[Funland] Bốn tử huyệt của tàu sân bay Thi Lang

slaz8

Xe ba gác
Biển số
OF-73831
Ngày cấp bằng
25/9/10
Số km
20,088
Động cơ
622,206 Mã lực
Thực ra đây chỉ là chém gió giữa bạn nó với nhau thôi, thực tế thì chưa biết, nhưng TQ nó thường dùng hàng nhái nên tàu sân bau chắc là "nhái" ;))
 

trungson.vnn

Xe buýt
Biển số
OF-43058
Ngày cấp bằng
12/8/09
Số km
542
Động cơ
470,051 Mã lực
Nơi ở
Neverland
Website
loidich.com
Thực ra đây chỉ là chém gió giữa bạn nó với nhau thôi, thực tế thì chưa biết, nhưng TQ nó thường dùng hàng nhái nên tàu sân bau chắc là "nhái" ;))
Tạm thời thì nó vẫn là Khoai Lang thôi ạ. ;))
Nhưng Tung của nó mà có mấy củ nữa cũng đau đầu phết. hic
 

tuctuc2010

Xe điện
Biển số
OF-60773
Ngày cấp bằng
3/4/10
Số km
3,606
Động cơ
474,597 Mã lực
Nơi ở
Trên từng cây số
Hộ tống hạm "Giang Hồ-IV" bắt đầu được đóng vào đầu thập niên 90 sau khi xảy ra hải chiến Việt -Trung vào năm 1988. Tàu được cải tiến trên kiểu dáng của cấp "Giang Hồ-II" (053H1). Các hộ tống hạm gồm:

Hộ tống hạm "Tự Cống", số hiệu 558



Hộ tống hạm "Khang Định", số hiệu 559




Hộ tống hạm "Đông Hòan", số hiệu 560



Hộ tống hạm "Giang Môn", số hiệu 562




Hộ tống hạm "Phật Sơn", số hiệu 563



Còn lại nhiều mà mệt... :P
Em thấy mấy dàn tên lửa nó bố trí dư lày thì lúc bắn nó phải xoay hoặc dựng lên hả các cụ, chứ không thì bắn tung cabin mất:D
 

nghiabv

Xe đạp
Biển số
OF-91258
Ngày cấp bằng
8/4/11
Số km
46
Động cơ
404,940 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Website
thaihaauto.divivu.com
Gần đây Tàu liên tục đưa các thông tin và thành tưu KT quân sự. Dĩ nhiên điều này rất đáng lo, nhất là Việt Nam mình
 

nongdanvnno1

Xe đạp
Biển số
OF-133481
Ngày cấp bằng
6/3/12
Số km
17
Động cơ
371,370 Mã lực
Có đủ cho các cụ xem xét rửa :D
[video=youtube;bcA31kvS7Mc]http://www.youtube.com/watch?v=bcA31kvS7Mc[/video]
[video=youtube;geZv8BUCr2Y]http://www.youtube.com/watch?v=geZv8BUCr2Y[/video]
[video=youtube;ismw4lPeT6o]http://www.youtube.com/watch?v=ismw4lPeT6o[/video]
 

cunpi

Xe tải
Biển số
OF-85906
Ngày cấp bằng
20/2/11
Số km
457
Động cơ
413,420 Mã lực
Nơi ở
Nơi nào có nhiều...ái í
Thi Lang là tên thằng tướng thời Khang Hy nhà Thanh, trước đây ở Đài Loan chống nhà Thanh nhưng sau làm phản đầu hàng nhà Thanh dẫn quân về chiếm đảo Đài Loan, có công thu lại Đài Loan cho Tung Cẩu. Cụ nào đọc "Lộc đỉnh ký" thì biết!
Nó đặt tên là Thi Lang chắc có ý đem cái tàu này đi oánh chiếm xứ Đài đây, bao giờ nó đổi tên cái tàu này thành Mã Viện thì mình mới ngại :D
 

springsea

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-44950
Ngày cấp bằng
29/8/09
Số km
9,681
Động cơ
536,693 Mã lực
Thi Lang là tên thằng tướng thời Khang Hy nhà Thanh, trước đây ở Đài Loan chống nhà Thanh nhưng sau làm phản đầu hàng nhà Thanh dẫn quân về chiếm đảo Đài Loan, có công thu lại Đài Loan cho Tung Cẩu. Cụ nào đọc "Lộc đỉnh ký" thì biết!
Nó đặt tên là Thi Lang chắc có ý đem cái tàu này đi oánh chiếm xứ Đài đây, bao giờ nó đổi tên cái tàu này thành Mã Viện thì mình mới ngại :D
Nó lườm rau gắp thịt đó :))
 

