(GDVN) - "Tôi sẵn sàng làm việc này vì đất nước. Quốc hội không tín nhiệm thì thôi, nhưng tôi còn tại vị thì phải cố gắng để phát triển đất nước này".
Chiều 3/4, Bộ Giao thông vận tải (Bộ GTVT) đã tổ chức họp báo Kết quả thực hiện nhiệm vụ Tháng 03 và Quý I năm 2012 do bộ trưởng Đinh La Thăng chủ trì . Một trong những nội dung được báo giới quan tâm nhiều nhất là đề án Nghị định số 18/2012/NĐ-Cp ngày 13/3/2012 của Chính phủ về Quỹ bảo trì đường bộ mà Bộ đã ban hành và việc thu phí hạn chế phương tiện cá nhân.
Theo bộ trưởng Thăng, về vấn đề phí bảo trì đường bộ, căn cứ để Bộ GTVT trình Chính phủ phí bảo trì đường bộ là “thực hiện theo luật đường bộ 2008 có quy định nhằm bảo trì, sửa chữa đường. Đáng ra, các nghị định, thông tư phải hoàn thành từ thời điểm đó, nhưng làm chậm nên đến nay mới ban hành phí này và thực hiện từ 1/6/2012”.
Bộ trưởng Đinh La Thăng trong buổi họp báo chiều 3/4 (Ảnh: Tuấn Nam)
Bộ trưởng Thăng cũng nhấn mạnh việc trình dự thảo lên Chính phủ về phí lưu hành phương tiện giao thông cá nhân và phí ô tô đi vào trung tâm thành phố giờ cao điểm được thực hiện theo Nghị quyết của Quốc hội nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về an toàn giao thông chứ không phải ý kiến của ai. Đó chỉ là một trong các giải pháp đồng bộ nhằm giảm tải ùn tắc, tai nạn giao thông.
Lý giải về vấn đề thu phí, lệ phí, bộ trưởng Thăng nói: “Phần lớn đường do nhà nước bỏ tiền ra đầu tư thì chưa thu phí. Và như vậy, ai sử dụng nhiều hạ tầng thì phải nộp nhiều hơn”.
Nói về thời điểm cụ thể thu phí hạn chế phương tiện cá nhân, ông Đinh La Thăng nói: “Hiện, Chính phủ chưa họp và chúng tôi cũng chưa trình thời điểm cụ thể”.
Khi được hỏi về việc có ý kiến cho rằng mức thu phí mà Bộ GTVT đề xuất lên Chính phủ như vậy là quá cao so với tình hình kinh tế hiện tại, cao hơn so với các nước khác và là “quá sức” với người dân, Bộ trưởng Đinh La Thăng nói: “Mọi sự so sánh đều khập khiễng. Không thể lấy lý do kinh tế đất nước còn khó khăn, kém phát triển thì yêu cầu về hạ tầng, chất lượng giao thông thấp đi”.
Bộ trưởng Thăng cũng cho biết: Mặc dù mức thu phí hạn chế phương tiện cá nhân do Bộ GTVT đề xuất và nó có thể ảnh hưởng đến quyền lợi của nhiều người dẫn đến mức tín nhiệm đối với Bộ trưởng thấp đi nhưng “chúng tôi làm vì mục đích chung không sợ tín nhiệm cao thấp. Chúng tôi thực hiện theo chỉ đạo của Chính phủ chứ không phải là nóng vội hay không nóng vội.
Tôi nghĩ với việc thu phí: 100% người dân được hưởng. Dự tính 600.000 người đi ô tô bị tác động. Và tôi nghĩ đa phần người sử dụng ô tô cũng ủng hộ và với 600.000 người đóng góp thì đó là hạnh phúc của người đóng góp. Tôi sẵn sàng làm việc này vì đất nước. Quốc hội không tín nhiệm thì thôi, nhưng tôi còn tại vị thì phải cố gắng để phát triển đất nước này. Có ý kiến nói đề xuất việc thu phí này là chúng tôi đã chọn giải pháp dễ dàng nhưng đây không phải là duy nhất. Chúng tôi đang làm nhiều dự án khác để đồng bộ. Đáng lẽ các phí bảo trì đường bộ phải thu từ năm 2002”.
Khi có nhiều ý kiến bày tỏ sự lo ngại về sự minh bạch trong thu chi các khoản phí trên, Bộ Trưởng Đinh La Thăng khẳng định: “Vấn đề minh bạch không chỉ là vấn đề của Bộ GTVT mà còn là vấn đề của mọi cơ quan khác. Và Bộ GTVT sử dụng 1 đồng đóng góp của nhân dân là phải công khai minh bạch”.
Đối với ô tô (phương tiện cá nhân): Tiến hành thu trong cả nước với mục đích: Hạn chế phương tiện. thu phí để tiếp tục đầu tư hạ tầng. Còn đối với xe máy thì thu phí điểm ở 5 Thành phố lớn (Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Cần Thơ, Đà Nẵng) và chỉ thu trong nội đô, không thu phí với người nghèo.
