Bộ trưởng Thăng: 'Cần tăng mức phạt, tịch thu xe đua'
Báo cáo giải trình trước Ủy ban Pháp luật sáng nay, Bộ trưởng Đinh La Thăng nhấn mạnh tới giải pháp tăng mức phạt đối với vi phạm giao thông, tịch thu và sung công đối với xe đua trái phép không phân biệt chủ sở hữu.
* Tiếp tục cập nhật Sáng 24/4, phiên giải trình về tình hình vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông vận tải đường bộ diễn ra dưới sự chủ trì của ông Phan Trung Lý, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật (Ủy ban Thường vụ Quốc hội). Báo cáo ngắn gọn trước Ủy ban Pháp luật, Bộ trưởng Giao thông Vận tải Đinh La Thăng dẫn lại một số con số thống kê về tình hình tai nạn giao thông và khẳng định vi phạm hành chính về giao thông đường bộ là một trong những bức xúc nhiều năm qua.
Đặc biệt, vi phạm pháp luật giao thông đường bộ là nguyên nhân chính, chiếm 96% số người chết. Đưa ra nhiều giải pháp để xử lý nghiêm các vi phạm, giảm tai nạn, ùn tắc giao thông, ông Thăng nhấn mạnh tới việc nâng trần mức phạt tối đa đồng thời cho phép thanh tra viên, công an được tăng thẩm quyền xử phạt, tránh đẩy việc xử phạt lên cấp cao.
Bộ trưởng Đinh La Thăng tại phiên họp Quốc hội. Ảnh: Hoàng Hà. "Cần nâng mức xử phạt của thanh tra viên và công an lên 2 triệu đồng; tịch thu và sung công với các hành vi nguy hiểm như đua xe trái phép mà không phân biệt chủ sở hữu", ông Thăng đề nghị.
Theo ông, nếu xe đua không bi tịch thu sẽ làm cho người vi phạm coi thường kỷ cương, tiếp tục đua xe. Bộ trưởng giao thông cũng nhắc lại kiến nghị mở tài khoản ngân hàng của chủ phương tiện và yêu cầu một khoản ký quỹ khi tham gia giao thông để tiến tới thu tiền phạt qua tài khoản.
Đề xuất của Bộ Giao thông được thiếu tướng Đỗ Đình Nghị, đại diện Bộ Công an tán thành trong báo cáo bổ sung của Bộ này.
Là người đầu tiên đặt câu hỏi chất vấn, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách Phùng Quốc Hiển lo ngại với 8,3 triệu vụ vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông năm 2011 bởi đây là con số khổng lồ song vẫn chưa phản ánh hết tình hình vi phạm. Nhiều vụ không xử lý, nhiều vụ không được phát hiện. Qua các báo cáo, ông Hiển cũng cho rằng, số người chết và bị thương do tai nạn giao thông những năm qua quá lớn, không có biểu hiện giảm với số lượng khoảng 12.000 người chết mỗi năm và 54.000 người khác bị thương.
"Trước đây, tôi từng nói với Bộ trưởng Hồ Nghĩa Dũng rằng nếu anh là tư lệnh thì anh 'nướng' quân nhiều nhất bởi mỗi năm mất một sư đoàn và làm 4 sư đoàn khác bị thương", ông Hiển nêu so sánh và yêu cầu Bộ trưởng Đinh La Thăng giải trình thêm về trách nhiệm quản lý của Bộ Giao thông.
Nhắc đến đề nghị tăng tiền phạt của Bộ trưởng Thăng, Chủ nhiệm Phùng Quốc Hiển băn khoăn khi thấy ít nhắc đến trách nhiệm của đội ngũ thực thi công vụ. "Làm thế nào để nâng trách nhiệm của đội ngũ làm công vụ như thanh tra giao thông để hạn chế tiêu cực của lực lượng này? Tôi cảm giác thanh tra giao thông làm chưa đúng chức trách của mình và lấn sang nhiệm vụ của cảnh sát giao thông", ông Hiển nhận xét.
Ông Hiển cũng cho rằng, hiện đang có sự phân biệt đối xử khi xử lý hành chính, ví dụ như việc cấm xe taxi vào ở một số tuyến đường và một số giờ trong khi không hạn chế xe cá nhân khác. "Xử lý hành chính chưa công bằng đặc biệt với taxi. Các lực lượng chỉ nhăm nhăm phạt taxi nhưng xe xịn biển đẹp thì được làm ngơ", người đứng đầu Ủy ban Tài chính Ngân sách nói. Khẳng định về việc nhiều vụ tiền xử phạt vi phạm hành chính không chảy vào ngân sách nhà nước, ông Phùng Quốc Hiển đề nghị Bộ trưởng Thăng giải trình về trách nhiệm cá nhân.
Trước hàng loạt câu hỏi do ông Hiển đặt ra, Bộ trưởng Đinh La Thăng không đi thẳng vào vấn đề mà dẫn lại thông tin về tình tai nạn giao thông những tháng đầu năm có giảm so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy thừa nhận, đối với việc để xảy ra tình trạng tai nạn giao thông nghiêm trọng có trách nhiệm của người thực thi công vụ song ông chưa đề cập đến trách nhiệm cá nhân người đứng đầu đối với các vấn đề bức xúc của ngành giao thông.
Để giải quyết một cách tổng thể, Bộ trưởng Đinh La Thăng cho biết, Bộ sẽ tiếp tục hoàn thiện các văn bản, hoàn thiện chiến lược phát triển giao thông vận tải. Hiện chiến lược tổng thể đã được Chính phủ đồng ý, căn cứ vào đó, Bộ sẽ sửa đổi các quy hoạch, quy hoạch vùng; tăng lưu lượng trên đường Hồ Chí Minh để giảm tải cho Quốc lộ 1.
Bộ này cũng cho biết đang xây dựng hệ thống giám sát xử lý an toàn giao thông, đẩy mạnh hạ tầng giao thông đô thị, xây dựng đề án hạn chế phương tiện cá nhân trình Chính phủ. 2012 là năm an toàn giao thông, Bộ triển khai hàng loạt giải pháp cấp bách như tăng tuần tra kiểm soát xử lý vi phạm; có đề án để nâng cao văn hóa giao thông; kiểm định xe cơ giới..
"Bộ Giao thông sẽ đẩy mạnh đầu tư kết cấu hạ tầng dù và đang xây dựng chương trình hành động để làm sao phát triển đột phá, tới năm 2020, Việt Nam cơ bản là nước công nghiệp", ông Thăng nói.
Liên quan tới việc thu phí bảo trì đường bộ, đại biểu Trần Ngọc Vinh nêu thực trạng, Bộ Giao thông dùng tiền đầu tư vào các công trình gây thất thoát nhưng chưa có biện pháp hữu hiệu để giải quyết. "Trong khi đó đời sống đại bộ phận người dân còn khó khăn thì Bộ lại đề xuất thu phí bảo trì đường bộ khiến người dân không đồng thuận. Đề nghị Bộ trưởng trả lời", ông Vinh nêu vấn đề.
Quan tâm tới vấn đề giấy phép lái xe của người điều khiển phương tiện, đại biểu Nguyễn Thị Khá cho rằng, Bộ Giao thông chưa đề cập nhiều đến việc nhiều lái xe không có "bằng" hoặc bằng cấp không phù hợp dẫn đến những kiến thức tối thiểu như nhường đường xe ưu tiên các lái xe này cũng vi phạm. "Bộ có đánh giá gì về tình trạng học giả bằng thật?", đại biểu Khá đặt câu hỏi. Nữ ủy viên Ủy ban Các vấn đề xã hội cũng yêu cầu Bộ Giao thông đánh ra chi tiết hơn về tình trạng xe tải chở quá tải, việc lái xe uống rượu bia gây tai nạn.
Thừa nhận thực trạng chất lượng không đảm bảo, chậm tiến độ của "gần 100% công trình giao thông", ông Thăng tái khẳng định, 2012 là năm an toàn giao thông, Bộ sẽ sửa đổi quy trình kiểm soát chất lượng; xây dựng quy chế xác định trách nhiệm người đứng đầu trong việc chậm tiến độ.
"Còn quỹ bảo trì đường bộ là thực hiện theo Luật Đường bộ năm 2008 nhằm có nguồn thu bảo đưỡng đường hàng năm. Không phải bây giờ Bộ mới đề xuất", ông Thăng cho biết..
Trả lời đại biểu Khá, Bộ trưởng Thăng cho hay, Bộ đang phối hợp với Bộ Công an thống nhất việc quản lý lái xe trong cả nước. Theo đó, hướng sắp tới là mỗi người một bằng lái, kiểm soát bằng máy móc hiện đại để tránh làm giả. "Hy vọng sắp tới chất lượng lái xe sẽ tốt hơn", ông Thăng nói.
Báo cáo giải trình trước Ủy ban Pháp luật sáng nay, Bộ trưởng Đinh La Thăng nhấn mạnh tới giải pháp tăng mức phạt đối với vi phạm giao thông, tịch thu và sung công đối với xe đua trái phép không phân biệt chủ sở hữu.
* Tiếp tục cập nhật Sáng 24/4, phiên giải trình về tình hình vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông vận tải đường bộ diễn ra dưới sự chủ trì của ông Phan Trung Lý, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật (Ủy ban Thường vụ Quốc hội). Báo cáo ngắn gọn trước Ủy ban Pháp luật, Bộ trưởng Giao thông Vận tải Đinh La Thăng dẫn lại một số con số thống kê về tình hình tai nạn giao thông và khẳng định vi phạm hành chính về giao thông đường bộ là một trong những bức xúc nhiều năm qua.
Đặc biệt, vi phạm pháp luật giao thông đường bộ là nguyên nhân chính, chiếm 96% số người chết. Đưa ra nhiều giải pháp để xử lý nghiêm các vi phạm, giảm tai nạn, ùn tắc giao thông, ông Thăng nhấn mạnh tới việc nâng trần mức phạt tối đa đồng thời cho phép thanh tra viên, công an được tăng thẩm quyền xử phạt, tránh đẩy việc xử phạt lên cấp cao.
Theo ông, nếu xe đua không bi tịch thu sẽ làm cho người vi phạm coi thường kỷ cương, tiếp tục đua xe. Bộ trưởng giao thông cũng nhắc lại kiến nghị mở tài khoản ngân hàng của chủ phương tiện và yêu cầu một khoản ký quỹ khi tham gia giao thông để tiến tới thu tiền phạt qua tài khoản.
Đề xuất của Bộ Giao thông được thiếu tướng Đỗ Đình Nghị, đại diện Bộ Công an tán thành trong báo cáo bổ sung của Bộ này.
Là người đầu tiên đặt câu hỏi chất vấn, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách Phùng Quốc Hiển lo ngại với 8,3 triệu vụ vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông năm 2011 bởi đây là con số khổng lồ song vẫn chưa phản ánh hết tình hình vi phạm. Nhiều vụ không xử lý, nhiều vụ không được phát hiện. Qua các báo cáo, ông Hiển cũng cho rằng, số người chết và bị thương do tai nạn giao thông những năm qua quá lớn, không có biểu hiện giảm với số lượng khoảng 12.000 người chết mỗi năm và 54.000 người khác bị thương.
"Trước đây, tôi từng nói với Bộ trưởng Hồ Nghĩa Dũng rằng nếu anh là tư lệnh thì anh 'nướng' quân nhiều nhất bởi mỗi năm mất một sư đoàn và làm 4 sư đoàn khác bị thương", ông Hiển nêu so sánh và yêu cầu Bộ trưởng Đinh La Thăng giải trình thêm về trách nhiệm quản lý của Bộ Giao thông.
Nhắc đến đề nghị tăng tiền phạt của Bộ trưởng Thăng, Chủ nhiệm Phùng Quốc Hiển băn khoăn khi thấy ít nhắc đến trách nhiệm của đội ngũ thực thi công vụ. "Làm thế nào để nâng trách nhiệm của đội ngũ làm công vụ như thanh tra giao thông để hạn chế tiêu cực của lực lượng này? Tôi cảm giác thanh tra giao thông làm chưa đúng chức trách của mình và lấn sang nhiệm vụ của cảnh sát giao thông", ông Hiển nhận xét.
Ông Hiển cũng cho rằng, hiện đang có sự phân biệt đối xử khi xử lý hành chính, ví dụ như việc cấm xe taxi vào ở một số tuyến đường và một số giờ trong khi không hạn chế xe cá nhân khác. "Xử lý hành chính chưa công bằng đặc biệt với taxi. Các lực lượng chỉ nhăm nhăm phạt taxi nhưng xe xịn biển đẹp thì được làm ngơ", người đứng đầu Ủy ban Tài chính Ngân sách nói. Khẳng định về việc nhiều vụ tiền xử phạt vi phạm hành chính không chảy vào ngân sách nhà nước, ông Phùng Quốc Hiển đề nghị Bộ trưởng Thăng giải trình về trách nhiệm cá nhân.
Trước hàng loạt câu hỏi do ông Hiển đặt ra, Bộ trưởng Đinh La Thăng không đi thẳng vào vấn đề mà dẫn lại thông tin về tình tai nạn giao thông những tháng đầu năm có giảm so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy thừa nhận, đối với việc để xảy ra tình trạng tai nạn giao thông nghiêm trọng có trách nhiệm của người thực thi công vụ song ông chưa đề cập đến trách nhiệm cá nhân người đứng đầu đối với các vấn đề bức xúc của ngành giao thông.
Để giải quyết một cách tổng thể, Bộ trưởng Đinh La Thăng cho biết, Bộ sẽ tiếp tục hoàn thiện các văn bản, hoàn thiện chiến lược phát triển giao thông vận tải. Hiện chiến lược tổng thể đã được Chính phủ đồng ý, căn cứ vào đó, Bộ sẽ sửa đổi các quy hoạch, quy hoạch vùng; tăng lưu lượng trên đường Hồ Chí Minh để giảm tải cho Quốc lộ 1.
Bộ này cũng cho biết đang xây dựng hệ thống giám sát xử lý an toàn giao thông, đẩy mạnh hạ tầng giao thông đô thị, xây dựng đề án hạn chế phương tiện cá nhân trình Chính phủ. 2012 là năm an toàn giao thông, Bộ triển khai hàng loạt giải pháp cấp bách như tăng tuần tra kiểm soát xử lý vi phạm; có đề án để nâng cao văn hóa giao thông; kiểm định xe cơ giới..
"Bộ Giao thông sẽ đẩy mạnh đầu tư kết cấu hạ tầng dù và đang xây dựng chương trình hành động để làm sao phát triển đột phá, tới năm 2020, Việt Nam cơ bản là nước công nghiệp", ông Thăng nói.
Liên quan tới việc thu phí bảo trì đường bộ, đại biểu Trần Ngọc Vinh nêu thực trạng, Bộ Giao thông dùng tiền đầu tư vào các công trình gây thất thoát nhưng chưa có biện pháp hữu hiệu để giải quyết. "Trong khi đó đời sống đại bộ phận người dân còn khó khăn thì Bộ lại đề xuất thu phí bảo trì đường bộ khiến người dân không đồng thuận. Đề nghị Bộ trưởng trả lời", ông Vinh nêu vấn đề.
Quan tâm tới vấn đề giấy phép lái xe của người điều khiển phương tiện, đại biểu Nguyễn Thị Khá cho rằng, Bộ Giao thông chưa đề cập nhiều đến việc nhiều lái xe không có "bằng" hoặc bằng cấp không phù hợp dẫn đến những kiến thức tối thiểu như nhường đường xe ưu tiên các lái xe này cũng vi phạm. "Bộ có đánh giá gì về tình trạng học giả bằng thật?", đại biểu Khá đặt câu hỏi. Nữ ủy viên Ủy ban Các vấn đề xã hội cũng yêu cầu Bộ Giao thông đánh ra chi tiết hơn về tình trạng xe tải chở quá tải, việc lái xe uống rượu bia gây tai nạn.
Thừa nhận thực trạng chất lượng không đảm bảo, chậm tiến độ của "gần 100% công trình giao thông", ông Thăng tái khẳng định, 2012 là năm an toàn giao thông, Bộ sẽ sửa đổi quy trình kiểm soát chất lượng; xây dựng quy chế xác định trách nhiệm người đứng đầu trong việc chậm tiến độ.
"Còn quỹ bảo trì đường bộ là thực hiện theo Luật Đường bộ năm 2008 nhằm có nguồn thu bảo đưỡng đường hàng năm. Không phải bây giờ Bộ mới đề xuất", ông Thăng cho biết..
Trả lời đại biểu Khá, Bộ trưởng Thăng cho hay, Bộ đang phối hợp với Bộ Công an thống nhất việc quản lý lái xe trong cả nước. Theo đó, hướng sắp tới là mỗi người một bằng lái, kiểm soát bằng máy móc hiện đại để tránh làm giả. "Hy vọng sắp tới chất lượng lái xe sẽ tốt hơn", ông Thăng nói.
Nguyễn Hưng