Kingpin

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-832
Ngày cấp bằng
20/7/06
Số km
11,177
Động cơ
686,853 Mã lực
Nơi ở
Hà nội tỉnh Cầu giấy huyện Nghiã đô xã
Thi Lang (chữ Hán: 施琅; bính âm: Shī Láng) (1621 – 1696) tự là Tôn Hầu, hiệu là Trác Công, người thôn Nha Khẩu trấn Long Hồ huyện Tấn Giang tỉnh Phúc Kiến Trung Quốc, là danh tướng thời kỳ cuối Minh đầu Thanh. Ông từng là tướng lĩnh Minh Trịnh, sau về hàng nhà Thanh, được phong Tịnh Hải hầu, thụy Tương Trang, tặng chức Thái tử thiếu phó. Về sau ra sức giúp nhà Thanh đánh dẹp chính quyền nhà Trịnh, thu hồi lại Đài Loan, chính thức sát nhập hòn đảo này vào lãnh thổ của Đế quốc Đại Thanh.
 

soda2007

Xe đạp
Biển số
OF-96580
Ngày cấp bằng
23/5/11
Số km
37
Động cơ
400,380 Mã lực
Tử huyệt tàu sân bay Thi Lang khi trực chiến biển Đông

Tàu sân bay (TSB) vốn được xem là biểu tượng sức mạnh trên biển của bất kỳ quốc gia nào sở hữu nó. Tàu sân bay là phương tiện vũ khí chỉ dành cho các quốc gia tác chiến xa ngoài lãnh hải, lãnh thổ của mình.

Việc Trung Quốc sở hữu tàu sân bay sẽ làm thay đổi hình thức tác chiến trên biển của họ và nếu vậy, phương án tác chiến của các quốc gia mà Trung Quốc nhắm tới cũng phải thay đổi để đối phó.

