J League đã bao giờ nghỉ 4 tháng để U23 đi đá giải chưa các cụ? Tư duy coi thường giải vô địch, xây nhà từ nóc thì đừng mơ mộng hão làm cái gì.
ở Brazil có 2 triệu Nhật kiều bên đó. Từ thập kỷ 80-90 thế kỷ trước Brazil trở thành tấm gương và dịa chỉ du học & nhập học của Bóng đá Nhật rồiEm chào Cccm. Chúc Cccm ngày cuối tuần tốt lành.
Như nhan đề cá nhân em xem vòng loại WC khu vực châu Á thấy rất thích đội Nhật. Từ anh HLV lúc nào cũng chỉn chu bộ vest đen và điềm đạm. Cá nhân em ấn tượng
1. Thể hình rất đồng đều, chiều cao tốt dong dỏng không dày mình như mấy anh Châu Âu nhìn nặng nề nhưng tỳ đè không hề kém (trung bình được 1m82 không Cccm?)
2. Lối chơi kỹ thuật, kỷ luật, ít sai sót nhất. Đá rất nhanh ít chạm.
3. Cầu thủ nào cũng như vận động viên điền kinh (em đùa tý) công nhận chạy như bị c h ó đuổi. Ví dụ cháu ITO số 14, chơi cả 10 trận đá cả 90 phút.
Vậy cụ nào am hiểu nền bóng đá Nhật thông não cho em cái. Anh bạn Nhật phát triển bóng đá theo kiểu gì và từ bao giờ?
29/3 tới Cccm dự đoán kết quả trân VN và Nhật ra sao?
Em cảm ơn Cccm
Park đá hay hay dở. Thì vào đọc link này là đủ.Bb là tập thể mà cụ! Thằng Park đá Mu thì chủ yếu thương mại chẳng có tý j hay cả, chủ yếu dự bị hoặc đá 60-70p thay ng! Có đặc điểm trụ ko vững cứ hễ va với Tây là ngã! Trc hay xem MU đá phát chán, ko đóng góp j nhiều!
Cụ chuẩn.Solkjaer còn dự bị nhiều hơn nó đấy, mùa Mu vô địch C1 Park nó đá chính suốt, nhiều trận còn là trụ cột là đằng khác. Công việc của tiền vệ đánh chặn là phá lối chơi của đối phương, không đẹp không hay nên ít người thích là phải, nhưng đừng phủ nhận vai trò của nó, rất quan trọng là khác.
Nó ở cái tầm thật cụ nhỉĐể biết thể thao học đường của Nhật nó giàu mạnh ra sao thì mời coi sân bóng chày chuyên chỉ để tổ chức giải học sinh trung học hàng năm, thứ gọi là huyền thoại trong truyện tranh của Mitsuru Adachi này các cụ.
Nó được xây và tổ chức giải lần đầu vào năm 1924, khi dân An Nam vẫn còn kéo xe ở thời thuộc địa dưới chướng Pháp
Giải hội khoẻ phù đổng VN bao giờ như thế này ? Đi so VN thế giới thứ 3 với 1 thằng cựu Đế quốc phát xít bao giờ
Ở Nhật bất kỳ trường học nào cũng có 1 sân thế này. Có khác là khán đài ít ghế hơn thôi. Sau khi bóng đá xâm nhập thì một số sân cải tạo lại để chơi cả bóng chày và bóng đá. Có trường thì xây mới sân bóng đá cạnh sân bóng chày
Em hơi sai khi cố tranh luận với vài cụ nói rằng việc của Park rất đơn giản, chỉ là phá lối chơi của Pirlo hay Messi thôi.Park đá hay hay dở. Thì vào đọc link này là đủ.
Luôn là cầu thủ được tung vào các trận đấu lớn và c1.nnói về tầm ảnh hưởng thì son không thể so với Park được.
Có ai còn nhớ trận Park bắt chết pirlo không.
Bắt chết được 1 trận thì nhiều người làm được cụ ạ .Park đá hay hay dở. Thì vào đọc link này là đủ.
Luôn là cầu thủ được tung vào các trận đấu lớn và c1.nnói về tầm ảnh hưởng thì son không thể so với Park được.
Có ai còn nhớ trận Park bắt chết pirlo không.
Park chấn thương liên miên. Đá ít dễ hiểu. Danh thủ ghi điểm ở các trận cầu lớn là đủ rồi. Ngoài ra ở nha, park còn rất nhiều trận tỏa sáng khi đá với big 4.Bắt chết được 1 trận thì nhiều người làm được cụ ạ .
Hay với dở tùy cảm nhận của các cụ thôi .
