- Biển số
- OF-199084
- Ngày cấp bằng
- 20/6/13
- Số km
- 1,253
- Động cơ
- 814,494 Mã lực
Em là 8x đời đầu, ngày xưa cực mê bộ truyện tranh Hesman.
Bây giờ chắc cũng khó tìm lại được trọn bộ sách truyện này, nên cụ nào còn khoái thì tải về theo link này ạ
https://drive.google.com/file/d/1aJxlbxSg3De1-Zzp4BI5Awo4Dc0jE-5l/view
Cụ nào mà còn đủ bộ sưu tầm, thì cho em qua giao lưu hoài niệm cùng với ạ.
Em copy trên mạng bài viết về bác Hùng Lân và bộ truyện
LỜI TÁC GIẢ HÙNG LÂN
Hôm qua chỉ là một sự tình cờ, khi tôi thử vào Google và gõ tên Dũng sĩ Hesman thì bất ngờ nhận được rất nhiều bài viết, nhiều nhận định, nhiều kỷ niệm về quãng thời gian sáng tác bộ truyện này. Nói về kỷ niệm thì hơi nhiều, vì ròng rã suốt gần 5 năm liên tục tôi phải vẽ bộ Dũng Sĩ Hesman và Siêu Nhân Việt Nam tiếp liền sau đó. Tôi đã nhiều lần tâm sự về thời kỳ này với cách làm việc không ngơi nghỉ trong bằng ấy thời gian, điều cần nói là thời ấy chẳng có chút tư liệu gì về nó, bên đối tác liên kết với Nhà xuất bản họ chỉ đưa tôi hai băng video VOLTRON – Defender of the universe và nhờ tôi chuyển thể, phóng tác giùm, hình ảnh thì chỉ được 2 tấm nhỏ chụp ngoài bìa hộp còn nội dung thì trong băng video, hồi ấy không có DVD mà chỉ có VCD nên hình ảnh đâu có được rõ nét, TV màu thì không phải ai cũng có tiền mua được chứ nói gì là máy vi tính hay là Internet? Có nghĩa là tôi phải làm việc trong môi trường rất ít và thiếu tư liệu, thiếu thông tin như thế, đồng thời phải chịu áp lực mỗi tuần một cuốn 72 trang, phải tự viết kịch bản, vẽ bìa, tất cả tự mình thực hiện từ A đến Z, thế mà tôi vẫn miệt mài cố gắng vì nó. Giá như có được Internet và máy tính hay những công cụ như bây giờ thì mọi chuyện sẽ dễ dàng hơn là ở vào thời kỳ đó, ít ra là cũng search trên net được hình nguyên mẫu Voltron để vẽ cho chính xác hơn một chút. Do vậy mà ngày nay có một số bạn trẻ bảo rằng Hesman vẽ không đúng hay nhân vật vẽ không đúng thì tôi cũng đành chịu, vì hồi ấy (1992) tôi chưa biết mặt mũi cái máy vi tính ra làm sao cả, máy tính đang ở dạng sơ khai dùng MS- Dos, Win 3.1 và Việt Nam mình chưa có Internet, chưa hề biết Internet là cái gì cả, lấy đâu ra mà tìm tư liệu?
Hai cuộn băng video chỉ rút ra được 4 tập truyện, mà cũng chỉ là phóng tác chứ không dám dùng nguyên bản sợ rằng khó duyệt, ngay cả tên VOLTRON cũng được anh Dương Thiên Vương, ngày ấy là biên tập viên, nay là Giám đốc Cty Thiên Vương và TVcomics, đổi tên trệch đi thành Hesman, tạm viết tắt từ chữ He is man, nghĩa là nhân cách hóa robot giống như người vậy. Sau 4 tập phóng tác theo băng video, vì thấy truyện khá ăn khách nên bên đối tác hỏi tôi có thể sáng tác tiếp được khoảng 20 tập nữa không? Tôi trả lời rằng Được, và thế là tiếp tục, sau đó truyện bán rất chạy, họ lại yêu cầu tôi cố gắng thêm đến tập 50 rồi 100 rồi 150 và tôi vẫn tiếp tục ăn cùng Hesman, ngủ cùng Hesman, sống cùng Hesman, phụ việc tôi chỉ là 3 đứa con hai trai một gái ròng rã trong 5 năm, các cháu lúc ấy đứa lớn nhất chỉ mới học lớp 9, đi học về buông cặp sách ra là lao vào vẽ nét và phác phụ giùm cho tôi, sau khi tôi viết kịch bản và phân cảnh, vẽ khung, tất cả đều làm bằng tay, chỉ có phần nửa trang chữ giới