[Funland] Bộ vũ khí, khí tài của Việt Nam trong 12 ngày đêm 1972

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,879
Động cơ
73 Mã lực

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,879
Động cơ
73 Mã lực
Chưa chắc bác ợ, vì loại này chưa kinh qua thực tế chiến trường như SAM 2.
Nó là chắc bác ạ vì đây là vũ khí mới nên mẽo sẽ không có các thông số kỹ thuật để chế áp điện tử SAM 3, nên Sam 3 sẽ không bị nhiễu.
 

humxam75

Xe điện
Biển số
OF-89375
Ngày cấp bằng
22/3/11
Số km
3,944
Động cơ
443,511 Mã lực
Nơi ở
Andromeda
Nghĩa là điều trị B52 bây giờ cũng chỉ cần S-125 chứ cũng ko cần đến S300 nhỉ :D
 

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,879
Động cơ
73 Mã lực
Nghĩa là điều trị B52 bây giờ cũng chỉ cần S-125 chứ cũng ko cần đến S300 nhỉ :D
Cái này thì em nghĩ cũng chưa biết được, S - 125 mình nâng cấp rồi mà, với lại chừng nấy năm thì bây giờ B5bom cũng nâng cấp khá nhiều rồi đấy.
 

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,879
Động cơ
73 Mã lực
Vạch mặt 'kẻ phá đám' SAM-2: Chiến công thầm lặng của trinh sát nhiễu


Để có được chiến thắng vang dội trước cuộc tập kích bằng B-52 cuối tháng 12/1972, không thể không kể đến sự đóng góp “thầm lặng” của đơn vị trinh sát nhiễu.



Nhân kỷ niệm 40 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ trên không (12/1972-12/2012), Trung tướng Phan Thu – Nguyên Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn Trinh sát nhiễu kể rõ hơn về vai trò của người lính trinh sát nhiễu trong kháng chiến Mỹ:
Sự ra đời của "Đội nhiễu"

Từ sau chiến tranh thế giới thứ II, công nghệ radar được ứng dụng rộng rãi trong quân sự, nhằm giúp lực lượng phòng không các nước phát hiện, cảnh báo và đánh trả các cuộc tập kích đường không một cách hiệu quả. Nhìn xa hàng chục, hàng trăm kilomet, báo sớm các cuộc tấn công và chỉ rõ mục tiêu để hỏa lực phòng không tiêu diệt. Do đó, radar được ví với "mắt thần" của phe phòng phủ. Không chịu thua kém, phe tấn công tìm mọi biện pháp để bịt mắt, chọc mù những "đôi mắt" thần này. Một trong những biện pháp đó là hoạt động gây nhiễu.

Trong cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc Việt Nam. Đế Quốc Mỹ rất coi trọng thủ đoạn gây nhiễu radar của ta. Đặc biệt, từ năm 1965, khi bộ đội phòng không Việt Nam được trang bị tên lửa SAM-2, địch thực hiện các thủ đoạn gây nhiễu một cách quyết liệt hơn.

Tất cả các loại radar của ta đều bị gây nhiễu bằng máy gây nhiễu tích cực và máy gây nhiễu tiêu cực lắp trên các chiến đấu cơ chiến thuật, máy bay ném bom của Không quân Mỹ. Phía ta ghi nhận, nhiều trường hợp thủ đoạn gây nhiễu của địch làm trắng màn hiện sóng radar, không thể xác định được mục tiêu để chỉ điểm cho phòng không đánh trả.

Những thủ đoạn của địch đã làm giảm đi hiệu suất chiến đấu của bộ đội tên lửa, trước tình hình đó đòi hỏi Quân chủng Phòng không – Không quân cần thiết thành lập Đội trinh sát nhiễu làm nhiệm vụ tìm hiểu tính năng kỹ thuật và thủ đoạn chiến thuật gây nhiễu của địch.

