[Funland] Bọn trường quốc tế toàn chơi

xe ko e

Xe tải
Biển số
OF-184953
Ngày cấp bằng
12/3/13
Số km
453
Động cơ
337,400 Mã lực
Nơi ở
Háng Lạ
Mọi lý thuyết đều màu xám, và cây đời vĩnh viễn xanh tươi
 

Chinh MD

Xe điện
Biển số
OF-20567
Ngày cấp bằng
29/8/08
Số km
2,948
Động cơ
522,139 Mã lực
Bài này có nhiều điều đáng suy gẫm, em kính các cụ.

https://thanhnien.vn/doi-song/bon-truong-quoc-te-toan-choi-955470.html
Trích một ít:
Ví dụ như bài tập tuần này của học sinh lớp 6 ở một trường quốc tế tại TP.HCM: Các con sẽ chuẩn bị một món ăn, nấu sẵn ở nhà và đem đến lớp, thuyết trình về món ăn ấy, rồi cùng hâm nóng món ăn, và cả lớp cùng chia sẻ với nhau những món mình đã nấu.
Nghe thật đơn giản và “toàn chơi” chứ gì nữa!
....
Bài tập nấu ăn này, chính là phần ứng dụng các kiến thức con đã học: phải sử dụng internet để tìm công thức món ăn mình muốn nấu, nghiên cứu xem có... dễ nấu không (tất nhiên, trẻ con lớp 6 không nhiều em tự vào bếp, nhất là các em trai), xem thành phần nguyên liệu có hợp với nguyên tắc dinh dưỡng lành mạnh không, rồi tự đi siêu thị mua nguyên vật liệu, tự sơ chế, tự nấu, khi đem món ăn đến lớp, các con sẽ thuyết trình về lý do vì sao mình chọn món này, cách tính toán khẩu phần như thế nào, cách nấu ra sao...
Bạn nào cũng hào hứng chuẩn bị bài tập này, và háo hức chờ đến thứ hai để được khoe, được xem và được ăn cùng nhau những món ăn do chính tay mình nấu!
Và “toàn chơi” như thế, nhưng phụ huynh chắc sẽ giật mình khi đọc phần mục tiêu học tập của bài tập này, vì ngoài Healthy Living (sống lành mạnh) là cái liên quan trực tiếp đến việc nấu một món ăn ra, còn có cả Maths (toán) với các tiêu chí rất rõ ràng: Cách giải quyết vấn đề bằng cách chuyển đổi đơn vị đo lường từ lớn hơn sang nhỏ hơn (ví dụ công thức món ăn con tìm được trên mạng cho khối lượng thực phẩm dành cho phần ăn dành cho 4 người, các con nấu khẩu phần 1 người thì sẽ phải tính toán lại khối lượng thực phẩm cho hợp lý).
Nếu dùng thí dụ trên để so sánh giữa trường quốc tế & Quốc nội, thì em đồ rằng con cụ còn quá bé hoặc đã hết tuổi đi học.
 

be bư

Tầu Hỏa
Biển số
OF-197289
Ngày cấp bằng
4/6/13
Số km
44,270
Động cơ
620,275 Mã lực
nhiều cụ cứ hỏi học trường quốc tế sau này đi du học rồi về làm gì lại công chức à . xin thưa bố mẹ nó cho học qt thì nhà nó cũng đủ ăn cả đời rồi . ko kiếm đc việc bên đó thì nó lại về theo cửa của bố mẹ nó kiếm tiền . gớm các cụ cứ lo nhà giàu ko húp đc tương à
 

abx

Xe buýt
Biển số
OF-400971
Ngày cấp bằng
12/1/16
Số km
558
Động cơ
235,033 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội, Việt Nam
Em không có F1 đi học trường tư, trường quốc tế nên không dám nói nó tốt hay nó dở.
Em đã có tổng cộng khoảng 15 năm học, sống ở nước ngoài cùng với người bản địa, và bên cạnh những lợi thế của việc sống lâu ở nước ngoài thì một trong những thiệt thòi là "ngố" so với chúng bạn cùng lớp học trong nước. Vì vậy, em cho con em học trường công, để chúng nó dễ hòa đồng với xã hội mà chúng nó sống.
Quan điểm của em là ít nhất đến khi vào đại học mới cần tiếp xúc với văn hóa, tư duy phương Tây. Sớm hơn không có lợi, nhưng ngay từ nhỏ phải chuẩn bị tốt ngoại ngữ là công cụ để tiếp xúc với văn hóa phương Tây.
 

