- Biển số
- OF-604806
- Ngày cấp bằng
- 24/12/18
- Số km
- 307
- Động cơ
- 125,732 Mã lực
- Tuổi
- 34
Trên Cổng TTĐT Chính phủ đăng tải giải đáp thắc mắc về việc phải lắp camera trên xe kinh doanh dịch vụ, bao gồm là để cơ quan chức năng theo dõi, truy vết tội phạm, giám sát an ninh v.v…
Bộ GTVT phản hồi kiến nghị về quy định lắp camera trên xe vận tải
(Chinhphu.vn) – Yêu cầu lắp camera giám sát trên xe kinh doanh vận tải khiến nhiều doanh nghiệp lo lắng, bởi việc này cần nhiều kinh phí, trong khi đây là ngành đang chịu thiệt hại khá nhiều do dịch COVID-19. Qua Cổng TTĐT Chính phủ, ông Trần Huy Khánh đề nghị Bộ Giao thông vận tải giải đáp một số vấn đề xung quanh quy định này.
Do ảnh hưởng dịch COVID-19, các doanh nghiệp vận tải thời gian qua gặp nhiều khó khăn. Nhiều doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp vận tải đường bộ đã, đang và sẽ còn tiếp tục không hoạt động được. Các chuỗi cung ứng dịch vụ bị ngắt quãng; giảm tần suất, sản lượng, đi lại khiến hoạt động vận tải trì trệ.
Nhiều doanh nghiệp đã phải thu hẹp sản xuất, giảm quy mô, thậm chí phá sản do gánh nặng tài chính.
Một trong các vấn đề đang khiến doanh nghiệp lo lắng là quy định lắp camera giám sát hành trình trên xe kinh doanh vận tải theo quy định tại Nghị định số 10/2020/NĐ-CP, bởi việc này cần nhiều kinh phí để trang bị những thiết bị theo yêu cầu như: Thiết bị tốt; hoạt động đúng tiêu chuẩn, quy định bắt buộc của cơ quan quản lý; thiết bị hoạt động an toàn trên phương tiện dù khác với sự nguyên bản của hệ thống (điện) từ nhà sản xuất.
Để giải tỏa những tâm lý e ngại và lo lắng đó, ông Trần Huy Khánh đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét và trả lời một số vấn đề sau:
1. Người dân và doanh nghiệp muốn được biết rõ mục đích, yêu cầu của quy định này. Cần sự phân tích, giải trình về bộ giám sát hành trình cũ bắt các doanh nghiệp lắp đã sử dụng hết tính năng chưa?
2. Căn cứ theo quy định hiện hành, các xe không được tự ý hoán cải, thay đổi các tính năng của phương tiện.... (một thời đã cấm lắp thêm thiết bị âm thanh, tivi... trên xe). Yêu cầu cơ quan quản lý có phân tích sự giống và khác nhau với việc lắp thêm camera, can thiệp vào hệ thống điện... với các quy định trước?
3. Tại sao không yêu cầu lắp với tất cả các phương tiện khác, khi mà mọi sự cố, tai nạn... xảy ra đều do mọi loại tác động của con người (chủ quan hoặc cố ý)...?
4. Tại sao không có yêu cầu để các nhà sản xuất ô tô khi thiết kế ban đầu phải tích hợp thiết bị camera trước khi xuất xưởng, hợp lý hơn việc bắt người sử dụng lắp sau, ảnh hưởng đến kết cấu hệ thống điện, mất đi sự toàn vẹn ban đầu của nhà sản xuất.
5. Cần thiết có ý kiến chuyên môn của chuyên gia, đại diện các hãng sản xuất các phương tiện đang hiện hữu trên thị trường Việt Nam về việc câu nối thêm thiết bị khác vào phương tiện của họ.
6. Nếu cần thiết phải có bộ quy chuẩn đã được phê duyệt.
7. Công bố hệ thống hạ tầng tiếp nhận tín hiệu khi hoạt động. Có lộ trình hợp lý hơn (do dịch bệnh kéo dài) để doanh nghiệp cân đối tài chính, tìm đối tác cung cấp hợp lý.