Park ở MU tới 7 năm nhưng mới đá chưa được 140 trận , tính trung bình mới khoảng 20 trận /mùa , ngang với 1 cầu thủ dự bị . Quá ít cho 1 cầu thủ quan trọng , nếu thường xuyên đá chính thì phải 30-40 trận/ mùa .
Và thực tế thì Son nó đạt tầm thế giới rồi , Park em nghĩ chưa thể được .
Câu hỏi này dành cho cụ mới đúng. Park từ lúc nào thành trụ cột của MU hả cụ? Mua Park về kèm mục đích để bán áo cho CĐV Hàn là chính chứ trụ với cột cái gì.Cụ biết xem bóng đá từ bao giờ mà phát biểu thế?
Nên nhớ trước khi chiêu mộ Park mấy năm, khi Inamoto được Arsenal tuyển dụng theo kiểu thương mại là chính, Ferguson tuyên bố không cầu thủ châu Á nào đủ trình chơi ở Mu. Park đến Mu sau khi chứng minh được rất nhiều ở PSV, rồi dần chiếm suất đá chính, thậm chí có giai đoạn là trụ côt của Mu vô địch PM, vô địch Champion League. Son còn phải cố gắng nhiều để đạt đẳng cấp như Park nhé.
Cầu thủ quan trọng mà lại chấn thương liên miên ? Em thấy Park rất ít khi chấn thương cụ nhé .Park chấn thương liên miên. Đá ít dễ hiểu. Danh thủ ghi điểm ở các trận cầu lớn là đủ rồi. Ngoài ra ở nha, park còn rất nhiều trận tỏa sáng khi đá với big 4.
Xét tầm thì cứ đem danh hiệu và nhận xét của đồng đội ra so. Danh hiệu Park ăn đứt, sir Alex cũng thừa nhận Park rất quan trọng với đội hình. Không phải loại cầu thủ ăn hôi ăn ké danh hiệu.
Son cứ giành được danh hiệu đi hẵng nói chuyện với Park.
Khá giống Garrincha được nhiều người nhận xét là hay hơn Pele. Nhưng ông ấy không có danh hiệu thì vẫn mãi xếp dưới pele thôi
Nakata hơn Park chứ cụ, lối đá khác hẳn nên cũng khó nhưng Nakata kép chính tại Ý, nhìn Nakata cầm bóng cũng khác bọt hẳn với các cầu thủ Châu Á còn lại. 2 cầu thủ Châu Á đạt đẳng cấp thế giới theo e là Ali Daei của Iran và Nakata. Sau này là SonĐó là cảm nhận của cụ
Em là fan ruột MU nên xem cũng nhiều, Park tư duy chơi bóng chỉ ở mức thường thường bậc trung, chủ yếu dùng để theo kèm bắt chết những hạt nhân của đối phương ( Pirlo, Messi...)
Lâu rồi em có đọc bài báo, Sir Alex có dặn Park trước trận gặp AC Milan : '' nhiệm vụ của cậu không phải là chơi bóng, nhiệm vụ của cậu là không cho Pirlo chơi bóng "
Park về PSV chủ yếu là do Hiddink sau khi dẫn dắt HQ quay về dẫn PSV thì lôi theo
Sang MU cũng là 1 phần chiến dịch thương mại của MU tại HQ
Em không có ý chê Park nhưng nếu so với Son thì đẳng cấp của Son là hơn hẳn, có rất nhiều CLB lớn muốn có Son.
Park thời đó trình chỉ ngang với Hidetoshi Nakata thôi
Dưới thời sir Alex đá trái kèo là hết sức bình thường. Không ai dám nói rooney đá hộ công, gigs đá trung tâm, carrick đá trung vệ, oshea đá tiền đạo là hàng lởm hết.Cầu thủ quan trọng mà lại chấn thương liên miên ? Em thấy Park rất ít khi chấn thương cụ nhé .
Một cầu thủ chơi trung bình 20 trận / mùa thì chỉ là dự bị hoặc chữa cháy thôi .
Park là cầu thủ dùng để vá chỗ trống thì đúng hơn , vị trí nào khuyết thì đá , từ tv trung tâm đến tv cánh . Một cầu thủ đa năng như vậy thì không thể hay bằng 1 cầu thủ chỉ chơi ở 1 vị trí nhất định được .
Park đá ở MU thì tất nhiên danh hiệu phải hơn Tot là điều dĩ nhiên , nếu cụ so danh hiệu để chọn cầu thủ giỏi thì Messi đi xách giầy cho Pedro đấy cụ ạ
Cầu thủ ở đội thì ai mà không quan trọng ? Cầu thủ dự bị cũng quan trọng không kém , không có họ thì lấy đâu ra người để thay thế khi bế tắc hoặc chấn thương ?