Gần đây liên tục có những thông tin cho rằng Trung Quốc sắp đưa tàu sân bay đầu tiên vào hoạt động, dự kiến sẽ đưa tàu sân bay Thi Lang vào biên chế chính thức của lực lượng hải quân trong đầu tháng 8 tới và con tàu này sẽ trực chiến ở biển Đông… khiến cho nhiều nước trong khu vực lo ngại và bất an. Tàu sân bay Thi Lang hoạt động ở biển Đông lúc nào chỉ là vấn đề thời gian. Điều ta cần quan tâm là Thi Lang dùng để huấn luyện hay để tác chiến? Nếu tác chiến thì sự lợi hại của nó như thế nào? Khả năng nó đến đâu?.
Tàu sân bay Thi Lang trở về cảng Đại Liên ngày 15/5 Chỉ là để huấn luyện?
10 quốc gia sở hữu tàu sân bay là: Mỹ, Anh, Pháp, Nga, Tây Ban Nha, Brasil, Italia, Ấn Độ, Thái Lan và Trung Quốc. Chúng ta chỉ lưu ý đến Trung Quốc và Mỹ (vì Trung Quốc đang có ý tưởng tranh giành ngôi vị bá chủ thế giới với Mỹ).
Chẳng ai rỗi công đi so sánh chất lượng, số lượng tàu sân bay của Mỹ và Trung Quốc làm gì. Cái chúng ta cần là hiểu xem Trung Quốc có khả năng gì với tàu sân bay.
Về kinh nghiệm sử dụng, hoạt động TSB thì Trung Quốc là một con số “0” tròn trĩnh. Đương nhiên, muốn bay cao thì phải từ mặt đất, nhưng thấy 11 TSB Mỹ hoạt động tạo nên một sức mạnh khủng khiếp như vậy trên đại dương mà ham muốn có ngay được như Mỹ, dù chỉ bằng 1/11 chiếc của họ là “mơ giữa ban ngày”.
Thiếu tướng Doãn Trác - Chủ nhiệm sở nghiên cứu chiến lược Hải quân Trung Quốc, ông Tống Hiểu Quân - Chuyên gia nghiên cứu quân sự Bắc Kinh và Thủy Quân Ích - người dẫn chương trình của CCTV trong một lần cùng nhau đã tính toán:
“Trung Quốc có nguồn dự trữ ngoại tệ 3.200 tỷ USD, nếu mỗi lần nhân dân tệ tăng giá, một đô la Mỹ dự trữ ngoại tệ mất đi 1 xu Mỹ thì con số đó có thể mua được một chiếc TSB Geroge Washington”…Điều này ám chỉ rằng Trung Quốc giàu có, không những 11 chiếc như của Mỹ mà Trung Quốc muốn thì 50 chiếc như vậy cũng có.
Tất nhiên, bạn có thể dùng tiền để mua một đội bóng đá vô địch thế giới, nhưng để có một đội bóng đá quốc gia vô địch thế giới thì không thể. Có những thứ không phải có nhiều tiền, có đông dân…là được.
Tuy nhiên, đó chưa phải là tất cả, xin mời các vị tướng “thơm nước hoa” và các học giả Trung Quốc lưu ý đến điều này:
Chỉ riêng trong năm 1954 - đúng 8 năm sau khi chiếc máy bay chiến đấu đầu tiên hạ cánh trên tàu sân bay USS Franklin D. Roosevelt, và, bất chấp việc phát triển các khái niệm âm thanh cho máy bay bay từ boong tàu sân bay, hải quân và đơn vị lính thủy đánh bộ Mỹ đã mất 776 máy bay và 535 phi công.
Đây là con số tổn thất không thể tưởng tượng nổi. Một cái giá phải trả cho việc bá chủ biển cả.
Trung Quốc, ngày nay, dù khoa học công nghệ phát triển hơn nhưng trình độ công nghệ TSB hiện tại vẫn không thể bằng Mỹ lúc đó. Vả lại, không ai có thể san sẻ kinh nghiệm này cho Trung Quốc, vì đây là bí mật quốc gia của họ. Bởi vậy, Trung Quốc dù có tài “copy and paste” cũng không có nghĩa "miễn nhiễm" với mối nguy hiểm này.
Chỉ huy TSB Geroge Washington là David Lausman nói: “Tàu thường huấn luyện trên 100 chuyến máy bay cất, hạ cánh mỗi ngày. Có như vậy mới gọi là TSB, chứ nếu chỉ ngồi không trên chiếc tàu trôi nổi ra biển thì không phải là trọng điểm của sản xuất TSB”.
Trong khi đó, chỉ thiếu cáp hãm đà trên TSB Thi Lang, dư luận, giới quan sát um xùm cả lên, vậy sao chúng ta, đến giờ vẫn chưa nghe, chưa thấy chiếc máy bay nào cất cánh, hạ cánh đầu tiên an toàn từ TSB Thi Lang?
Phải chăng, chiếc TSB của Trung Quốc được phát triển bởi một công nghệ tiên tiến vượt trội so với Mỹ hiện tại, hay Trung Quốc đã chế tạo thành công loại máy bay đặc biệt nào đó mà việc cất cánh, hạ cánh trên TSB đã trở nên thành không vấn đề?
Tướng Doãn Trác, một trong những vị thiếu tướng “diều hâu” trên biển Đông mà đã thừa nhận “cái gọi là TSB của Trung Quốc đương nhiên là TSB dùng để huấn luyện, là mặt bằng nghiên cứu khoa học”…thì có lẽ là thật, là hợp lý.
Khi đã là vấn đề khoa học thì phải đối xử với nó cũng phải khoa học. Nếu đối xử với vấn đề khoa học bằng ý chí, chủ quan thì chắc chắn thảm bại, gây nên hậu quả nghiêm trọng.
Như vậy, tin tức cho rằng TSB Trung Quốc sẽ “trực chiến” ở biển Đông trong tương lai gần khi tình hình tranh chấp trên biển Đông đang nóng lên nghe có vẻ hù dọa hơn là thực tế.