Trước tình hình mới, từ năm 1967, Liên Xô có đề nghị đưa sang Việt Nam một số thiết bị trinh sát điện tử và một đoàn cán bộ thuộc Trung tâm nghiên cứu chiến tranh điện tử làm nhiệm vụ nghiên cứu tìm hiểu phương tiện của Mỹ. Bộ tư lệnh Quân chủng thành lập Đội nhiễu để phối hợp với bạn.

Ngày 10/1/1967, Bộ Tư lệnh Quân chủng Phòng không – Không quân ký quyết định thành lập Đội nhiễu (thuộc Bộ Tham mưu Quân chủng) do đồng chí Phan Thu làm đội trưởng. Đội nhiễu ban đầu chỉ có 34 đồng chí là các cán bộ, trắc thủ, thợ sửa chữa radar từ các đơn vị quân chủng điều về.

Trang bị của Đội trinh sát nhiễu gồm có: máy thu sóng m P-313, P-314, P-325; máy thu sóng dm và cm D1K; máy thu tín hiệu radar PC-1, PC-2, PC-3; các máy phân tích phổ của tín hiệu; máy ghi âm để ghi lại tín hiệu thu được và máy quay phim, chụp ảnh.
“Vạch mặt kẻ phá đám” SAM-2

Giai đoạn 1967-1968, để đối phó với đạn tên lửa của ta, máy bay Mỹ sử dụng máy gây nhiễu ALQ-71 mở rộng tần số gây nhiễu sóng 10cm trùm qua rãnh đạn tên lửa, làm cho đạn tên lửa của ta mất điều khiển.

Theo tổng kết, tên lửa của ta gặp phải ba trường hợp: đạn được phóng lên nhưng rơi tại chỗ, đạn không có điều khiển bay vọt lên cao tự nổ hoặc đạn không rời bệ phóng vì không bắt được tín hiệu điều khiển.

Thủ đoạn này của đối phương làm bộ đội tên lửa giảm đáng kể khả năng chiến đấu, đạn bắn lên rơi xuống đất rõ ràng không thể đối phó máy bay địch. Một yêu cầu được đặt ra, cần phải nghiên cứu tỉ mỉ đặc điểm từng loại nhiễu để đề xuất các phương án cải tiến kỹ thuật. Trước tình hình đó, Đội nhiễu khẩn trương vào cuộc nghiên cứu phân tích để tìm ra và khắc phục.

“Thật may, tháng 5/1967 bộ đội tên lửa phòng không đã bắn rơi một chiếc F-4C của Không quân Mỹ và chúng tôi thu được một máy gây nhiễu ALQ-71 khá nguyên vẹn. Đây là một chiến lợi phẩm rất quý, có nó chúng ta có thể giải đáp được nhiều vấn đề về chống nhiễu trong đội hình đối với các loại máy bay chiến thuật của Không quân Mỹ”, Trung tướng Phan Thu kể lại.


"Kẻ phá đám" SAM-2 - máy gây nhiễu rãnh đạn AN/ALQ-71.​

Sau đó, cán bộ kỹ thuật quân sự Việt Nam nhanh chóng triển khai công tác nghiên cứu, phân tích kỹ càng máy ALQ-71.

“Chúng tôi đã “mổ xẻ” ALQ-71 để nghiên cứu, phân tích tỉ mỉ. Đèn phát máy ALQ-71 được nối điện theo đúng thông số kỹ thuật của nó để khảo sát tính năng điện của máy gây nhiễu. Sau khi nối điện để đèn phát nhiễu của máy ALQ-71 làm việc, chúng tôi đã đo được dải tần số phát ổn định của nó rất rộng, có thể trùm hết cả rãnh mục tiêu và rãnh đạn của đài điều khiển tên lửa”, Trung tướng Phan Thu nói.

Những thông tin quý giá do Đội nhiễu tìm ra được chuyển lên cấp Bộ Tư lệnh Quân chủng và chuyên gia Liên Xô. Ngay sau đó, thông tin này tiếp tục chuyển sang Moscow để các nhà khoa học Liên Xô cải tiến.