Hoa_Ban_Trang

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-562377
Ngày cấp bằng
3/4/18
Số km
282
Động cơ
151,220 Mã lực
Em không có F1 đi học trường tư, trường quốc tế nên không dám nói nó tốt hay nó dở.
Em đã có tổng cộng khoảng 15 năm học, sống ở nước ngoài cùng với người bản địa, và bên cạnh những lợi thế của việc sống lâu ở nước ngoài thì một trong những thiệt thòi là "ngố" so với chúng bạn cùng lớp học trong nước. Vì vậy, em cho con em học trường công, để chúng nó dễ hòa đồng với xã hội mà chúng nó sống.
Quan điểm của em là ít nhất đến khi vào đại học mới cần tiếp xúc với văn hóa, tư duy phương Tây. Sớm hơn không có lợi, nhưng ngay từ nhỏ phải chuẩn bị tốt ngoại ngữ là công cụ để tiếp xúc với văn hóa phương Tây.
Nhà mình khác cụ, mình cho con học trường tư nhưng cuối tuần thì cho cả gia đình đi chơi với gia đình bọn tây đang làm việc ở VN :).
 

m4s

Xe điện
Biển số
OF-168614
Ngày cấp bằng
26/11/12
Số km
2,917
Động cơ
3,189 Mã lực
Chủ đề này lắm topic thế nhỉ? Đèn nhà ai nhà nấy rạng thôi, trường tư thì các con học nhẹ nhàng hơn, được cho phép bản thân nhiều hơn trường công. Được cái nọ thì mất cái kia, cãi nhau làm méo gì ;))
 

kamectb

Xe máy
Biển số
OF-527574
Ngày cấp bằng
18/8/17
Số km
62
Động cơ
172,690 Mã lực
Tuổi
31
sắp có con vào hóng với các cụ:D
 

Ale ale

Xe máy
Biển số
OF-553077
Ngày cấp bằng
2/2/18
Số km
81
Động cơ
156,040 Mã lực
https://m.facebook.com/story.php?story_fbid=744347589288335&id=100011393015145

7 KỸ NĂNG CHUẨN BỊ CHO NHỮNG CÔNG VIỆC CÒN CHƯA RA ĐỜI

Hôm qua, gặp cô phụ trách các chương trình giáo dục của Unicef, cô nhận xét điều khó khăn nhất trong việc triển khai các chương trình gíao dục kỹ năng thế kỷ 21 tại Việt Nam là tư duy của người giảng dạy. Theo phương pháp giáo dục mới của các quốc gia phát triển nhất về giáo dục, giáo viên chỉ đóng vai trò là facilitator – người tạo điều kiện, người kích hoạt mà thôi. Tương tự như vậy, trong thời gian làm việc với phòng giáo dục và gặp gỡ các dự án giáo dục tại Phần Lan, tôi hiểu rằng điều được xem là ưu việt trong giáo dục của họ đơn giản là tập trung vào việc giúp trẻ tự mình, hoặc qua hợp tác nhóm, tìm ra cách giải quyết vấn đề. Cuối cùng, mục tiêu của giáo dục là tạo ra những con người có tư duy và khả năng nhận biết vấn đề, đưa ra các giải pháp hiệu quả nhất để lựa chọn, thử nghiệm để chọn lựa cách gảii quyết hợp lý nhất so với nguồn lực và hoàn cảnh hiện có. Còn việc các em sử dụng kiến thức và kỹ năng gì để làm được điều đó, đó chính là những gì các em biết mình cần phải tìm hiểu, học hỏi, nghiên cứu, phản biện với mục tiêu giải quyết vấn đề.

Nghe thì có vẻ dễ nhưng thật ra là rất khó, vì chúng ta đã quen với cách “control” môi trường và học sinh. Các em phải ngồi nghe giáo viên giảng, nhiều khi không hiểu tại sao mình học cái mình đang học. Và học xong thì mới kiến thức đó có liên quan gì đến cuộc đời mình. Không hiểu nên không học tốt hoặc là học vẹt. Vậy nên, học xong khi ra đời cũng không giải quyết được vấn đề gì, vì quá thiếu kỹ năng và kiến thức tương lai. Trong khi đó, theo diễn đàn kinh tế thế giới, 65% trẻ em bước vào trường cấp 1 hôm nay sẽ làm những loại công việc còn chưa được khai sinh. Đó là vì chúng ta đang sống trong sự giao thoa của 2 luồng biến chuyển lớn trong xã hội. Một là sự chuyển đổi từ kinh tế sản xuất sang kinh tế tri thức. Hai là sự thay đổi hoàn toàn về cách tiếp cận tri thức của thế hệ trẻ qua internet. Thế giới thay đổi. Kinh tế và đòi hỏi về nguồn nhân lực cho nền kinh tế thay đổi. Cách học thay đổi. Trong những thay đổi mang tính nền tảng đó, giáo dục đã thay đổi gì và thay đổi thế nào? Hay ta vẫn đang nuôi gà công nghiệp?