Son vài mùa trước thì gần như gồng gánh đưa Tot vào CK C1 kia .
Còn Garrincha là cầu thủ đưa Brazil vô địch WC 1962 khi Pele bị chấn thương mà cụ lại bảo không có damh hiệu là như thế nào ?
Rooney , Carrick vv những cầu thủ đó 1 năm họ đá trung bình > 40 trận / mùa , chứ không phải chỉ 20 trận / mùa . Trụ cột nó khác bọt ở chỗ đó đấy .Dưới thời sir Alex đá trái kèo là hết sức bình thường. Không ai dám nói rooney đá hộ công, gigs đá trung tâm, carrick đá trung vệ, oshea đá tiền đạo là hàng lởm hết.
Điều đó chỉ cho thấy tài dụng binh của SAF thôi. Nếu park lởm thì không có cửa tồn tại trong đội hình mu. Không bao giờ ông ấy cho đá đại chiến.
To tiền như Veron hay cỡ barthez, heinze, tim howard, đá kém là đẩy ngay. Không có chuyện nuôi báo cô.
Cầu thủ không đem danh hiệu ra so thì so bằng cái gì. Cãi nhau suốt ngày ah ?
Đơn giản garincha hay các danh thủ Argentina khac có hay cỡ nào cứ là xếp sau Pele và Maradona. Vì họ không có danh hiệu.VVậy thôi
Đọc link này chưa? Của cụ khác chứ không phải của mình nhé. Giờ còn đưa lý do không có mặt trong trận chung kết thì cụ còn phải học nhiều. Tự nhiên Mu vào chung kết à? Biết đường đến chung kết Park chơi bao nhiêu trận từ đôi hình xuất phát, kể cả tứ kết, bán kết không? Có hiểu chính sách xoay tour và cho cầu thủ quá tải nghỉ của Fecgie không?Câu hỏi này dành cho cụ mới đúng. Park từ lúc nào thành trụ cột của MU hả cụ? Mua Park về kèm mục đích để bán áo cho CĐV Hàn là chính chứ trụ với cột cái gì.
Cái hay của Park là nhân cách, anh đá nhiệt tình, không ích kỷ, cần cù, ko ngại va chạm và luôn hết mình trên sân (gọi vui là công nhân đá bóng).
Trận chung kết C1 năm 2008 với Chelsea và MU đoạt Cup, thậm chí Park còn không có tên trên ghế dự bị. Park đáng được tôn trọng với những gì anh cống hiến, nhưng chưa bao giờ được coi là trụ cột của MU.
Hiện giờ có Son Heung Min là thực sự hay, nhưng muốn để lại dấu ấn, nên sang Liv hay Man C để giành thành tích cụ thể như Vô địch EPL hay C1, chứ nằm ở Tot mãi thì hơi phí!
Cụ cứ chém. VN đá sv Nhật khi nàoNhật nó giáo dục thể chất từ bé tí hin luôn.
Cháu ở Nhật gần chục năm, bạn bè Nhật, Việt đều có, thấy con cái tụi nó đi học đc giáo dục các môn thể thao từ hồi tiều học, mà nó học thể dục ra thể dục chứ ko phải đứng ưỡn ẹo mấy bài tập thể dục như mình đâu.
Hồi ở Hokkaido, bọn trẻ con cấp 1 ở đó còn đc học cả trượt tuyết. Dồn số tiết học thể dục cả tuần vào 1 ngày, cả ngày hôm đó đi trượt tuyết luôn.
Còn bóng đá thì gần như các trường cấp 2-3 đều có câu lạc bộ riêng, có giải đấu quận, thành phố, toàn quốc... Xem giải đấu trung học phổ thông của bọn nó khán giả đến xem không khác gì xem các đội chuyên nghiệp luôn, mà chất lượng thì có khi còn ngang ngửa võ lích. (Bằng chứng là trước đây VN phơi áo trước tuyển sinh viên Nhật Bản đâu đó vài lần rồi)
Park là dạng cầu thủ có tính chiến đấu cao, luôn cháy hết mình và đảm bảo hiệu quả cao mỗi khi được ra sân. Điểm hạn chế của Park là cầu thủ châu Á nên tố chất thể hình, thể lực đều kém hơn Âu nên không thể thi đấu nhiều mặt trận với mật độ dày 40-60 trận/mùa được. Cái này là tài dụng binh của Fecgie, không đơn giản mà ông ấy thường xuyên chọn Park ở sân chơi C1. Mà C1 thì quan trọng thế nào với các đội bóng hàng đầu không cần phải nhắc lại nữa nhỉ.Cầu thủ quan trọng mà lại chấn thương liên miên ? Em thấy Park rất ít khi chấn thương cụ nhé .