“Các nhà khoa học Liên Xô đã có bước cải tiến cơ bản, vừa điều chỉnh lệch tần số, vừa nâng cao công suất đèn phát tín hiệu trả lời của đạn về đài điều khiển. Nhờ vậy, tín hiệu trả lời của đạn vượt lớn hơn tín hiệu nhiễu, khiến máy gây nhiễu của Mỹ không thể rượt đuổi theo được do bị hạn chế về công suất phát. Từ đó, tất cả đạn tên lửa của ta đều được thay máy phát tín hiệu trả lời có công suất lớn hơn nhiều và nhiễu rãnh đạn bị chấm dứt từ đây”, Trung tướng Phan Thu cho biết.

Có thể nói, việc cải tiến chống nhiễu rãnh đạn cho đạn SAM-2 là một trong những bước cải tiến quan trọng. Việc khắc chế hoàn toàn nhiễu rãnh đạn giúp “rồng lửa Thăng Long” SAM-2 tiếp tục phát huy hiệu quả bắn rơi nhiều máy bay địch, trong đó có “pháo đài bay” B-52.
Tiểu sử Trung tướng Phan Thu



Trung tướng Phan Thu - nguyên Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn trinh sát nhiễu.
Trung tướng Phan Thu sinh ngày 16/6/1931 tại tỉnh Thà Khẹt (Lào). Sau Cách mạng tháng 8/1945, ông cùng gia đình trở về Hà Nội. Toàn quốc kháng chiến 1946, ông tản cư về làng và làm nhiệm vụ giúp đỡ bà con, dạy bình dân học vụ, đi tuyên truyền kháng chiến. Ngày 6/1/1949, ông được kết nạp vào **** Cộng sản Việt Nam.

Tháng 5/1950, ông nhập ngũ Quân đội Nhân dân Việt Nam. Ông được cử đi học Lục quân Khóa VI tại trường của ta đặt ở Vân Nam, Trung Quốc. Học xong, ông được giữa lại làm trợ giáo hai khóa 7-8.

Sau 1950, ông cùng đơn vị pháo binh 105mm về tham gia nhiều chiến dịch lớn của quân đội, như chiến dịch Hòa Bình. Năm 1954, ông được chuyển về phòng không, học pháo cao xạ trung cao 88mm của Liên Xô viện trợ tại Thẩm Dương (Trung Quốc).

Từ 1956-1967, ông làm trợ lý radar phòng huấn luyện Sư đoàn phòng không 367. Trong giai đoạn này, ngoài công tác huấn luyện cho bộ đội sẵn sàng chiến đấu, ông cũng có những đề tài nghiên cứu cải tiến radar SON-9A bắt mục tiêu bay thấp, nâng công suất phát radar SON-9A…

Năm 1967, ông được bổ nhiệm làm Phó phòng Khoa học Quân sự rồi làm Đội trưởng Đội trinh sát nhiễu kiêm Phó phòng Quân báo.

Ngày 28/5/1970, ông được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân. Khi đó, ông đang là Phó phòng Quân báo kiêm Đội trưởng Đội nhiễu và là Trưởng phòng Nghiên cứu Kỹ thuật Quân chủng Phòng không – Không quân.

Theo Phượng Hồng (Đất Việt)
 

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,879
Động cơ
73 Mã lực
Cố vấn Liên Xô: Chiến thắng B-52 của Việt Nam là độc nhất

"Trên thế giới ít có cuộc chiến nào mà bên phòng vệ thắng bên tấn công, nhất là có sự chênh lệch quá lớn về tiềm lực quân sự, vũ khí trang bị".




Cựu học viên Việt Nam với các chuyên gia nước bạn.
Trong đoàn cựu chiến binh Liên Xô sang thăm Việt Nam đúng dịp kỷ niệm 40 năm chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không”, nhiều người từng là chuyên gia, cố vấn quân sự về tên lửa phòng không, thậm chí trực tiếp tham gia chiến đấu cùng bộ đội Việt Nam đánh máy bay Mỹ. Khi trở về nước, các chuyên gia, kỹ sư Liên Xô lại trực tiếp giảng dạy tại các học viện, trường quân sự, tham gia đào tạo nhiều học viên, nghiên cứu sinh quân sự Việt Nam.

