- Biển số
- OF-423435
- Ngày cấp bằng
- 19/5/16
- Số km
- 12,995
- Động cơ
- 462,946 Mã lực
http://m.baomoi.com/cac-nuoc-da-thoat-ngheo-bo-viet-nam-o-lai/c/20498950.epi
Hãy ghé qua các bảo tàng quốc gia của Anh, Pháp, Bồ Đào Nha, hay Tây Ban Nha, có thể dễ dàng nhận ra vô số các bảo vật to có, nhỏ có, đến từ Ai Cập, Trung Quốc, Nam Mỹ, v.v. Mỏi mắt tìm cũng khó có thể thấy được một vật dụng dù nho nhỏ có dấu vết của người Việt. Trừ trống đồng Đông Sơn – thời kỳ xa xưa, không có trong sử sách, thì hình như người Việt Nam chúng ta chưa hề làm được bất cứ một sản phẩm nào ra tấm, ra món cả.
Cho dù đã có được những thành tựu ấn tượng trong lĩnh vực nông nghiệp trong vài chục năm trở lại đây, nhưng hơn 7 triệu tấn gạo và vài ba triệu tấn cà phê cùng một ít hồ tiêu xuất khẩu, tạm thời vẫn chỉ giúp chúng ta đủ ăn chứ chưa và có thể nói là làm Việt Nam khả dĩ trở nên giàu có!
Gần 300 năm trước, Lê Quý Đôn đã nhìn ra được các thành tố cốt lõi của một nền kinh tế – khi ông nói “phi công bất phú, phi thương bất hoạt”. Không rõ có phải bởi vì những gì ông nói “sâu sắc” quá hay không mà suốt 300 năm sau đó, người Việt vẫn một mực trung thành với nghề nông. Lần lượt các triều đại sau này đều lấy sự ổn định (kể cả trong nghèo túng) làm trọng mà phớt lờ thương mại. Có phải vì sợ dân chúng “hoạt bát” quá(!)
Thay vì đầu tư máy móc, thiết bị, công nghệ để sản xuất ra các sản phẩm - vốn đa phần đã có mặt khắp nơi trên thế giới do các nước phát triển hơn sản xuất, người nhà mình đã chọn cách dễ hơn, đem lại lợi nhuận lớn hơn và nhanh hơn rất nhiều – đi buôn. Kết quả là chỉ trong hơn 20 năm, Việt Nam đã nhanh chóng chuyển đổi từ một đất nước của nông dân thành đất nước của những doanh nhân.
Trong số gần 500 ngàn doanh nghiệp hiện nay, không khó để nhận thấy số lượng các doanh nghiệp chỉ kinh doanh mà không tham gia sản xuất đang chiếm ưu thế.
Tại sao chúng ta vẫn bị bỏ lại phía sau với cái gọi là sự chưa giầu có??
Hãy ghé qua các bảo tàng quốc gia của Anh, Pháp, Bồ Đào Nha, hay Tây Ban Nha, có thể dễ dàng nhận ra vô số các bảo vật to có, nhỏ có, đến từ Ai Cập, Trung Quốc, Nam Mỹ, v.v. Mỏi mắt tìm cũng khó có thể thấy được một vật dụng dù nho nhỏ có dấu vết của người Việt. Trừ trống đồng Đông Sơn – thời kỳ xa xưa, không có trong sử sách, thì hình như người Việt Nam chúng ta chưa hề làm được bất cứ một sản phẩm nào ra tấm, ra món cả.
Cho dù đã có được những thành tựu ấn tượng trong lĩnh vực nông nghiệp trong vài chục năm trở lại đây, nhưng hơn 7 triệu tấn gạo và vài ba triệu tấn cà phê cùng một ít hồ tiêu xuất khẩu, tạm thời vẫn chỉ giúp chúng ta đủ ăn chứ chưa và có thể nói là làm Việt Nam khả dĩ trở nên giàu có!
Gần 300 năm trước, Lê Quý Đôn đã nhìn ra được các thành tố cốt lõi của một nền kinh tế – khi ông nói “phi công bất phú, phi thương bất hoạt”. Không rõ có phải bởi vì những gì ông nói “sâu sắc” quá hay không mà suốt 300 năm sau đó, người Việt vẫn một mực trung thành với nghề nông. Lần lượt các triều đại sau này đều lấy sự ổn định (kể cả trong nghèo túng) làm trọng mà phớt lờ thương mại. Có phải vì sợ dân chúng “hoạt bát” quá(!)
Thay vì đầu tư máy móc, thiết bị, công nghệ để sản xuất ra các sản phẩm - vốn đa phần đã có mặt khắp nơi trên thế giới do các nước phát triển hơn sản xuất, người nhà mình đã chọn cách dễ hơn, đem lại lợi nhuận lớn hơn và nhanh hơn rất nhiều – đi buôn. Kết quả là chỉ trong hơn 20 năm, Việt Nam đã nhanh chóng chuyển đổi từ một đất nước của nông dân thành đất nước của những doanh nhân.
Trong số gần 500 ngàn doanh nghiệp hiện nay, không khó để nhận thấy số lượng các doanh nghiệp chỉ kinh doanh mà không tham gia sản xuất đang chiếm ưu thế.
Tại sao chúng ta vẫn bị bỏ lại phía sau với cái gọi là sự chưa giầu có??