EM NGHĨ PHẢI PHÁT THẬT NẶNG MẤY ÔNG XUẤT BẢN ĐI
Sách hè cho thiếu nhi: Báo động nhiều truyện tranh không lành mạnh
Mùa hè đang tới. Các em nhỏ sẽ có nhiều thời gian hơn cho truyện tranh. Không phủ nhận lợi ích của truyện như một thú tiêu khiển nhưng thị trường đang có xu hướng "biến tướng". Đặc biệt là sự ra đời truyện tranh "bẩn" đáng báo động...
Từ hiệu sách cho đến mạng Internet
Chúng tôi dạo quanh một số cửa hàng cho thuê sách ở các con đường quen thuộc của TP.HCM như Kha Vạn Cân (quận Thủ Đức), Bạch Đằng, Phan Đăng Lưu, Nguyễn Văn Lạc (quận Bình Thạnh)… đã dễ dàng bắt gặp những cuốn truyện tranh có hình ảnh minh họa "mát mẻ" được bày bán và cho thuê công khai bên cạnh những quyển truyện tranh lành mạnh.
Nội dung nhảm nhí cùng với những hình ảnh khêu gợi, ngôn từ nghèo nàn là những đặc điểm cơ bản để nhận diện thể loại truyện tranh này. Và đặc biệt là, tất cả các quyển truyện tranh này đều được cấp giấy phép xuất bản bởi những NXB uy tín và có thâm niên.
Bộ truyện tranh Shin – Cậu bé bút chì của NXB Kim Đồng thời gian qua bị nhắc rất nhiều cho dòng truyện này. Bộ truyện viết về cuộc sống của cậu bé Shin học mẫu giáo nhưng nội dung lại đề cập rất nhiều yếu tố và hình ảnh nhạy cảm, hoàn toàn không phù hợp với độ tuổi các bé thiếu nhi.
Bộ truyện này đã từng bị cấm xuất bản nhưng sau nhiều lần hiệu chỉnh nội dung, hình ảnh cho phù hợp thuần phong mỹ tục Việt Nam thì nay đã được xuất bản trở lại.
Những hình ảnh nóng bỏng dễ gợi đến chuyện tò mò hoàn toàn không nên có trong sách trẻ em
Những hình ảnh "nóng bỏng" dễ gợi đến chuyện tò mò hoàn toàn không nên có trong sách trẻ em
Bên cạnh những truyện tranh dành cho thiếu nhi, các nhà xuất bản đang chuyển hướng nhằm vào đối tượng thiếu niên tuổi mới lớn, truyện được đóng mác 13+, 14+, 15+… không phải để giới hạn độ tuổi độc giả, mà để kích thích sự tò mò của các bạn tuổi mới lớn.
Các tựa sách quen thuộc tiêu biểu được các bạn học sinh yêu thích như: Con nhà giàu, Lần đầu trải nghiệm, Ichigo – Kỷ niệm xanh, Nụ hôn đầu, Con mèo trên gác xép, Hoa hồng xứ khác, Cô bạn hàng xóm...
Trong những cuốn truyện này, có nhiều hình ảnh phụ nữ mặc đồ lót, cảnh các đôi nam nữ mặc đồng phục học sinh ôm hôn nhau… Bạn Phương D., Trường THPT Võ Thị Sáu nói: “Em thích đọc truyện tranh từ nhỏ, thấy bạn bè trong lớp đọc, em đọc thử thấy hấp dẫn nên mua thôi, hôm nào không có tiền mua thì em đi thuê về đọc”.
Không chỉ tràn lan ngoài đời thực, truyện tranh sex tấn công cả vào mạng Internet. Gõ từ khóa “truyện tranh sex hoặc truyện tranh 18+” trên Google thì đã có hơn 2 triệu kết quả tìm kiếm trong vòng 0,17 giây.
Như vậy, chỉ với vài thao tác đơn giản, các bạn trẻ sẽ tìm được một nguồn truyện tranh sex khổng lồ trên mạng. Một số trang website đọc và chia sẻ truyện tranh sex tiêu biểu như
www.tonghop...,
www.vua...,
www.truyen... đã trở thành địa chỉ quen thuộc cho các tín đồ cuồng thể loại truyện tranh độc hại này.
Chưa dừng lại ở đó, nhiều bạn trẻ đã chuyền tay nhau những cuốn truyện trắng đen được in ra từ các trang website đọc truyện. Một bạn học sinh lớp 12 Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh cho biết: “Truyện tranh người lớn trên mạng nhiều lắm, em hay in ra cho mấy bạn trong tổ đọc, rồi tụi nó góp tiền đưa em lại tiền in".
