS đang nói ở trên) vay nhiều có thể sẽ bị khó khăn, phá sản theo.
- Nhiều chủ nợ của Evergrande hiện tại là các công ty xây dựng, cung cấp nguyên vật liệu cho Evergrande và đang là chủ nợ nhưng giờ không đòi được tiền nữa thì cũng chính thức phá sản theo.
Nó là ảnh hưởng dây chuyền đấy. Tất nhiên, tùy mức độ phát triển của thị trường vốn, tài chính, tín dụng mà tính dây chuyền sẽ nhiều, hay ít. Vụ 2008 thì phức tạp hơn là vì thị trường vốn, tài chính, tín dụng của Mỹ/Châu Âu nó phát triển hơn nên tạo thành vòng lặp nhiều vòng phức tạp hơn thôi. Chỉ Lehman thì chính phủ Mỹ không ngại. Vấn đề là khi Lehman lộ ra thì hóa ra, hầu hết các ngân hàng, công ty chứng khoán, tổ chức tín dụng khác đều bị vấn đề tương tự (Lehman là nặng nhất thôi). Điều này cũng bình thường vì trong bao nhiêu năm cạnh tranh, nếu giả sử Lehman làm thủ thuật kia đầu tiên thì chắc chắn:
1. Hoặc Lehman sẽ lộ ra chiêu thức và các tổ chức kia sẽ "học" theo vì chiêu thức đó "không sai".
2. Hoặc chính phủ Mỹ sẽ nhận được đơn kiện của các tổ chức kia (vì phải sai ở đâu đó) và Lehman đã phải dừng các "thủ thuật" đó lâu rồi.
Nguyên tắc: càng phát triển và phức tạp thì vấn đề càng khó dự đoán và khi đó, nếu nó sẽ nổ ra có thể sẽ phức tạp hơn tưởng tượng.