Tác chiến trên biển Đông?
Tàu sân bay Thi Lang của Trung Quốc Khi tàu sân bay Thi Lang dùng để trực chiến trên biển Đông là sự thật thì có nghĩa là nó đã sẵn sàng tác chiến.
Tàu sân bay là một sân bay di động trên mặt biển, và nhiệm vụ chủ yếu của nó là để cho máy bay cất cánh và hạ cánh.
TSB là phương tiện chỉ dành cho các quốc gia tác chiến xa ngoài lãnh hải, lãnh thổ của mình. Mỹ nhiều nhất, 11 chiếc đang hoạt động, còn lại Anh đứng thứ 2 nhưng cũng rất khiêm tốn: 2 chiếc.
Nêu lên con số như thế này để chứng tỏ quốc gia nào ham muốn chế tạo sản xuất TSB thì tham vọng của họ không giấu được ai và luôn là mối đe dọa hòa bình, ổn định cho khu vực trong tương lai.
Một sân bay quân sự trên đất liền hoạt động khi chiến tranh xảy ra luôn phải hứng chịu các đòn tấn công của không quân, tên lửa và pháo tầm xa đối phương. Vì vậy dứt khoát sân bay phải có hệ thống bảo vệ tương xứng.
Tàu sân bay, ngoài phần “sân bay” cũng phải như vậy thì phần “tàu” phải đối phó thêm tình huống tấn công của tàu mặt nước và tàu ngầm.
Có thể nói lực lượng bảo vệ cho TSB hùng hậu hơn rất nhiều lần sân bay trên đất liền và đương nhiên sẽ rất khó khăn, tốn kém.
Trực chiến ở biển Đông, vai trò, vị trí của TSB Thi Lang sẽ như thế nào?
Nếu tranh chấp trên bên Đông gần Trường Sa thì vị trí an toàn cho TSB chỉ là phía Đông, Đông Bắc của quần đảo. Phía Tây Bắc, Tây, Tây Nam và Đông Nam là không an toàn.
Nếu tranh chấp với các nước có tuyên bố chủ quyền trên biển Đông thì phạm vi hoạt động của TSB Thi Lang còn hạn chế hơn nữa.
Nguyên tắc hoạt động sống còn của TSB là phải ngoài tầm hỏa lực của lực lượng phòng thủ bờ, càng xa càng tốt. Trong khi biển Đông chỉ như một “cái ao” thì không phải là nơi cho bất cứ TSB nào của bất cứ ai, dù là Mỹ hay Trung Quốc vùng vẫy. Một cây trường kiếm có thể là một sức mạnh hủy diệt trên thảo nguyên bao la nhưng lại là dễ bị tiêu diệt nhất khi ở trong hang hẹp hay trong rừng rậm.
Với vũ khí công nghệ cao, sức hủy diệt lớn như hiện nay thì TSB hoạt động tác chiến càng gần bờ thì chỉ là con mồi béo bở không những cho hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển hiện đại như Bastion-P của đối phương mà thậm chí với lối đánh tập kích nhiều hướng, nhiều tầng, nhiều lực lượng, liên tục dồn dập cũng có thể làm cho TSB mất sức chiến đấu.
Khi TSB Thi Lang hoạt động tác chiến, Trung Quốc tạo ra được một lực lượng không quân tấn công tập trung, liên tục vào mục tiêu nhưng sức hủy diệt không lớn. Bởi vì máy bay trên TSB sức mang vũ khí rất hạn chế và với số lượng 30 chiếc trên TSB Thi Lang, dù hoạt động cùng một lúc, cũng không thể đạt được “một đòn chết ngay”.
Trong khi đó, nếu gặp phải một đối thủ sẵn sàng quyết tử để xóa sổ TSB thì Trung Quốc phải cần một lực lượng lớn tàu hộ vệ mặt nước, tàu ngầm…căng ra để bảo vệ.
Nói chung TSB Thi Lang của Trung Quốc chỉ giúp họ có thêm một lực lượng không quân 30 chiếc thì họ cũng bị mất đi một số tàu ngầm, khu trục, hộ vệ…làm nhiệm vụ bảo vệ cho TSB.
Do vậy, có TSB tham gia tác chiến nhưng ưu thế về lực lượng chưa hẳn là tập trung, vượt trội so với đối phương. Vì vậy, hiệu quả tác chiến không cao.
TSB lại còn dễ bị tổn thương, thậm chí dễ bị tiêu diệt, cho nên trong tình hình hiện nay với TSB Thi Lang trực chiến hay không ở biển Đông là không quan trọng. Tàu sân bay Thi Lang, trọng lượng để răn đe đang còn rất khiêm tốn. Nó là thứ dùng “giải quyết khâu oai” hơn là tác chiến.
Nếu nó vẫn được “trực chiến” theo ý chí, quyết tâm thì cũng chẳng sao vì chẳng ai làm gì nó cả. Nhưng coi chừng, sự nóng vội sẽ khiến cho chính ngay “biểu tượng sức mạnh” tự làm mất mặt mình.
Các nước trong khu vực không việc gì phải lo ngại bất an.
http://phunutoday.vn/xa-hoi/quoc-phong/vu-khi/201205/Tu-huyet-tau-san-bay-Thi-Lang-khi-truc-chien-bien-dong-2156993/
 
