[Funland] Bỏ hay giữ Tết Nguyên Đán?

American Dream

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-441402
Ngày cấp bằng
30/7/16
Số km
4,907
Động cơ
259,783 Mã lực
Tuổi
45

X_FIVE

Xe điện
Biển số
OF-19649
Ngày cấp bằng
7/8/08
Số km
2,413
Động cơ
525,076 Mã lực
Nơi ở
Riêng một góc trời
Mấy thằng thành phố mất dạy lười *** muốn về quê và bọn lều báo cứ khơi ra cho đầy mặt báo.

- Hàn Quốc có 13 lễ chính trong năm với 23-30 ngày nghỉ, chưa tính kỳ nghỉ Hè của các công ty, nhà máy vào tháng 7 hoặc tháng 8 (Trung bình 1-2 tuần). Trong mấy ngày này thì đừng có gđ hay email làm gì cho mất công nhé.

- Nhật Bản có 18 lễ chính trong năm với 24-30 ngày nghỉ, trong đó có Tuần lễ vàng kéo dài từ cuối tháng 4 đến 8-10/ tháng 5, chưa tính các kỳ nghỉ vào tháng 6 hoặc tháng 8 của các công ty/nhà máy. Tương tự như trên, thư từ, công văn, email sẽ được phản hồi sau ngày nghỉ.

- Trung Quốc có 7 lễ chính trong năm với 30-35 ngày nghỉ, trong đó có 7 ngày lễ Tết Âm lịch như Việt Nam, tuần lễ vàng Quốc gia từ 01-07 tháng 10.

- Việt Nam thì thống kê sơ sơ: Tết Âm 7 ngày, Tết Dương 1 ngày, 10/3 Âm, 30/4, 1/5, 02/9. Làm gì có được nghỉ nhiều đâu. Quan trọng là các cụ các mợ đi đạp xuân với đền chùa hết mẹ nó tháng 3 Dương rồi còn đâu mà làm với ăn nữa =))

Đấy các bác cứ xem rồi cho nhận định nhé. Chứ nhiều lúc e cần chúng nó làm việc mà chúng nó cứ nghỉ làm giảm thu nhập của em lẫn chúng nó đi, nghĩ phát bực. Theo em, các lều báo nên nhấn mạnh mấy thằng Hàn xẻng và Nhựt Bổn nên nghỉ theo ngày lễ của Việt Nam đi là hơn.
Tụi Nhật em nhớ có cái ngày éo gì gọi là "ngày biển cả" ý thế là nó cũng được nghỉ một ngày. Sướng vl ra.
Ah ngay như hôm nay thứ 2 cũng éo biết ngày gì chúng nó lại được nghỉ đây.
Còn nhìn lại VN mình xem như cụ liệt kê đó, tính chi ly ra 1 năm có được mấy ngày nghỉ đâu.
 

Challenger77

Xe tăng
Biển số
OF-20466
Ngày cấp bằng
27/8/08
Số km
1,431
Động cơ
732,808 Mã lực
Hiện đại với chả văn minh. Cái cốt lõi là mất mẹ nó 10 ngày nghỉ Tết + thưởng cuối năm. Ông nào giải quyết được vấn đề này hãy mở mồm đề xuất. Không lại bị gạch đá và không được việc.
 

xangdaybinh

Xe hơi
Biển số
OF-600694
Ngày cấp bằng
25/11/18
Số km
102
Động cơ
123,877 Mã lực
Theo quan điểm của em thì em thích bỏ tết âm chuyển sang tết dương. Vẫn giữ các phong tục tập quán ăn tết (bánh chưng, lì xì, thăm gia đình, hàng xóm), vẫn nghỉ dài ngày (5 ngày), chỉ là đổi sang lịch dương thôi. Bản chất cái lịch Âm nó cũng là gốc Tàu chứ có phải của mình đâu, nên bỏ Tàu theo Tây cũng không có gì là mất phong tục cả. Nhật Bản cũng ăn tết dương mà vẫn có một nền văn hoá đậm chất riêng, có mất đi đâu đâu.
 