thiệu ở bìa lót là tôi phải dùng cái máy đánh chữ bằng điện in chữ bằng ruban đậm thay cho sắp chữ mà thôi, đến tập thứ 100 thì tôi lại thay hình đổi dạng cho Hesman để tạo thêm sức thu hút cho nhân vật. Sau đó, cứ mỗi tuần bên đối tác xuất bản họ đến nhà tôi hai lần để lấy bản thảo về duyệt đem in, mỗi lần nửa cuốn. Công việc này tiến hành liên tục và đều đều, ròng rã suốt 5 năm thế mà tôi vẫn cố cầm cự được, vì bạn đọc hồi ấy yêu mến Hesman rất nhiều, ngay cả các nhân vật tôi tự tạo ra như người vượn Gátcô, Xukhan, Huy Hùng…cũng được các bạn đọc yêu mến và theo dõi thường kỳ, tôi thấy dường như mãi đến ngày nay, họ vẫn dành tình cảm cho bộ truyện này, mặc dù ngày nay truyện tranh Nhật tràn vào như thác lũ, nhưng hầu hết những ai mê Hesman ngày ấy nay đã là những người trưởng thành, họ vẫn dành những kỷ niệm đáng nhớ về nó, cho dù nó vẽ không đẹp lắm, mà với thời gian thực hiện gấp rút như thế, tốc độ vẽ như thế, công cụ vẽ như thế thì làm sao cho đẹp được? Miễn sao bạn đọc vẫn dành tình cảm cho bộ truyện là an ủi tôi lắm rồi.
Hesman đã tạo nên một tiếng vang tuy không lớn lao gì nhưng cũng vẫn để lại một chút dấu ấn nào đó trong lòng bạn đọc thời ấy, chứng tỏ truyện tranh Việt cũng vẫn có chỗ đứng, mặc dù thời ấy, bộ truyện Nhật Doreamon đang nổi đình nổi đám và tôi vô tình ở trong một cuộc chiến không cân sức về xuất bản, nói cuộc chiến cho vui thế thôi, chứ chỉ là sự cố gắng và sáng tạo song song với nhau mà thôi. Tôi nói không cân sức là vì làm sao chạy kịp Doreamon được? Doreamon là truyện Nhật, chỉ biên dịch và đem in, còn tôi thì phải thực hiện và vẽ từ A đến Z, kể cả kịch bản, tôi không kiệt sức ngã quỵ là may lắm đó, nhưng rõ ràng là sau này tôi phải đưa tay đầu hàng trước anh bạn mèo máy dễ thương này vì hết hơi. Mãi về sau, chú Nguyễn Thắng Vu (chú mới qua đời hôm 14/10/2010) là Giám đốc Nhà xuất bản Kim Đồng thời ấy cũng rất quan tâm đến tác giả Hesman, chú nhờ nhân viên thế nào cũng tìm ra tôi để gặp chú một lần cho biết, vì sao mà chỉ một mình tôi mà dám thực hiện hàng loạt truyện như vậy được, sau đó anh Bùi Đức Liễn là biên tập viên NXB Kim Đồng tìm ra tôi, và nhân dịp chú vào công tác tại TPHCM, chú có mời tôi lên gặp để trao đổi về tình hình truyện tranh, và sau đó xuất bản cho tôi mấy tập TKKG Tứ Quái Sài Gòn như là một kỷ niệm rất đáng nhớ về chú.
Nói đến bộ truyện Hesman này thì quả thật có rất nhiều điều cần phải nhắc đến, nhưng nay tôi chỉ tâm sự đôi dòng kỷ niệm một thời với bộ truyện tranh đáng nhớ này mà thôi. Và tôi cũng cảm thấy rất vui khi nhận được sự quan tâm ưu ái của các bạn trẻ ngày nay trên các diễn đàn về truyện tranh, các diễn đàn sinh viên, họ đã thay tôi upload lên mạng trọn bộ 159 tập Hesman như là một món quà tinh thần đáng nhớ cho cuộc đời cầm bút vẽ của mình. Tôi chân thành cám ơn các bạn, giá như ngày nay tôi còn trẻ, có được các công cụ và tư liệu phong phú trên Internet như hiện tại thì chắc là tôi có thể làm được nhiều hơn thế, cho dù bây giờ tôi vẫn làm, vẫn đang vẽ với những đề tài khác như Thằng Bờm, Tư Ếch Phiêu Lưu Ký, Vó Ngựa Sài Gòn, Cuộc Đời Chúa Cứu Thế, Lục Vân Tiên… nhưng đối với Hesman, nó vẫn là bộ truyện đáng nhớ nhất trong đời.
