Em hiểu sơ sơ thì thế này (có thể không thật đúng kiểu pháp lý nhưng chắc để hiểu cơ bản thì cũng ok): Một nội dung đưa lên internet gồm nhiều yếu tố để xác định bản quyền:
- Quyền tác giả (người sáng tác)
- Quyền liên quan:
+ Quyền người biểu diễn
+ Quyền nhà sản xuất bản ghi âm hay ghi hình
+ Quyền tổ chức phát sóng
Nếu không đủ các quyền trên (bằng cách tự làm hết hoặc mua/bán) thì các cá nhân không đủ tư cách để sở hữu bản quyền của nội dung đó để kinh doanh (sở hữu nó còn gồm cả khái nhiệm độc quyền hay không độc quyền nữa)
Ví dụ có 1 bài hát ABC của tác giả TGABC, do ca sỹ CSABC biểu diễn tại sân khấu SKABC. Em mua được các quyền đó nhưng em lại phát bài hát ABC đó (của tác giả TGABC và do ca sỹ CSABC biểu diễn) nhưng bản này được quay ở một sân khấu khác (không phải SKABC) thì khi em kinh doanh nó, em đã vi phạm bản quyền rồi.
Em không đi sâu xa về các bản hòa âm phối khí....
Với quốc ca:
- Quyền tác giả: Quốc ca thuộc sở hữu Nhà nước và toàn dân do gia đình cố nhạc sĩ Văn Cao đã hiến tặng năm 2016 thì có thể suy luận rằng mọi công dân Việt Nam đều có quyền làm bản sao, phân phối, biểu diễn trước công chúng, truyền đạt đến công chúng
- Em chỉ được đăng ký bản quyền 1 bài quốc ca, nếu như em có đủ quyền liên quan như trên.
Như vậy, riêng bài Quốc ca trên Youtube sẽ có rất nhiều tổ chức, cá nhân được sở hữu bản quyền. Chứ không phải ai nhanh tay đăng ký trước là được đâu ạ. Thế thì chết hết các đơn vị sản xuất nội dung khi cứ Việt Nam có bài nào là em tự nghêu ngao em hát, post Youtube là bản quyền bài đó thuộc về em.
Quay lại vụ hát Quốc ca của ông Hải Phòng.
VPF đã có quy định, phổ biến rồi, ông mà có ý kiến thì ý kiến trước đi. Đến lúc giải tổ chức được mấy vòng, người ta nhắc thì lại làm ầm lên.
Cụ Hoàn này công nhận máu bóng đá thật, vào làm cái có khác ngay. Nhìn sân vận động Lạch Tray cùng dàn CĐV mà mê mẩn. Nhưng chắc ít người biết cụ này quê ở Nghệ An nhỉ, may năm nay Nghệ An có Tân Long, không thì cũng mủi lòng lắm!