Đại tá, PGS, TS Nguyễn Tăng Cường, nguyên Chủ nhiệm Khoa Kỹ thuật điều khiển và Đại tá, TS Nguyễn Ngọc Quý, nguyên Phó chủ nhiệm Bộ môn Tên lửa (Học viện Kỹ thuật quân sự) mừng vui khôn xiết khi gặp lại người thầy cũ: Đại tá Mác-cốp Lép Nhi-cô-lai-ê-vích, nguyên giảng viên Trường Tên lửa Min-xcơ (nay là Học viện Quân sự Bê-la-rút).

Đại tá Mác-cốp sang làm chuyên gia quân sự giúp Việt Nam từ tháng 10-1971 đến tháng 8-1972, trực tiếp giảng dạy tại Trường Sĩ quan Phòng không và tham gia huấn luyện các kíp trắc thủ tên lửa. Nhắc đến những năm tháng đó, nhất là về chiến thắng “Hà Nội-Điện Biên Phủ trên không”, Đại tá Mác-cốp sôi nổi hẳn lên: “Tôi đã nghiên cứu kỹ chiến lược chiến tranh của nhiều nước và thấy rằng, trên thế giới ít có cuộc chiến nào mà bên phòng vệ thắng bên tấn công, nhất là có sự chênh lệch quá lớn về tiềm lực quân sự, vũ khí trang bị giữa quân đội Việt Nam và quân đội Mỹ, đặc biệt là “siêu pháo đài bay B-52”, mà người Mỹ “khoe” là không thể bị bắn hạ! Vậy mà Việt Nam đã đánh thắng rất giòn giã. Đó thực sự là cuộc chiến tranh của trí tuệ với trí tuệ, thông minh “chọi” thông minh, chứ không phải là cuộc chiến tranh thông thường!”. Cuối năm 1971, Thiếu tá Mác-cốp sang Việt Nam, giảng dạy tại Trường Sĩ quan Phòng không, chuyên về tọa độ, hiện hình, ra-đa, xử lý tín hiệu… Ông cho biết: “Bộ đội tên lửa Việt Nam rất thông minh và chịu khó, nên thời gian huấn luyện làm chủ khí tài chỉ mất khoảng 8 tháng, trong khi ở một số nước khác phải mất 18 tháng.

Chiến đấu dũng cảm, cơ động nhanh, tạo nhiều mục tiêu giả là một trong những nét đặc sắc trong nghệ thuật tác chiến của bộ đội phòng không Việt Nam, nhằm đối phó hiệu quả với không quân Mỹ. Cùng với trận địa chính, bộ đội Việt Nam làm nhiều trận địa phụ, sau mỗi lần phóng tên lửa, lại nhanh chóng kéo bệ sang trận địa khác. Những quả tên lửa giả được làm bằng cót, phủ sơn trông như thật. Khi tên lửa thật phóng đạn, thì các bệ tên lửa giả cũng đốt rơm, tạo khói mù mịt, đánh lừa máy bay Mỹ. Những kinh nghiệm chiến đấu sáng tạo, hiệu quả đó, sau này tôi đã viết thành giáo án để giảng dạy, truyền đạt kinh nghiệm chiến đấu cho các học viên phòng không Bê-la-rút…”.