Một cầu thủ chơi trung bình 20 trận / mùa thì chỉ là dự bị hoặc chữa cháy thôi .
Park là cầu thủ dùng để vá chỗ trống thì đúng hơn , vị trí nào khuyết thì đá , từ tv trung tâm đến tv cánh . Một cầu thủ đa năng như vậy thì không thể hay bằng 1 cầu thủ chỉ chơi ở 1 vị trí nhất định được .
Park đá ở MU thì tất nhiên danh hiệu phải hơn Tot là điều dĩ nhiên , nếu cụ so danh hiệu để chọn cầu thủ giỏi thì Messi đi xách giầy cho Pedro đấy cụ ạ
Cầu thủ ở đội thì ai mà không quan trọng ? Cầu thủ dự bị cũng quan trọng không kém , không có họ thì lấy đâu ra người để thay thế khi bế tắc hoặc chấn thương ?
Quan trọng là thể hiện , chứ lời khen của hlv hay đồng đội liệu có khách quan không ?
Son vài mùa trước thì gần như gồng gánh đưa Tot vào CK C1 kia .
Còn Garrincha là cầu thủ đưa Brazil vô địch WC 1962 khi Pele bị chấn thương mà cụ lại bảo không có damh hiệu là như thế nào ?
Park chơi chính ở C1 được mấy mùa ?Park là dạng cầu thủ có tính chiến đấu cao, luôn cháy hết mình và đảm bảo hiệu quả cao mỗi khi được ra sân. Điểm hạn chế của Park là cầu thủ châu Á nên tố chất thể hình, thể lực đều kém hơn Âu nên không thể thi đấu nhiều mặt trận với mật độ dày 40-60 trận/mùa được. Cái này là tài dụng binh của Fecgie, không đơn giản mà ông ấy thường xuyên chọn Park ở sân chơi C1. Mà C1 thì quan trọng thế nào với các đội bóng hàng đầu không cần phải nhắc lại nữa nhỉ.
Cái link này của cụ trên đưa ra, cụ nên đọc nó có thống kê đầy đủ trả lời cho các câu hỏi của cụ.Park chơi chính ở C1 được mấy mùa ?
Điểm mạnh của Park là thể lực mà cụ lại bảo kém là sao ?
Một cầu thủ chơi trung bình chưa đến 20 trận / mùa mà là trụ cột thì đội bóng chắc có 25 trụ cột quá ?
Hiện tại giờ ở Anh thì cầu thủ giỏi hơn Son không biết đếm đủ ngón trên 1 bàn tay không ?
Còn thời Park các cầu thủ cùng vị trí giỏi hơn anh ấy thì có lẽ nhiều lắm .
Tương lai với chế độ dinh dưỡng và mức sống ngày càng cải thiện thì chiều cao của VN sẽ vượt Nhật là cái chắc. Chỉ vượt Hàn là khó thôiNhật cũng có cao to quá đâu, to hai thằng trung vệ thôi. Nếu tính đội hình tối ưu của VN hiện tại , là Văn Lâm(m88), Việt Anh (m87), Thành Chung (m82), Hải Quế (m80), Văn Thanh (m75) , Tấn Tài (m80), Hoàng Đức(m84), Quang Hải(m66), Hùng Dũng (m70), Tuấn Hải (m72), Tiến Linh (m80) thì chiều cao trung bình của đội là m78 với 7 ông cao m8 trở lên. Chiều cao trung bình của đội Nhật dự WC 2018 cũng chỉ là 178.1 cm, Ả Rập Xê Út thì còn ẹ hơn 176cm. Hai đội to cao nhất châu Á là Iran và Hàn Quốc thì năm 2018 có m83 và m82, tức hơn mình khoảng 4-5 cm thì cũng không quá nhiều. Hai đai gia Pháp và Brazil cao có 180.5, trong khi TBN thì có 179, tức là k khác gì mình.
Nên theo em đã đến lúc chúng ta đừng tự ti về chiều cao đội mình nữa, đừng lấy đó là lý do thua cuộc nũa. Lý do thua, ngoài yếu tố kỹ chiến thuật ra, là do thể lực của cầu thủ mình quá kém so với thế giới. Bây giờ một trận chạy 10km là yêu cầu tối thiểu của bóng đá hiện đại, trong khi chính ông Park thừa nhân là số tuyển thủ VN làm được điều đó đếm trên đầu ngón tay của 1 bàn tay.