VietCK

Xe tăng
Biển số
OF-361170
Ngày cấp bằng
2/4/15
Số km
1,378
Động cơ
269,775 Mã lực
Sao năm nào cũng thấy mấy bài kiểu này thế nhở,
méo thích ăn tết thì thôi để ng khác ăn
mệt mỏi vãi bọn lều báo
 

blackpaint

Xe container
Biển số
OF-28472
Ngày cấp bằng
6/2/09
Số km
6,587
Động cơ
361,897 Mã lực
Tuỳ vào Thưởng Tết, thưởng To là e rất ủng hộ :))
 

Be Grace

Xe điện
Biển số
OF-75119
Ngày cấp bằng
11/10/10
Số km
4,215
Động cơ
462,170 Mã lực
Vưỡn thích tết :)) . Ko thể bỏ đc . Dù mệt nhưng vui
 

Namsilver

Xe buýt
Biển số
OF-535307
Ngày cấp bằng
3/10/17
Số km
559
Động cơ
589,099 Mã lực
Tụi Nhật em nhớ có cái ngày éo gì gọi là "ngày biển cả" ý thế là nó cũng được nghỉ một ngày. Sướng vl ra.
Ah ngay như hôm nay thứ 2 cũng éo biết ngày gì chúng nó lại được nghỉ đây.
Còn nhìn lại VN mình xem như cụ liệt kê đó, tính chi ly ra 1 năm có được mấy ngày nghỉ đâu.
Ngày Marine Day 15/7 Ngày hàng hải. Ngày này lễ hội lẻ tẻ của các địa phương đông lắm cụ à. Còn hnay là ngày 14/1 Coming of Age Day, ngày khỉ gió gì theo lịch Thần đạo, e k nhớ lắm =)). Hnay mấy thằng Nhật Bổn mời e đi nhậu mà :D
 

Duong HP

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-379245
Ngày cấp bằng
24/8/15
Số km
390
Động cơ
248,622 Mã lực
quan điểm của em là không bỏ nhưng nghỉ ngắn lại còn 3 ngày thôi, số lượng nghỉ sẽ bù vào các ngày khác để đảm bảo nld đc nghỉ ngơi, tết rất mệt và tốn kém, phí phạm, khi rút ngắn lại thì sẽ hạn chế được nhiều
 

Tonkin Nguyen

Xe điện
Biển số
OF-386471
Ngày cấp bằng
10/10/15
Số km
2,899
Động cơ
268,970 Mã lực
Nơi ở
P204 - 18 Yên Ninh - HN.
Website
shopyeuthuong.vn
Nói không ngoa chứ có đến 60% giới trẻ hiện nay, họ coi tết là dịp nghỉ thuần túy, và họ loại bỏ hoàn toàn thịt mỡ, dưa hành, bánh trưng ra khỏi thực đơn. Và, với họ, tết là cái gì đó rất không cần được nhắc đến.
Em thì hơn 10 năm nay không có quan điểm tết!
Cụ cho em cái nguồn thống kê điều tra để ra con số 60% mà cụ nói! Thống kê này phải bao gồm mọi lứa tuổi đc coi là "giới trẻ" (tầm 15 - 30) ở tất cả các vùng miền nhé!