Khi tên lửa Sơ-rai của Mỹ đánh hỏng nhiều khí tài phòng không, các chuyên gia Liên Xô nhanh chóng nghiên cứu và cùng bộ đội Việt Nam đối phó hiệu quả. Đại tá Mác-cốp cho hay: “Tên lửa Sơ-rai sau khi phóng sẽ tìm và “bắt” mục tiêu theo sóng ra-đa, rồi lao thẳng vào gây nổ. Chúng tôi cùng bộ đội Việt Nam nghiên cứu, vô hiệu hóa bằng cách phát sóng tức thì, tắt máy đột ngột và quay đài ăng-ten đi hướng khác. Tên lửa Sơ-rai cứ thế lao theo quán tính và rơi chệch trận địa…”. Đại tá V. M. La-gu-tin, nguyên giảng viên Trường Tên lửa Min-xcơ, từng sang Việt Nam làm giảng viên, hướng dẫn xác định tọa độ mục tiêu và tên lửa tại Trường Sĩ quan Phòng không từ tháng 10-1972 đến tháng 9-1973, trực tiếp chứng kiến chiến dịch 12 ngày đêm cuối tháng 12-1972.

Ông kể: “Trong 12 ngày đêm, tôi vẫn bám trụ ở Sơn Tây, huấn luyện sĩ quan điều khiển trắc thủ tay quay tên lửa Đờ-vi-na (SAM-2), đồng thời theo dõi chặt chẽ từng bước chiến lược của không quân Mỹ. Ngày đầu chiến dịch rất khó khăn, nhưng khi bộ đội Việt Nam bắn hạ chiếc B-52 đầu tiên, rồi đến chiếc thứ 4, thì tôi hoàn toàn tin rằng Việt Nam sẽ thắng”.
Trở về Tổ quốc năm 1973, nay cựu chiến binh La-gu-tin mới có dịp trở lại Việt Nam. Được hỏi về cảm tưởng, ông cười vui: “Những năm chiến tranh, hầu như mọi thứ bên ngoài chúng tôi chỉ thấy qua cửa sổ, cửa xe điều khiển, ban đêm thì tham gia trực chiến. Nay Việt Nam đã thay đổi quá nhiều và rất phát triển. Thời gian trôi nhanh, nhiều điều có thể dần bị lãng quên, nhưng 40 năm nhìn lại, có thể khẳng định: Tình đoàn kết, sát cánh bên nhau đã góp phần làm nên chiến thắng “Hà Nội-Điện Biên Phủ trên không”.
Cựu chiến binh La-gu-tin lưu giữ nhiều kỷ vật trong những năm tháng ở Việt Nam, như mảnh xác máy bay Mỹ, mảnh bom, mảnh đạn, bom bi… Ông đã tặng một số hiện vật cho Phòng truyền thống Trường Thiếu sinh quân Su-vô-rốp (nơi ông học tập thời niên thiếu) và lập một bảo tàng nhỏ về Việt Nam tại nhà.

Theo QĐND​
 

TuDo2808

Xe điện
Biển số
OF-202035
Ngày cấp bằng
14/7/13
Số km
4,778
Động cơ
369,006 Mã lực
Cái này thì em nghĩ cũng chưa biết được, S - 125 mình nâng cấp rồi mà, với lại chừng nấy năm thì bây giờ B5bom cũng nâng cấp khá nhiều rồi đấy.
Cái quan trọng nhất là khả năng gây nhiễu và chế áp điện tử bây giờ đã quá khác biệt so với trước, chứ B52 đi oánh bom mà không có bọn đệ đi cùng thì S125 nó vưỡn ăn gỏi sống được!=P~
 

gocart

Xe cút kít
Biển số
OF-59286
Ngày cấp bằng
17/3/10
Số km
15,914
Động cơ
605,894 Mã lực
Nơi ở
Trên mặt đất, dưới bầu trời
Cái quan trọng nhất là khả năng gây nhiễu và chế áp điện tử bây giờ đã quá khác biệt so với trước, chứ B52 đi oánh bom mà không có bọn đệ đi cùng thì S125 nó vưỡn ăn gỏi sống được!=P~
Bây giờ nó dùng bom liệng từ xa lẳng vào.
 