Job còn chưa biết là gì? Ta dạy các em sao? Trong cuốn “Global Achievement Gap – Khoảng cách thành tựu toàn cầu” của tác giả Tony Wagner, giám đốc nhóm đào tạo lãnh đạo tại đại học Havard, ông khuyến cáo rằng ngay cả một số trường loại xịn trên thế giới chưa chắc đã đang cung cấp cho các em đúng kỹ năng tương lai mà các em cần đến. Vì vậy, phụ huynh, nhà trường, hệ thống giáo dục, cần hết sức dũng cảm nhìn nhận rằng, tương lai là bất định. Cái chưa biết là chưa biết. Cái đang có một số đã hết sức lỗi thời. Điều duy nhất có thể làm trong giai đoạn giao thoa này là chuẩn bị cho các em những kỹ năng nền tảng của tương lai mà nền kinh tế tri thức đòi hỏi, theo cách các em tiếp cận xã hội mới. Còn những kiến thức cụ thể các em cần cho những công việc chưa được khai sinh, khi chúng được khai sinh thì ta update cho các em tiếp vậy. Vậy, những kỹ năng tương lai và nền tảng đó có thể là gì?

1. Critical thinking & problem solving – Tư duy phản biện và khả năng giải quyết vấn đề.
2. Collaboration across networks and leading by influence – Hợp tác giải quyết vấn đề bằng cách kết nối những hệ thống khác nhau (đó là lý do vì sao cần dạy STEAM - khoa học, công nghệ, cơ khí, nghệ thuật, toán học) và khả năng lãnh đạo bằng cách tạo ảnh hưởng với các hệ thống khác nhau.
3. Agility and adaptability – sự linh hoạt và khả năng thích ứng cao.
4. Initiative and entrepreneurialism – Khả năng đưa ra sáng kiến và tinh thần doanh nhân (khả năng thương mại hoá sáng kiến của mình).
5. Effective oral and written communication – Kỹ năng giao tiếp hiệu quả, nói và viết.
6. Accessing and analyzing information – Khả năng tiếp cận và phân tích, xử lý thông tin.
7. Curiosity and imagination – Tính ham học hỏi & khả năng tưởng tượng.

Trong những kỹ năng trên đây, cha mẹ có mấy kỹ năng? Thầy cô có mấy kỹ năng? Những người làm quản lý và phát triển gíao dục có mấy kỹ năng?

Tất cả đều mới, với tất cả mọi người. Cha mẹ học thì con mới học. Thầy cô học thì trò mới học. Xã hội học thì trẻ em được học. Những gì chúng ta từng biết đã quá cũ và lỗi thời rồi. Ta học, thì các em được học.

Em gửi các cụ mợ đọc tham khảo ạ.
 
Biển số
OF-75015
Ngày cấp bằng
10/10/10
Số km
14,914
Động cơ
640,431 Mã lực
Nơi ở
Hà Lội Phố
Nhà cháu thì không có điều kiện, cho cháu nó học trường làng, tránh xa cái ipad và làm việc nhà, có thời gian rảnh là đi chơi thôi.
 

hung303

Xe điện
Biển số
OF-2170
Ngày cấp bằng
28/10/06
Số km
4,308
Động cơ
496,430 Mã lực
nếu so trình độ để thi đấu các môn học chính thì trường công hơn trường QT, nhưng kỹ năng mềm thì trường QT hơn hẳn!
 

Carabao

Xe hơi
Biển số
OF-533833
Ngày cấp bằng
25/9/17
Số km
126
Động cơ
-419,285 Mã lực
Học như tây ý nhở.
Nhưng buồn là không thành Tây đc ợ. Nhà cháu sợ là sẽ trở thành người nước ngoài trên quê hương mình còn sang Tây thì luôn bị coi là “dân nhập cư gốc Á” thôi :( Bọn Tây lông nó rất phân biệt đấy ạ.
 