Ông Trần Huy Khánh đề nghị Bộ Giao thông vận tải giải thích để người dân và doanh nghiệp hiểu rõ hơn những lợi ích cốt lõi của các quy định trong lĩnh vực này. Đồng thời, ông mong có giải pháp hợp lý hơn, để giảm bớt khó khăn cho ngành vận tải, trong giai đoạn khó khăn này.
Về các kiến nghị của ông Trần Huy Khánh, Bộ Giao thông vận tải có thông tin phản hồi như sau:
Camera giám sát hành trình – công cụ hữu hiệu quản lý hoạt động kinh doanh vận tải
Về mục đích, yêu cầu của việc lắp camera: Việc lắp camera giúp doanh nghiệp vận tải và cơ quan quản lý giám sát được hoạt động của lái xe, kiểm soát được các hành vi vi phạm, gây mất trật tự an toàn giao thông như: Nghe điện thoại, không thắt dây an toàn, chở quá số người quy định, không đóng cửa xe khi đang chạy,...
Ngoài ra còn giúp cơ quan chức năng nhanh chóng truy vết tội phạm, giám sát an ninh trật tự trên xe hoặc là truy vết dịch bệnh (ví dụ như trong phòng chống dịch COVID-19 vừa qua, tại một số khu chung cư khi có F0 thì truy các F1 qua trích xuất camera an ninh để truy vết rất nhanh và không bỏ sót về lộ trình theo trình tự thời gian).
Như vậy, việc lắp camera trên xe ô tô kinh doanh vận tải nhằm giúp quản lý chặt chẽ lái xe, nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải, từ đó nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ, hạn chế tai nạn giao thông và nếu có xảy ra thì cũng sẽ biết lý do gây tai nạn, để công tác điều tra xử lý được nhanh chóng, rõ ràng và minh bạch.
Về tính năng của thiết bị giám sát hành trình, theo quy định tại Khoản 3 Điều 12 Nghị định số 10/2020/NĐ-CP ngày 17/1/2020 của Chính phủ về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô:
“3. Thiết bị giám sát hành trình của xe ô tô phải bảo đảm tối thiểu các yêu cầu sau đây:
a) Lưu trữ và truyền dẫn các thông tin gồm: Hành trình, tốc độ vận hành, thời gian lái xe liên tục về hệ thống dữ liệu giám sát hành trình của Bộ Giao thông vận tải (Tổng cục Đường bộ Việt Nam);
b) Thông tin từ thiết bị giám sát hành trình của xe được sử dụng trong quản lý nhà nước về hoạt động vận tải, quản lý hoạt động của đơn vị kinh doanh vận tải và được kết nối, chia sẻ với Bộ Công an (Cục Cảnh sát giao thông), Bộ Tài chính (Tổng cục Thuế) để thực hiện quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông; an ninh, trật tự; thuế”.
Về hiệu quả sử dụng của thiết bị giám sát hành trình, trên cơ sở các thông tin về hành trình, tốc độ vận hành, thời gian lái xe liên tục được về hệ thống dữ liệu giám sát hành trình của Tổng cục Đường bô Việt Nam. Hệ thống cung cấp công cụ giám sát trực tuyến trên bản đồ số toàn bộ phương tiện trong toàn quốc theo thời gian thực, giúp các Sở Giao thông vận tải giám sát được toàn bộ các phương tiện của địa phương mình cấp phù hiệu, biển hiệu và các phương tiện do địa phương khác cấp phù hiệu, biển hiệu đang hoạt động trên địa phương mình.
Hệ thống cung cấp công cụ để phân loại trạng thái của phương tiện bảo đảm dễ dàng trong quá trình theo dõi, giám sát gồm: Trạng thái phương tiện quá tốc độ, phương tiện đang hoạt động, phương tiện đang dừng, phương tiện mất tín hiệu; theo dõi, giám sát theo loại hình kinh doanh vận tải đã cấp giấy phép kinh doanh; tra cứu dữ liệu về lịch sử hành trình, tốc độ để truy xuất nhanh dữ liệu phục vụ yêu cầu quản lý.