Có gộp tết âm vào tết dương thì vẫn cúng kiếng dc mà. Chỉ có điều tết nào thì tết, cho mọi người nghỉ sau tết nhiều nhiều, chứ như năm nay hsinh nghỉ trước tết nhiều quá mà lại đi học sớm,. Phụ huynh thì làm tới sát tết mới dc nghỉ. Nước mình dân xa quê nhiều, cuối năm đùm đề vợ con về quê, qua tết lại phải vội vàng lôi nhau đi. E thì chả phải đi đâu nhưng thấy cảnh mọi người khăn gói về quê vất vả quá.
Em đang hình dung đến việc 23-12 dương lịch thì tiễn ông Táo lên trời, 24-12 thì đón ... ông già Noel và sau đó cúng Rằm tháng Giêng vào 15-1 trong tiết trời ... không có trăng. Còn đêm giao thừa có khi trăng sáng vằng vặc :))

Tết là 1 phong tục truyền thống tốt nên giữ gìn. Còn bác nào muốn bỏ tết thì cứ tự động bỏ chả ai cấm. Nếu các bác muốn đi làm cứ đăng ký với công ty chắc người ta cũng chả khó khăn với các bác đâu.
Thật ý! Chả hiểu sao nhiều người suốt ngày hô hào gộp Tết âm vào Tết dương để thể hiện văn minh. "Văn minh" là sự tôn trọng truyền thống của các nước khác nhau. Như em từng nói, 1,5 tỷ người đạo Hindu có Tết riêng, 1,8 tỷ người đạo Hồi có Tết riêng. Còn Tết dương thực chất chỉ là lễ mừng năm mới của khoảng 2 tỷ người Công giáo. Tại sao những người Công giáo ko đổi lịch theo đạo Hindu, theo đạo Hồi hay khu Đông Á mà chúng ta phải đổi theo họ?

Nếu chỉ vì cái chữ "văn minh" thì lí lẽ này quá sức hời hợt! Còn nếu để "phát triển kinh tế" thì dẫn chứng rõ ràng là người Hàn, Trung, Sing, Đài chả cần bỏ Tết âm vẫn phát triển ầm ầm, vượt dễ phải đến 70% số nước xài Tết dương. Châu Phi nó đón Tết dương đấy, nó cũng theo hoàn toàn lịch dương đấy. Thế mà nó vẫn nghèo và cũng, em xin lỗi, đêk văn minh!
 

custardapple

Xe buýt
Biển số
OF-205653
Ngày cấp bằng
11/8/13
Số km
583
Động cơ
125,369 Mã lực
"Tết ÂL làm ảnh hưởng kinh tế" Hố hố.
Ỉa ko ra đổ tại đít :D
 

Namsilver

Xe buýt
Biển số
OF-535307
Ngày cấp bằng
3/10/17
Số km
559
Động cơ
589,099 Mã lực
Tóm lại là các bố đua đòi phương tây thôi chứ thực ra giờ này mấy thằng a dua đang nghĩ cách quà cáp gì cho sếp, mấy thằng lều báo thì nhanh chân ký hợp đồng quảng cáo pr cho mấy ông chủ vườn, mấy cái hội tết rồi =))

Em thì đơn giản lắm, cây cối trong vườn được mua hết, mấy chú khách hàng trả 1 phần nợ để e có tiền trả lương thưởng cho anh em.
 

newland2909

Xe tải
Biển số
OF-353457
Ngày cấp bằng
3/2/15
Số km
414
Động cơ
268,481 Mã lực
Nơi ở
Tân Xuân, Xuân Đỉnh, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Quan điểm của em là giữa lấy cái nét riêng này, nó hoàn toàn khác phương tây. Hãy giữ gìn nó như những ngày xum họp gia đình, vì cho dù có thay sang nghỉ tết dương thì sẽ vẫn không còn giữ được cái không khí của nó nữa, cái không khí linh thiêng ngày tết không diễn tả được sẽ mất đi.
Quan điểm bỏ Tết để trở nên “hiện đại", “văn minh" còn quá đơn giản và bỏ qua nhiều yếu tố quan trọng khác, các chuyên gia nhận định.

Những tranh cãi về việc bỏ hay giữ Tết, hoặc gộp Tết cổ truyền vào Tết dương lịch như phương Tây luôn được dấy lên mỗi năm. Dù chủ đề này không còn mới, nhưng tranh luận giữa các bên ủng hộ và phản đối việc bỏ Tết vẫn chưa bao giờ hết gay gắt.