Fun on Fun

Xe hơi
Biển số
OF-565446
Ngày cấp bằng
21/4/18
Số km
178
Động cơ
150,294 Mã lực
Em thấy ít có bác nào có thiện chí với trường quốc tế. Trên cơ sở thực tế gia đình và quan điểm cá nhân em xin có ý kiến như sau:
- Nền giáo dục của phương tây hơn hẳn VN. Nếu bảo không phù hợp với môi trường VN sao Tây, việt kiều làm ăn và sinh sống ở VN nhiều nhất là trong SG.
- Quốc tế cũng dăm bảy loại, trường quốc tế thật sự học phí phải từ 350tr-500tr năm và vận hành bởi Tây.
- Kể cả các cháu học trường công mà có năng lực và gia đình có chút điều kiện cũng muốn cho con sang nước ngoài học A Level và học đại học ở nước ngoài. Nếu không học đại học trong nước rồi học thạc sỹ ở nước ngoài.
- Phúc phận và tài năng của F1 không do mìn quyết nhưng nếu cố được tại sao không cho cháu hưởng nền giáo dục tốt nhất. Sau này F1 định cư hay về nước thì tùy. Em biết nhiều nhà bố mẹ phải hy sinh thậm chí bán nhà cửa lấy tiền cho con du học, đấy cũng là đặc trưng của văn hóa VN hết mình vì sự học của con cái. Chả trách kinh doanh giáo dục lãi thế.
 

mrdaubac

Xe điện
Biển số
OF-459647
Ngày cấp bằng
7/10/16
Số km
2,778
Động cơ
227,320 Mã lực
Tuổi
55
Học như thế liệu có thi đỗ được đại học để sau này chạy Grab không ???
Nhà cháu nó có điều kiện cho con học ở trường quốc tế thì chắc chắn sau này cháu nó không phải chạy grab đâu cụ ợ...
 

Hai Toan

Xe container
Biển số
OF-354101
Ngày cấp bằng
9/2/15
Số km
7,184
Động cơ
323,229 Mã lực
Nơi ở
Nam Định

tindt

Xe tăng
Biển số
OF-413147
Ngày cấp bằng
28/3/16
Số km
1,744
Động cơ
235,985 Mã lực
Tuổi
57
Nơi ở
Gia Lâm
Em chả có điều kiện cho con học ở đây nên tủi thân quá
 
Biển số
OF-555142
Ngày cấp bằng
24/2/18
Số km
2,376
Động cơ
170,855 Mã lực
Nơi ở
Rockwall, TX
Bài tập của con nhà em (lớp 5) weekend vừa rồi là: build a music instrument using recycling things. Dịch ra tiếng Kinh là làm cái gì đó kêu được tuè các đồ vất đi.
Con nhà em nó hì hục làm 1 cái đàn từ các cuộn bìa. Phải biết cắt ngắn dài cho nó ra các nốt khác nhau.
Tưởng là chơi mà mệt phết, được cái chúng nó thích
 

Cá Tráp Con

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-565262
Ngày cấp bằng
20/4/18
Số km
498
Động cơ
151,170 Mã lực
Tuổi
48
Bài tập của con nhà em (lớp 5) weekend vừa rồi là: build a music instrument using recycling things. Dịch ra tiếng Kinh là làm cái gì đó kêu được tuè các đồ vất đi.
Con nhà em nó hì hục làm 1 cái đàn từ các cuộn bìa. Phải biết cắt ngắn dài cho nó ra các nốt khác nhau.
Tưởng là chơi mà mệt phết, được cái chúng nó thích
Cũng giống bọn em làm kế hoạch nhỏ ngày xưa mệt bở hơi tai vì phải đi nhặt ve chai.
Có điều là chả sáng kiến ra được thứ gì.:))
 

dexom

Xe trâu
Biển số
OF-63376
Ngày cấp bằng
5/5/10
Số km
31,350
Động cơ
1,000,399 Mã lực
Nơi ở
Thiên Đường
Nhưng buồn là không thành Tây đc ợ. Nhà cháu sợ là sẽ trở thành người nước ngoài trên quê hương mình còn sang Tây thì luôn bị coi là “dân nhập cư gốc Á” thôi :( Bọn Tây lông nó rất phân biệt đấy ạ.
Chả nhẽ cứ Tey là phải kèm vi ô lông nhẻ?
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top