Đây là câu trả lời cho lũ "cẩu nô" nói tiếng Việt chê bai vụ kiện "đường lưỡi bò" của Philipin:
Vì sao Anh, Pháp, Đức gửi công hàm phản đối Trung Quốc ở Biển Đông?
Các cường quốc châu Âu dường như muốn tăng cường hiện diện tại những vùng biển quanh Trung Quốc, bao gồm Biển Đông, trước tham vọng lớn của Bắc Kinh.
Ba nước Anh, Pháp và Đức, hay còn gọi là Nhóm E3, hôm 16/9
gửi công hàm chung lên Liên Hợp Quốc nhằm phản bác những yêu sách phi lý của Trung Quốc trên Biển bò" Đông. Trong công hàm, ba nước nhấn mạnh Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS) là "khuôn khổ pháp lý" cho mọi hoạt động trên biển và cần được duy trì tính toàn vẹn.
Nội dung công hàm khẳng định việc Trung Quốc vẽ ra cái gọi là "đường cơ sở thẳng" xung quanh quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, cùng khái niệm "quyền lịch sử" mà nước này đưa ra để đòi yêu sách với phần lớn Biển Đông, "vi phạm luật pháp quốc tế và các điều khoản của UNCLOS", công ước mà Trung Quốc cũng là thành viên.
Phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực ở The Hague, Hà Lan, trong vụ kiện của Philippines đối với yêu sách "đường lưỡi bò" của Trung Quốc ở Biển Đông ngày 12/7/2016 "rõ ràng đã xác nhận điểm này", công hàm viết thêm.
Tàu hộ vệ HMS Argyll của Anh diễn tập trên Biển Đông cùng hải quân Mỹ hồi tháng 1/2019. Ảnh:
Royal Navy.
Động thái của Nhóm E3 đưa ra trong bối cảnh Trung Quốc gần đây thực hiện một loạt hành vi gây hấn trên Biển Đông, giữa lúc các nước tập trung đối phó với Covid-19. Bầu không khí địa chính trị thế giới cũng căng thẳng vì quan hệ Mỹ - Trung xuống mức thấp nhất trong nhiều thập kỷ.
Theo bình luận viên Richard Javad Heydarian của
Asia Times,
Anh và Pháp sẽ được hưởng lợi khi áp dụng lập trường cứng rắn hơn đối với những động thái đơn phương và sự hung hăng của Trung Quốc trong khu vực hàng hải chiến lược
Các cường quốc châu Âu dường như muốn tăng cường hiện diện tại những vùng biển quanh Trung Quốc, bao gồm Biển Đông, trước tham vọng lớn của Bắc Kinh.
vnexpress.net