Biển số
OF-3680
Ngày cấp bằng
7/3/07
Số km
10,881
Động cơ
663,247 Mã lực
Tuổi
50
Suốt ngày cái bài chê đồ người .. khen đồ mình .. Nội dung của phụ nữ to dầy này chán vật ...
 
Biển số
OF-49
Ngày cấp bằng
23/5/06
Số km
7,400
Động cơ
660,704 Mã lực
Nơi ở
Thừa Thiên Huế
Thêm cái này nữa cho nó hoành

Thứ Tư, 29/08/2012 - 3:08 PM

Tàu sân bay của Trung Quốc: Hữu danh vô thực


(Dân trí) Ngày 28/8, hàng loạt tờ báo lớn của Trung Quốc như Nhân dân nhật báo, Tân Hoa Xã, Thời báo hoàn cầu…đã đăng tải trên trang nhất thông tin tàu sân bay Thi Lang của nước này chuẩn bị bước vào đợt thử nghiệm thứ 10. Kèm theo đó là rất nhiều bức ảnh cho thấy sự “hoành tráng” của con tàu này.


Ngay sau đó hãng tin Reuters đã đăng tải bài phân tích của phóng viên David Lague khẳng định Thi Lang thực chất chỉ hữu danh vô thực. Với tiêu đề “China's aircraft carrier: in name only” (tạm dịch: Tàu sân bay Trung Quốc: chỉ hữu danh vô thực), tác giả khẳng định:

“Bất chấp những kỳ vọng của công chúng rằng tàu sân bay của Trung Quốc, một con tàu từ thời Xô Viết mua về từ Ukraine và được sửa sang lại, sẽ trở thành biểu tượng của của lực lượng hải quân hùng mạnh, các chuyên gia quân sự cho rằng nó vẫn còn thiếu các máy bay chiến đấu, vũ khí, thiết bị điện tử, công tác huấn luyện và hỗ trợ hậu cần để có thể trở thành một con tàu chiến thực sự”, bài báo viết.

Tác giả cũng dẫn lời ông Carlo Kopp, nhà đồng sáng lập Air Power Australia, một cơ quan tư vấn quân sự độc lập tại Melbourne, Australia khẳng định “hiện vẫn chưa có gì là chắc chắn nhưng sẽ phải mất ít nhất từ 3 đến 5 năm” con tàu thường được biết đến dưới cái tên cũ là Varyag này mới sẵn sàng làm nhiệm vụ.

Một số nhà nghiên cứu quân sự Trung Quốc từng đồn đoán rằng tàu sân bay này sẽ được biên chế vào lực lượng hải quân trong năm nay. Tuy nhiên các lãnh đạo cấp cao của Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) đã bác bỏ những nhận định này và khẳng định rằng con tàu trọng tải 60.000 tấn còn cần rất nhiều thời gian trước khi sẵn sàng nhận nhiệm vụ và phải trải qua một chương trình chạy thử và tập luyện toàn diện.

“Ngay cả khi Varyag có thể làm nhiệm vụ, các nhà phân tích quân sự nhận định vai trò của nó cũng rất hạn chế, chủ yếu phục vụ huấn luyện và kiểm nghiệm trước khi Trung Quốc hạ thủy tàu sân bay tự đóng trong nước đầu tiên sau năm 2015”, tác giả viết tiếp.