Chiều 3/4, Bộ Giao thông vận tải (Bộ GTVT) đã tổ chức họp báo Kết quả thực hiện nhiệm vụ Tháng 03 và Quý I năm 2012 do bộ trưởng Đinh La Thăng chủ trì . Một trong những nội dung được báo giới quan tâm nhiều nhất là đề án Nghị định số 18/2012/NĐ-Cp ngày 13/3/2012 của Chính phủ về Quỹ bảo trì đường bộ mà Bộ đã ban hành và việc thu phí hạn chế phương tiện cá nhân.
Theo bộ trưởng Thăng, về vấn đề phí bảo trì đường bộ, căn cứ để Bộ GTVT trình Chính phủ phí bảo trì đường bộ là “thực hiện theo luật đường bộ 2008 có quy định nhằm bảo trì, sửa chữa đường. Đáng ra, các nghị định, thông tư phải hoàn thành từ thời điểm đó, nhưng làm chậm nên đến nay mới ban hành phí này và thực hiện từ 1/6/2012”.
Bộ trưởng Đinh La Thăng trong buổi họp báo chiều 3/4 (Ảnh: Tuấn Nam)
Bộ trưởng Thăng cũng nhấn mạnh việc trình dự thảo lên Chính phủ về phí lưu hành phương tiện giao thông cá nhân và phí ô tô đi vào trung tâm thành phố giờ cao điểm được thực hiện theo Nghị quyết của Quốc hội nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về an toàn giao thông chứ không phải ý kiến của ai. Đó chỉ là một trong các giải pháp đồng bộ nhằm giảm tải ùn tắc, tai nạn giao thông.
Lý giải về vấn đề thu phí, lệ phí, bộ trưởng Thăng nói: “Phần lớn đường do nhà nước bỏ tiền ra đầu tư thì chưa thu phí. Và như vậy, ai sử dụng nhiều hạ tầng thì phải nộp nhiều hơn”.
Nói về thời điểm cụ thể thu phí hạn chế phương tiện cá nhân, ông Đinh La Thăng nói: “Hiện, Chính phủ chưa họp và chúng tôi cũng chưa trình thời điểm cụ thể”.
Khi được hỏi về việc có ý kiến cho rằng mức thu phí mà Bộ GTVT đề xuất lên Chính phủ như vậy là quá cao so với tình hình kinh tế hiện tại, cao hơn so với các nước khác và là “quá sức” với người dân, Bộ trưởng Đinh La Thăng nói: “Mọi sự so sánh đều khập khiễng. Không thể lấy lý do kinh tế đất nước còn khó khăn, kém phát triển thì yêu cầu về hạ tầng, chất lượng giao thông thấp đi”.
Bộ trưởng Thăng cũng cho biết: Mặc dù mức thu phí hạn chế phương tiện cá nhân do Bộ GTVT đề xuất và nó có thể ảnh hưởng đến quyền lợi của nhiều người dẫn đến mức tín nhiệm đối với Bộ trưởng thấp đi nhưng “chúng tôi làm vì mục đích chung không sợ tín nhiệm cao thấp. Chúng tôi thực hiện theo chỉ đạo của Chính phủ chứ không phải là nóng vội hay không nóng vội.
Tôi nghĩ với việc thu phí: 100% người dân được hưởng. Dự tính 600.000 người đi ô tô bị tác động. Và tôi nghĩ đa phần người sử dụng ô tô cũng ủng hộ và với 600.000 người đóng góp thì đó là hạnh phúc của người đóng góp. Tôi sẵn sàng làm việc này vì đất nước. Quốc hội không tín nhiệm thì thôi, nhưng tôi còn tại vị thì phải cố gắng để phát triển đất nước này. Có ý kiến nói đề xuất việc thu phí này là chúng tôi đã chọn giải pháp dễ dàng nhưng đây không phải là duy nhất. Chúng tôi đang làm nhiều dự án khác để đồng bộ. Đáng lẽ các phí bảo trì đường bộ phải thu từ năm 2002”.
Khi có nhiều ý kiến bày tỏ sự lo ngại về sự minh bạch trong thu chi các khoản phí trên, Bộ Trưởng Đinh La Thăng khẳng định: “Vấn đề minh bạch không chỉ là vấn đề của Bộ GTVT mà còn là vấn đề của mọi cơ quan khác. Và Bộ GTVT sử dụng 1 đồng đóng góp của nhân dân là phải công khai minh bạch”.
Đối với ô tô (phương tiện cá nhân): Tiến hành thu trong cả nước với mục đích: Hạn chế phương tiện. thu phí để tiếp tục đầu tư hạ tầng. Còn đối với xe máy thì thu phí điểm ở 5 Thành phố lớn (Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Cần Thơ, Đà Nẵng) và chỉ thu trong nội đô, không thu phí với người nghèo.