Phía phản đối giữ Tết cổ truyền cho rằng: Kỳ nghỉ này đang dần trở nên lỗi thời, lạc hậu, và không phù hợp trong xã hội được cho là ngày càng “cấp tiến” như hiện nay. Theo đó, các quốc gia ở châu Âu hay Bắc Mỹ đều không đón Tết Nguyên đán. Trong bối cảnh hội nhập sâu và rộng như hiện nay, Việt Nam cần phải chọn lựa hoặc bỏ Tết để giao thương với châu Âu hoặc Bắc Mỹ, hoặc mãi chỉ là quốc gia đang phát triển với nền kinh tế èo uột.

Một số nhà kinh tế học cũng nhận định Tết là thủ phạm của sự đình trệ kinh tế. Theo các chuyên gia này, nền kinh tế Việt Nam đang hoạt động “lệch pha” so với các nước phương Tây: Khi họ nghỉ Giáng sinh, năm mới thì chúng ta làm việc; còn khi chúng ta ăn Tết cổ truyền thì họ lại quay trở lại guồng quay công việc. Điều này dẫn đến sự tăng trưởng chậm chạp của nền kinh tế những tháng đầu năm.


Tuy nhiên, bên ủng hộ giữ Tết cổ truyền đã bác bỏ những luận điểm này. Theo đó, không phải cứ nghỉ để ăn Tết là nền kinh tế sẽ đình trệ theo và góc nhìn bỏ Tết để trở nên “hiện đại" còn quá đơn giản, bỏ qua nhiều yếu tố quan trọng khác.

“Rất nhiều quốc gia vẫn phát triển thịnh vượng và vẫn ăn Tết Nguyên đán”, ông Joe Buckley, học giả người Anh chuyên nghiên cứu về lao động và phát triển tại Việt Nam, nói với Zing.vn.

Ông Buckley phân tích: Trung Quốc, cũng như Việt Nam, rất coi trọng Tết Nguyên đán và người lao động thường được nghỉ ít nhất 7 ngày trong dịp lễ này. Mọi hoạt động kinh tế trong thời gian này coi như “đóng băng”. Nhưng 30 năm qua, chúng ta thấy rõ nền kinh tế Trung Quốc vẫn tăng trưởng mạnh mẽ và giờ đã lớn thứ hai thế giới.

Hàn Quốc cũng là một ví dụ tiêu biểu khác, theo ông Buckley. Những năm 1950, Hàn Quốc là một trong những nước nghèo nhất thế giới, nhưng hiện nay nền kinh tế Hàn Quốc nằm trong top 20 thế giới và đã công nghiệp hoá, hiện đại hoá thành công mà vẫn không cần bỏ Tết cổ truyền.

“Trung Quốc, Hàn Quốc hay Singapore, Malaysia vẫn phát triển rất ổn định mà không hề bỏ Tết Nguyên đán. Phát triển kinh tế và ăn Tết cổ truyền luôn có thể song hành cùng nhau”, ông Buckley, từng có thời gian sống và làm việc gần 10 năm tại Việt Nam, khẳng định.


Về phía thị trường chứng khoán, những trung tâm tài chính lớn của châu Á gần như đóng cửa trong những ngày lễ chính. Thị trường Trung Quốc “nghỉ lễ” dài nhất, kéo dài một tuần. Hong Kong và Singapore cũng đều đóng cửa ít nhất 1 ngày.

“Khối lượng giao dịch giảm đáng kể vào khoảng ba ngày làm việc trước khi bắt đầu kỳ nghỉ,” ông Andrew Sullivan, Giám đốc quản lý chứng khoán Haitong tại Hong Kong, cho biết.

“Các nhà đầu tư, nhà môi giới đều tôn trọng kỳ nghỉ lễ này của thị trường châu Á, cũng giống như khi giao dịch tạm ngừng trong dịp Giáng sinh và năm mới ở châu Âu và Bắc Mỹ vậy”, ông Sullivan nói thêm.

SẮM, ĂN VÀ CHƠI TẾT
Tết, nói cách khác, chính là đòn bẩy cho tăng trưởng.

Đương nhiên trong suốt dịp Tết hiếm có ai tăng gia sản xuất đóng góp cho nền kinh tế. Nhưng nhìn một bức tranh tổng thể, các chuyên gia cho rằng: Tết cổ truyền vẫn không phải là lực cản, mà chính là động lực thúc đẩy kinh tế, thông qua kích cầu tiêu dùng.

Trung Quốc là một trong những quốc gia ăn mừng Tết nguyên đán lớn nhất và đây cũng là dịp mà người dân Trung Quốc tăng sức mua rõ rệt. Theo số liệu của Bộ Thương mại nước này, chi tiêu cho dịp Tết tăng đều qua các năm.

Năm 2018, người Trung Quốc chi khoảng 900 tỷ NDT (3,085 triệu tỷ đồng cho hoạt động mua sắm, ăn uống, vui chơi. Ước tính, mỗi hộ gia đình tăng chi tiêu khoảng 60% so với ngày thường trong dịp Tết.



“Người Việt Nam không hề kém cạnh Trung Quốc trong việc chi tiêu cho Tết, thậm chí còn đạt mức tăng trưởng chi tiêu mùa Tết 2018 vừa rồi cao hơn so với nước bạn”, bà Lê Thị Bạch Dương, Giám đốc khách hàng, công ty Kantar Worldpanel, nhận định với Zing.vn.

Nếu chỉ tính riêng ngành hàng tiêu dùng nhanh, tiêu dùng trong một tháng Tết ở các hộ gia đình khu vực thành thị Việt Nam tăng 80% so với ngày thường.

Sức mua mùa Tết 2018 ước tính đạt trên 45.000 tỷ đồng cho tổng thị trường Việt Nam, gần gấp đôi giá trị mỗi tháng thường, tương đương với 1% tổng GDP 2017, bà Bạch Dương thông tin thêm, dẫn số liệu từ báo cáo Tết năm 2018 do Kantar Worldpanel tính toán dựa trên số liệu của Tổng cục Thống kê.



Ngoài cách ăn Tết truyền thống, Tết còn là thời điểm không ít người dành để đi du lịch hoặc ăn uống nhà hàng. Một số khảo sát chỉ ra: Việc sử dụng kỳ nghỉ dài để đi du lịch khiến người lao động cảm thấy thoải mái hơn so với việc xin nghỉ phép trong năm để đi chơi.


Trong 5 năm trở lại đây (thời điểm người lao động bắt đầu được nghỉ Tết 7-9 ngày), tăng trưởng giá tiêu dùng mảng nhà hàng, thực phẩm tháng 1 và tháng 2 tăng đều đạt cao nhất trong năm - ngay cả vào những thời điểm nền kinh tế chững lại, như năm 2014 hay 2016.


“VĂN MINH KHÔNG CÓ NGHĨA LÀ GẠT BỎ GIÁ TRỊ VĂN HOÁ"
Tiến sĩ Sin Harng Luh, Đại học Quốc gia Singapore, nhận định: “Trở nên tiến bộ, văn minh không có nghĩa là gạt bỏ các giá trị văn hóa ra một bên. Tết là nét văn hóa truyền thống rất riêng của Việt Nam. Nếu người phương Tây nghỉ lễ Giáng sinh và năm mới theo phong tục của họ từ xưa đến nay tại sao Việt Nam lại cứ lăn tăn câu chuyện bỏ hay giữ Tết cổ truyền?”

Trong email trả lời Zing.vn, bà Sin sử dụng từ Tet, thay vì Lunar New Year (Tết âm lịch), bởi theo bà Tet là nét đặc trưng của Việt Nam, không nên dùng cụm từ khác để thay thế.

“Thử nghĩ nếu như người Việt quyết định bỏ Tết, có thể người dân không còn ăn uống, vui chơi, nghỉ ngơi và chào đón năm mới thêm âm lịch nữa, nhưng không vì thế mà cái Tết không đến, không vì thế mà các quốc gia châu Á khác không ăn Tết âm lịch”, bà Sin nói.

Theo các chuyên gia, không có dịp lễ hội nào không mệt mỏi - bởi mua sắm, chi tiêu, bởi kẹt xe, tắc đường. Nhưng mục đích chung của các kỳ nghỉ lễ là trao thời gian cho người người lao động, để họ có thể vui chơi, giảm mệt mỏi, hay để đoàn viên bên gia đình.


Ông Henry Ford, người sáng lập công ty Ford Motor và cũng là người đặt nền móng cho việc quy định thời gian làm việc 8 tiếng/ngày - 5 ngày/tuần, luôn ủng hộ những kỳ nghỉ dài. Ông cho rằng năng suất lao động sẽ giảm sau thời gian làm việc dài không ngừng nghỉ. Công nhân, kỹ sư hay nhân viên văn phòng đều cần có thời gian để nghỉ ngơi, mua sắm và tiêu thụ những sản phẩm do chính họ làm ra.

“Chúng ta cố công làm ra những sản phẩm này không chỉ cho khách hàng mà cho chính chúng ta. Nếu cứ làm việc không có thời gian nghỉ để mua sắm như vậy thì những sản phẩm này sẽ bán cho ai?”, ông Ford nói.

Hay như Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in từng phát biểu năm 2017, nếu không có những dịp nghỉ lễ dài ngày, người lao động sẽ rất e dè xin nghỉ phép để nghỉ ngơi hoặc du lịch. Kỳ nghỉ lễ là thời gian người lao động “danh chính ngôn thuận” tạm rời bỏ công việc để chăm sóc cho bản thân mình.

Các chuyên gia đặt vấn đề: Thay vì tranh cãi về việc bỏ hay giữ Tết âm lịch, tại sao không nghĩ cách hạn chế bớt những tiêu cực của nó?

Bà Sin đúc kết: “Không bàn đến việc nghỉ lễ dài ngắn ra sao, đón năm mới thế nào là quyết định của mỗi nước, dựa trên tín ngưỡng, văn hóa của dân tộc mình. Thái Lan một năm đón năm mới 3 lần, theo 3 loại lịch cũng đâu có sao. Nếu cội nguồn truyền thống của mình mà không giữ được thì sao dám trông mong phát triển những thứ lớn lao hơn?”

Hà Phương - Nhân Lê

(Trích từ Zing)

https://news.zing.vn/bo-hay-giu-tet-nguyen-dan-post908473.html


Dài quá, em chỉ muốn thêm thôi chứ không muốn bỏ gì hết :D
 

j23

Xe container
Biển số
OF-471375
Ngày cấp bằng
18/11/16
Số km
6,293
Động cơ
4,658 Mã lực
Cắt ngắn kì nghỉ chỉ 4-5 ngày thôi chứ như mọi năm toàn 7-10 ngày thành ra nghỉ tẹt quên cmn làm, rồi khí thể uể oải ko chịu làm kéo dài cả tháng trước và sau Tết
 

nvh_hn

Xe container
Biển số
OF-13579
Ngày cấp bằng
28/2/08
Số km
8,781
Động cơ
606,751 Mã lực
Tự mình gương mẫu, gia đình mình, họ hàng mình, .v.v... giải tán đi.
 

American Dream

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-441402
Ngày cấp bằng
30/7/16
Số km
4,907
Động cơ
259,783 Mã lực
Tuổi
45
Cụ cho em cái nguồn thống kê điều tra để ra con số 60% mà cụ nói! Thống kê này phải bao gồm mọi lứa tuổi đc coi là "giới trẻ" (tầm 15 - 30) ở tất cả các vùng miền nhé!



Em đang hình dung đến việc 23-12 dương lịch thì tiễn ông Táo lên trời, 24-12 thì đón ... ông già Noel và sau đó cúng Rằm tháng Giêng vào 15-1 trong tiết trời ... không có trăng. Còn đêm giao thừa có khi trăng sáng vằng vặc :))



Thật ý! Chả hiểu sao nhiều người suốt ngày hô hào gộp Tết âm vào Tết dương để thể hiện văn minh. "Văn minh" là sự tôn trọng truyền thống của các nước khác nhau. Như em từng nói, 1,5 tỷ người đạo Hindu có Tết riêng, 1,8 tỷ người đạo Hồi có Tết riêng. Còn Tết dương thực chất chỉ là lễ mừng năm mới của khoảng 2 tỷ người Công giáo. Tại sao những người Công giáo ko đổi lịch theo đạo Hindu, theo đạo Hồi hay khu Đông Á mà chúng ta phải đổi theo họ?

Nếu chỉ vì cái chữ "văn minh" thì lí lẽ này quá sức hời hợt! Còn nếu để "phát triển kinh tế" thì dẫn chứng rõ ràng là người Hàn, Trung, Sing, Đài chả cần bỏ Tết âm vẫn phát triển ầm ầm, vượt dễ phải đến 70% số nước xài Tết dương. Châu Phi nó đón Tết dương đấy, nó cũng theo hoàn toàn lịch dương đấy. Thế mà nó vẫn nghèo và cũng, em xin lỗi, đêk văn minh!
Chứng minh để làm gì cụ nhỉ? Nguồn mà làm éo gì. Bạn em, 45 quay đầu, 10 nhà thì cả 10 nhà đi du lịch tết, chả nhà éo nào ở nhà, mọi thứ mua để thắp hương gọi là. Với em ngày éo nào chả là tết? Tết cụ ăn nhiều hơn, uống nhiều hơn, gặp gỡ nhiều hơn. Hết phải không?
Cụ đi được bao nhiêu nước, kể tên hay show passport lên thử xem.
Tết hay Ngày Nghỉ là quan điểm của mỗi người.
Cá nhân em, hơn 10 năm nay, không từng có cái gọi là ăn tết. Chết éo đâu?
 

anhquanhn

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-79064
Ngày cấp bằng
28/11/10
Số km
2,041
Động cơ
438,063 Mã lực
Nếu chỉ vì cái chữ "văn minh" thì lí lẽ này quá sức hời hợt! Còn nếu để "phát triển kinh tế" thì dẫn chứng rõ ràng là người Hàn, Trung, Sing, Đài chả cần bỏ Tết âm vẫn phát triển ầm ầm, vượt dễ phải đến 70% số nước xài Tết dương. Châu Phi nó đón Tết dương đấy, nó cũng theo hoàn toàn lịch dương đấy. Thế mà nó vẫn nghèo và cũng, em xin lỗi, đêk văn minh!
Hàn, Đài, Sing Tết AL chỉ nghỉ 2-3 ngày, Philippin 1 ngày (1 Tết AL) nhé.
Còn VN lịch nn chính thức nghỉ 7-9 ngày, trên thực tế (nông dân, công viên chức) nghỉ gần 1 tháng (từ 23 Chạp đến hết Rằm tháng Giêng, thậm chí hết Giêng mới phục hồi cv bình thường).

Tết AL có thể ko bỏ hẳn, nhưng chỉ nên rút còn 1-2 ngày cho đỡ đình trệ công việc, xóa bỏ thói quen tiểu nông ko còn phù hợp với nhịp sống công nghiệp "tháng Giêng là tháng ăn chơi"! Bù lại, tăng ngày nghỉ tết DL lên 2-3 ngày cho phù hợp với nhịp làm việc quốc tế, giảm áp lực giao thông, công việc đình đốn cho cả tháng Tết AL!
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top