Bây giờ chắc cũng khó tìm lại được trọn bộ sách truyện này, nên cụ nào còn khoái thì tải về theo link này ạ
https://drive.google.com/file/d/1aJxlbxSg3De1-Zzp4BI5Awo4Dc0jE-5l/view
Cụ nào mà còn đủ bộ sưu tầm, thì cho em qua giao lưu hoài niệm cùng với ạ.
Em copy trên mạng bài viết về bác Hùng Lân và bộ truyện
LỜI TÁC GIẢ HÙNG LÂN
Hôm qua chỉ là một sự tình cờ, khi tôi thử vào Google và gõ tên Dũng sĩ Hesman thì bất ngờ nhận được rất nhiều bài viết, nhiều nhận định, nhiều kỷ niệm về quãng thời gian sáng tác bộ truyện này. Nói về kỷ niệm thì hơi nhiều, vì ròng rã suốt gần 5 năm liên tục tôi phải vẽ bộ Dũng Sĩ Hesman và Siêu Nhân Việt Nam tiếp liền sau đó. Tôi đã nhiều lần tâm sự về thời kỳ này với cách làm việc không ngơi nghỉ trong bằng ấy thời gian, điều cần nói là thời ấy chẳng có chút tư liệu gì về nó, bên đối tác liên kết với Nhà xuất bản họ chỉ đưa tôi hai băng video VOLTRON – Defender of the universe và nhờ tôi chuyển thể, phóng tác giùm, hình ảnh thì chỉ được 2 tấm nhỏ chụp ngoài bìa hộp còn nội dung thì trong băng video, hồi ấy không có DVD mà chỉ có VCD nên hình ảnh đâu có được rõ nét, TV màu thì không phải ai cũng có tiền mua được chứ nói gì là máy vi tính hay là Internet? Có nghĩa là tôi phải làm việc trong môi trường rất ít và thiếu tư liệu, thiếu thông tin như thế, đồng thời phải chịu áp lực mỗi tuần một cuốn 72 trang, phải tự viết kịch bản, vẽ bìa, tất cả tự mình thực hiện từ A đến Z, thế mà tôi vẫn miệt mài cố gắng vì nó. Giá như có được Internet và máy tính hay những công cụ như bây giờ thì mọi chuyện sẽ dễ dàng hơn là ở vào thời kỳ đó, ít ra là cũng search trên net được hình nguyên mẫu Voltron để vẽ cho chính xác hơn một chút. Do vậy mà ngày nay có một số bạn trẻ bảo rằng Hesman vẽ không đúng hay nhân vật vẽ không đúng thì tôi cũng đành chịu, vì hồi ấy (1992) tôi chưa biết mặt mũi cái máy vi tính ra làm sao cả, máy tính đang ở dạng sơ khai dùng MS- Dos, Win 3.1 và Việt Nam mình chưa có Internet, chưa hề biết Internet là cái gì cả, lấy đâu ra mà tìm tư liệu?
Hai cuộn băng video chỉ rút ra được 4 tập truyện, mà cũng chỉ là phóng tác chứ không dám dùng nguyên bản sợ rằng khó duyệt, ngay cả tên VOLTRON cũng được anh Dương Thiên Vương, ngày ấy là biên tập viên, nay là Giám đốc Cty Thiên Vương và TVcomics, đổi tên trệch đi thành Hesman, tạm viết tắt từ chữ He is man, nghĩa là nhân cách hóa robot giống như người vậy. Sau 4 tập phóng tác theo băng video, vì thấy truyện khá ăn khách nên bên đối tác hỏi tôi có thể sáng tác tiếp được khoảng 20 tập nữa không? Tôi trả lời rằng Được, và thế là tiếp tục, sau đó truyện bán rất chạy, họ lại yêu cầu tôi cố gắng thêm đến tập 50 rồi 100 rồi 150 và tôi vẫn tiếp tục ăn cùng Hesman, ngủ cùng Hesman, sống cùng Hesman, phụ việc tôi chỉ là 3 đứa con hai trai một gái ròng rã trong 5 năm, các cháu lúc ấy đứa lớn nhất chỉ mới học lớp 9, đi học về buông cặp sách ra là lao vào vẽ nét và phác phụ giùm cho tôi, sau khi tôi viết kịch bản và phân cảnh, vẽ khung, tất cả đều làm bằng tay, chỉ có phần nửa trang chữ giới thiệu ở bìa lót là tôi phải dùng cái máy đánh chữ bằng điện in chữ bằng ruban