Vịtxanh

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-11416
Ngày cấp bằng
4/11/07
Số km
22,523
Động cơ
752,102 Mã lực
Đã bảo bắn phần tử. Cứ đòi bắn vãi đạn. Dạo này mod đạp xe nhiều nên dồn xuống chân cả
Thả bom thì nó khg bay ở 10km chỉ 6 hoặc 7 so với mặt biển. Thái nguyên độ cao bao nhiêu trừ thêm cho nó đủ
Mệt mod quá
Do chăm tập thể dục nên trí khôn nó dồn xuống nằm giữa 2 chân:))
 

Mannschaft

Xe điện
Biển số
OF-17341
Ngày cấp bằng
14/6/08
Số km
3,263
Động cơ
537,254 Mã lực
Nơi ở
Bốn bể là nhà
Chắc là hông. Cơ mà nó bỏ nhiều cũng nên chạy. S300 đạn ít phải chọn mục tiêu
 

lamthitvit

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-105805
Ngày cấp bằng
14/7/11
Số km
725
Động cơ
401,930 Mã lực
Em cũng không tin là pháo 100 ly bắn rơi B52 trong tháng 12-1972. Nhưng người ta thiết kế chế tạo pháo phòng không 100 ly ( hay 88 ly của cu Hit ) cũng phải có Logic của họ, phải có khả năng xác xuất cao bắn trúng mục tiêu ở tầm cao 10 km, không phải là vãi đạn như vài cụ nghĩ đâu.
 

ducleminh

Xe điện
Biển số
OF-33764
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
2,966
Động cơ
501,270 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Em cũng không tin là pháo 100 ly bắn rơi B52 trong tháng 12-1972. Nhưng người ta thiết kế chế tạo pháo phòng không 100 ly ( hay 88 ly của cu Hit ) cũng phải có Logic của họ, phải có khả năng xác xuất cao bắn trúng mục tiêu ở tầm cao 10 km, không phải là vãi đạn như vài cụ nghĩ đâu.
Nó bắn chậm làm sao vãi đạn được cụ, chắc phải căn quỹ đạo bay bắn đón đầu thôi.
 

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,879
Động cơ
73 Mã lực
Em cũng không tin là pháo 100 ly bắn rơi B52 trong tháng 12-1972. Nhưng người ta thiết kế chế tạo pháo phòng không 100 ly ( hay 88 ly của cu Hit ) cũng phải có Logic của họ, phải có khả năng xác xuất cao bắn trúng mục tiêu ở tầm cao 10 km, không phải là vãi đạn như vài cụ nghĩ đâu.
Chuyện này thì cũng ít người tin đấy bác, nhưng thực tế là bắn rung 1 chiếc B52 rồi đấy ạ
 

lamthitvit

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-105805
Ngày cấp bằng
14/7/11
Số km
725
Động cơ
401,930 Mã lực
Chuyện này thì cũng ít người tin đấy bác, nhưng thực tế là bắn rung 1 chiếc B52 rồi đấy ạ
Em vẫn không tin lắm về chuyện này, có thể nhưng xác xuất 1/1,000,000. Nhưng em lại tin chuyện cụ già bắn rơi máy bay ở TH, vì thực ra các cụ thời đó chỉ khoảng 45 tuổi thôi, còn quá khỏe và tinh mắt. Hì hì, 45 tuổi bây giờ ăn gà móng đỏ ngau ngáu=))=))=)) Em đã từng bắn 12,7 rùi, tầm 500m chỉnh súng chuẩn, máy bay bổ nhào trực diện, xác xuất trúng cỡ 98%.
 

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,879
Động cơ
73 Mã lực
Em vẫn không tin lắm về chuyện này, có thể nhưng xác xuất 1/1,000,000. Nhưng em lại tin chuyện cụ già bắn rơi máy bay ở TH, vì thực ra các cụ thời đó chỉ khoảng 45 tuổi thôi, còn quá khỏe và tinh mắt. Hì hì, 45 tuổi bây giờ ăn gà móng đỏ ngau ngáu=))=))=)) Em đã từng bắn 12,7 rùi, tầm 500m chỉnh súng chuẩn, máy bay bổ nhào trực diện, xác xuất trúng cỡ 98%.
Sao em lại nghe các cụ toàn trên 50 cả là sao nhể?
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top