Chưa bao giờ việc có trong tay một tập truyện tranh "nóng" lại dễ dàng như vậy, nhất là trong thời đại công nghệ thông tin bùng nổ như vũ bão hiện nay.
Truyện tranh "bẩn" và trách nhiệm thuộc về ai?
Truyện tranh sex là độc hại, đầu độc tâm hồn của giới trẻ. Điều này là hiển nhiên, thế nhưng những biện pháp cần kíp để hạn chế tình trạng này vẫn còn bỏ ngỏ… vì trách nhiệm dường như “ai cũng có phần”.
Những hình ảnh nhạy cảm trong truyện Con nhà giàu được bày bán tại các nhà sách
Những hình ảnh "nhạy cảm" trong truyện "Con nhà giàu" được bày bán tại các nhà sách
Những hình ảnh nhạy cảm trong truyện Con nhà giàu được bày bán tại các nhà sách
Dù gắn nhãn "truyện dành cho tuổi mới lớn. Tuy nhiên, những hình ảnh được vẽ trong truyện vẫn không phù hợp với lứa tuổi này
Trước hết là Nhà xuất bản. Nhà xuất bản chịu trách nhiệm về nội dung, hình thức của truyện. Ở khâu "đầu tàu" này nếu việc kiểm tra, thẩm định nội dung được tiến hành qua loa hoặc cố tình ngó lơ thì chắc chắn tình trạng truyện tranh "bẩn" vẫn sẽ tiếp tục tràn lan.
Chỉ vì lợi nhuận và chạy theo thị hiếu của một bộ phận công chúng đã cho ấn hành những tác phẩm thiếu lành mạnh. Công tác thanh kiểm tra đối việc việc xuất bản truyện tranh có tiến hành và xử phạt, thế nhưng chỉ vài tháng sau thì đâu lại vào đấy, những quyển truyện tiếp tục được bày bán với tên gọi khác, bìa truyện khác nhằm đánh lừa các cơ quan chức năng.
Và trách nhiệm tiếp theo thuộc về những người bán truyện hay cho thuê truyện tranh. Vì vậy mới có tình trạng truyện tranh thiếu nhi nằm xen lẫn chuyện người lớn. Kệ sách ghi tên là truyện tranh dành cho thiếu nhi nhưng trên đó lại bày sách người lớn hoặc tuổi mới lớn.
Không biết là cố ý hay bất cẩn, nhưng nếu các em vô tình lấy đọc thì chắc chắn sẽ tác động xấu đến nhận thức. Một số người cho thuê truyện nhiều khi còn rất không ý thức được rằng mình đang tiếp tay truyền bá một thứ văn hóa phẩm độc hại.
Anh Nam, chủ tiệm cho thuê truyện trên đường Nguyễn Văn Lạc (quận Bình Thạnh) phân trần: “Thấy truyện người ta bán lại rẻ thì mình mua rồi đem cho thuê, bộ nào học sinh tìm hỏi nhiều thì mua về, nhiều khi tôi cũng chẳng thèm đọc vào bên trong coi nó vẽ gì, viết gì”.
Và dĩ nhiên các bậc phụ huynh cũng phải là người chịu trách nhiệm trong vấn đề này. Không thể phủ nhận chính sự dễ dãi, lỏng lẻo trong khâu quản lí con trẻ, đặc biệt là thiếu quan tâm việc con em mình xem gì, đọc gì đã góp phần cho những quyển truyện tranh bẩn xâm nhập vào học đường và tới tay trẻ em.
Chị Mai Anh (quận 3) cho biết: “Một lần tôi kiểm tra cặp con để xem bài vở thì tôi tá hỏa vì thấy trong cặp có những quyển truyện tranh yêu đương, ôm hôn mà người lớn nhìn còn thấy ngượng. Cũng một phần nhà đông con, thời gian không có nên nhiều khi cháu mua truyện gì về tôi cũng không biết”.
Tác hại của truyện "bẩn" là điều không thể bàn cãi, khi mà các bạn trẻ không còn thời gian dành cho học tập và các hoạt động ngoại khóa. Tinh thần các bạn tuổi mới lớn bị bôi đen nghiêm trọng với những hình ảnh nhạy cảm dễ lưu nhưng khó xóa.
Những liều thuốc độc văn hóa này còn nguy hiểm gấp nhiều lần so với độc được thật sự nếu như không có biện pháp giải quyết rốt ráo trong tương lai.
Theo Thế Anh
Một thế giới