đậm thay cho sắp chữ mà thôi, đến tập thứ 100 thì tôi lại thay hình đổi dạng cho Hesman để tạo thêm sức thu hút cho nhân vật. Sau đó, cứ mỗi tuần bên đối tác xuất bản họ đến nhà tôi hai lần để lấy bản thảo về duyệt đem in, mỗi lần nửa cuốn. Công việc này tiến hành liên tục và đều đều, ròng rã suốt 5 năm thế mà tôi vẫn cố cầm cự được, vì bạn đọc hồi ấy yêu mến Hesman rất nhiều, ngay cả các nhân vật tôi tự tạo ra như người vượn Gátcô, Xukhan, Huy Hùng…cũng được các bạn đọc yêu mến và theo dõi thường kỳ, tôi thấy dường như mãi đến ngày nay, họ vẫn dành tình cảm cho bộ truyện này, mặc dù ngày nay truyện tranh Nhật tràn vào như thác lũ, nhưng hầu hết những ai mê Hesman ngày ấy nay đã là những người trưởng thành, họ vẫn dành những kỷ niệm đáng nhớ về nó, cho dù nó vẽ không đẹp lắm, mà với thời gian thực hiện gấp rút như thế, tốc độ vẽ như thế, công cụ vẽ như thế thì làm sao cho đẹp được? Miễn sao bạn đọc vẫn dành tình cảm cho bộ truyện là an ủi tôi lắm rồi.
Hesman đã tạo nên một tiếng vang tuy không lớn lao gì nhưng cũng vẫn để lại một chút dấu ấn nào đó trong lòng bạn đọc thời ấy, chứng tỏ truyện tranh Việt cũng vẫn có chỗ đứng, mặc dù thời ấy, bộ truyện Nhật Doreamon đang nổi đình nổi đám và tôi vô tình ở trong một cuộc chiến không cân sức về xuất bản, nói cuộc chiến cho vui thế thôi, chứ chỉ là sự cố gắng và sáng tạo song song với nhau mà thôi. Tôi nói không cân sức là vì làm sao chạy kịp Doreamon được? Doreamon là truyện Nhật, chỉ biên dịch và đem in, còn tôi thì phải thực hiện và vẽ từ A đến Z, kể cả kịch bản, tôi không kiệt sức ngã quỵ là may lắm đó, nhưng rõ ràng là sau này tôi phải đưa tay đầu hàng trước anh bạn mèo máy dễ thương này vì hết hơi. Mãi về sau, chú Nguyễn Thắng Vu (chú mới qua đời hôm 14/10/2010) là Giám đốc Nhà xuất bản Kim Đồng thời ấy cũng rất quan tâm đến tác giả Hesman, chú nhờ nhân viên thế nào cũng tìm ra tôi để gặp chú một lần cho biết, vì sao mà chỉ một mình tôi mà dám thực hiện hàng loạt truyện như vậy được, sau đó anh Bùi Đức Liễn là biên tập viên NXB Kim Đồng tìm ra tôi, và nhân dịp chú vào công tác tại TPHCM, chú có mời tôi lên gặp để trao đổi về tình hình truyện tranh, và sau đó xuất bản cho tôi mấy tập TKKG Tứ Quái Sài Gòn như là một kỷ niệm rất đáng nhớ về chú.
Nói đến bộ truyện Hesman này thì quả thật có rất nhiều điều cần phải nhắc đến, nhưng nay tôi chỉ tâm sự đôi dòng kỷ niệm một thời với bộ truyện tranh đáng nhớ này mà thôi. Và tôi cũng cảm thấy rất vui khi nhận được sự quan tâm ưu ái của các bạn trẻ ngày nay trên các diễn đàn về truyện tranh, các diễn đàn sinh viên, họ đã thay tôi upload lên mạng trọn bộ 159 tập Hesman như là một món quà tinh thần đáng nhớ cho cuộc đời cầm bút vẽ của mình. Tôi chân thành cám ơn các bạn, giá như ngày nay tôi còn trẻ, có được các công cụ và tư liệu phong phú trên Internet như hiện tại thì chắc là tôi có thể làm được nhiều hơn thế, cho dù bây giờ tôi vẫn làm, vẫn đang vẽ với những đề tài khác như Thằng Bờm, Tư Ếch Phiêu Lưu Ký, Vó Ngựa Sài Gòn, Cuộc Đời Chúa Cứu Thế, Lục Vân Tiên… nhưng đối với Hesman, nó vẫn là bộ truyện đáng nhớ nhất trong đời.
Chỉnh sửa cuối: