Đừng hòng nhé !!!
Trước đây em là 1 cây ghi ta thượng thặng, không phải loại phừng phứng phưng đâu. Phiên chợ ba tư - Tây Ban nha phiếm định khúc - Bài ca hy vọng ..... em chơi ngon trên sân khấu biểu diễn không chuyên.
Thế mà ngày nay, ham hố piano.. ocgan... Tay cứ gọi là cứng như gỗ. Càng tập say càng ríu, càng bó bột
Lực bất tòng tâm các bác ạ
Theo em, Piano và Ghi ta là 02 nhạc cụ KHÁC HẲN nhau. Piano cũng yêu cầu độ bài bản không kém ghi ta, nếu không muốn nói là cao hơn. Nói thật là em đã gặp rất nhiều sinh viên, bộ đội học và chơi ghi ta kiểu truyền tay, chứ piano thì ít, dù đây là thời của Youtube. Có thể do tính cơ động của ghi ta.
Nếu các cụ tự cho rằng mình chơi ghi ta cổ điển tốt là đã đủ nền tảng để tập piano, mà bỏ qua giai đoạn luyện ngón, theo em, đến 99% các cụ sẽ thất bại.
Từ ghi ta chuyển sang, các cụ chỉ giữ được:
- kiến thức nhạc lý cơ bản
- Độ linh hoạt của ngón tay.
Chấm hết.
Cụ nobody có thể bỏ thêm 1-2 tháng để đánh tốt hơn bài A comme Amour, nhưng nếu muốn chơi 1 bài khác nữa, cụ sẽ cực kỳ vất vả.
Em nghĩ, để có thể chơi đc piano khoảng 20 năm nữa( với lứa tuổi U40 như giả định) các cụ nên bỏ khoảng 6-12 tháng học với giáo viên từ đầu. Khi đã nắm bắt được cơ bản các kỹ thuật dãn ngón, luồn ngón, rút ngón v.v...... thì việc vỡ bài sẽ dễ dàng hơn cho các cụ rất nhiều.
Em vẫn luôn trung thành với ý tưởng là chúng ta nên cố gắng luyện kỹ hết quyển Methode Rose. Đó là một quyển rất hợp với lứa tuổi U40, vì các bài tập rất ngắn, như cực kỳ cô đọng, đúng trọng tâm. Nếu tập trung sẽ nắm bắt nhanh.