“Các thông tin từ các blog và trang web quân sự không chính thức của Trung Quốc đồn đoán rằng Trung Quốc có kế hoạch tự đóng 3 tàu sân bay tại xưởng đóng tàu trên đảo Chanxing, gần Thượng Hải. Tuy nhiên, các nhà phân tích cả chuyên nghiệp và nghiệp dư, những người nghiên cứu các bức ảnh vệ tinh chụp các xưởng đóng tàu của Trung Quốc hiện vẫn chưa thấy dấu hiệu gì của hoạt động này”.

Bài báo cũng trích dẫn báo cáo thường niên của Lầu Năm Góc nhận định có thể Trung Quốc đã bắt đầu sản xuất một vài bộ phận của các tàu sân bay tự đóng. “Trong khi phải mất vài năm nữa một tàu sân bay thực sự mới ra đời, chương trình này đã trở thành biểu tượng của 3 thập kỷ phát triển của quân đội Trung Quốc.

Từ chỗ chủ yếu dựa trên các lực lượng trên bộ đông đúc với đa phần vũ khí lạc hậu trở thành một đội quân tinh giản hơn, được đào tạo tốt hơn với các tàu chiến hiện đại, tàu ngầm, máy bay chiến đấu và một lực lượng tên lửa chính xác”.

Tác giả David Lague cũng cho rằng việc đưa các tàu chiến đắt tiền và phức tạp vào hoạt động ngoài việc giúp PLA tăng khả năng triển khai quân tại các khu vực tranh chấp ở Biển Đông còn có giá trị tuyên truyền to lớn với chính quyền nước này. “Bởi nó thể hiện rằng Trung Quốc đang trở thành một cường quốc hải quân hàng đầu”.

Dù vậy cho đến nay, ngoài Mỹ thì mới chỉ có một số ít quốc gia như Anh, Pháp, Ấn Độ và Nga có thể phát triển lực lượng tàu sân bay đủ khả năng tham chiến một cách hiệu quả.

Ban đầu khi Trung Quốc mua Varyag năm 1998 họ khẳng định muốn biến con tàu, vốn đã bị tháo gỡ toàn bộ máy móc và bất kỳ thiết bị nào có thể sử dụng cho mục đích quân sự, thành một “casino trên biển”. Nhưng việc quá trình thử nghiệm kéo dài cùng những sự chuẩn bị cho tàu sân bay này cho thấy nó vẫn còn chưa thể tham chiến chưa nói đến việc thu hẹp khoảng cách với các nền hải quân tiên tiến hơn.

Bài báo nhận định một trong những thách thức chính Trung Quốc đang đối mặt đó là phải xây dựng một lực lượng máy bay chiến đấu và trực thăng có sải cánh đặc biệt để có thể cất cánh được từ tàu sân bay này. Hiện Trung Quốc đang phát triển mẫu chiến đấu cơ J-15, một “bản sao” của máy bay Su-33 của Nga, một loại chiến đấu cơ từng được dự định dùng trên các tàu sân bay thời Xô Viết.

Trung Quốc đã nhập khẩu toàn bộ cũng như tự sản xuất nhiều phiên bản tương tự của các chiến đấu cơ của Nga, nhưng các chuyên gia cho rằng việc xây dựng các phần mềm điều khiển, hệ thống thiết bị điện tử, vũ khí, các ra đa…cho một con tàu sân bay có yêu cầu cao hơn sẽ phức tạp và tốn kém hơn nhiều.

Thanh Tùng
 

JetMatiz

Xe buýt
Biển số
OF-614
Ngày cấp bằng
3/7/06
Số km
620
Động cơ
584,690 Mã lực
Các kụ show nhiều hàng khựa quá, rối rắm quá?

Để dễ theo dõi, các kụ nên phân thành nhóm theo tiêu thức: Loại nào thì chỉ cần 1 quả tên lửa (loại xyz) là toi; loại nào thì cần đến 2 quả ...

Tổng hợp xong trình BQP lập ngân sách mua tên lửa cho phù hợp?
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top