Hiện nay, Hệ thống đang thực hiện tiếp nhận dữ liệu của trên 862 nghìn xe ô tô kinh doanh vận tải đã cấp phù hiệu, biển hiệu với các chức năng, báo cáo tổng hợp dữ liệu, báo cáo tổng hợp các hành vi vi phạm đối với các phương tiện kinh doanh vận tải để các Sở Giao thông vận tải thực hiện việc trích xuất và xử lý vi phạm theo quy định; khai thác dữ liệu để phục vụ giải quyết thủ tục hành chính, giải quyết tai nạn giao thông, kiểm soát tải trọng phương tiện bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông.
Kết quả xử lý vi phạm thông qua trích xuất dữ liệu từ hệ thống: Năm 2020, các Sở Giao thông vận tải đã xử lý vi phạm thu hồi phù hiệu, biển hiệu đối với 3.529 phương tiện; ra văn bản chấn chỉnh, nhắc nhở đối với 10.016 phương tiện; số liệu này chưa tính số tiền xử phạt các vi phạm liên quan đến thiết bị giám sát hành trình do lực lượng Thanh tra giao thông và lực lượng Cảnh sát giao thông kiểm tra, xử phạt.
Với kết quả trên, kể từ khi đưa vào sử dụng và khai thác, hệ thống đã góp phần quan trọng trong công tác giám sát chặt chẽ hoạt động kinh doanh vận tải nhằm bảo đảm an toàn giao thông, giám sát tốc độ của phương tiện kinh doanh vận tải, góp phần làm giảm tỷ lệ tai nạn giao thông, giảm chi phí để đầu tư, khôi phục kết cấu hạ tầng giao thông do xe chạy quá tốc độ, xe tai nạn giao thông và xe quá tải trọng gây ra.
Theo tính toán từ hệ thống thì tỷ lệ vi phạm tốc độ tính bình quân trên 1.000 km giảm mạnh (năm 2015 tỷ lệ này là 11,5 lần/1.000 km, năm 2020 tỷ lệ này là 0,32 lần/1.000 km, giảm khoảng 36 lần so với năm 2015), mặc dù số lượng phương tiện hiện nay tăng gấp 5 lần so với năm 2015.
Lắp thêm camera không làm thay đổi kết cấu, thông số kỹ thuật của xe
Đối với nội dung, đề nghị phân tích sự giống và khác nhau với việc lắp thêm camera, can thiệp vào hệ thống điện ... với các quy định trước: Theo quy định tại Thông tư số 85/2014/TT-BGTVT ngày 31/12/2014 của Bộ Giao thông vận tải quy định về cải tạo phương tiện giao thông cơ giới đường bộ: “Cải tạo xe cơ giới là việc thay đổi kết cấu, hình dáng, bố trí, nguyên lý làm việc, thông số, đặc tính kỹ thuật của một phần hoặc toàn bộ hệ thống, tổng thành của xe cơ giới”.
Do đó việc lắp đặt thêm camera trên xe ô tô cũng tương tự như việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình trước đây đều không làm thay đổi kết cấu, hình dáng, bố trí, nguyên lý làm việc, thông số, đặc tính kỹ thuật của một phần hoặc toàn bộ hệ thống, tổng thành của xe do đó đều không được coi là cải tạo.
Về việc không yêu cầu lắp camera với tất cả phương tiện khác, trong quá trình nghiên cứu xây dựng dự thảo Nghị định (Nghị định số 10/2020/NĐ-CP), Bộ Giao thông vận tải đã có đề cập đến các loại xe kinh doanh vận tải có sức chứa dưới 9 chỗ. Tuy nhiên, sau khi tiếp thu các ý kiến góp ý và đánh giá loại phương tiện này chủ yếu là kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi, xe tải thông thường hoạt động trong đô thị, phạm vi hẹp, cự ly ngắn,... và trong các đô thị, các tuyến phố cũng đã lắp camera theo dõi quản lý tĩnh.
Hơn nữa, theo thống kê về tai nạn giao thông đối tượng này có mức độ nguy cơ gây tai nạn thấp hơn.
Do đó, Bộ Giao thông vận tải đã tiếp thu và trước mắt đưa vào quy định tại Nghị định số 10/2020/NĐ-CP triển khai thực hiện lắp đặt đối với các xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách có sức chứa từ 9 chỗ (kể cả người lái xe); xe đầu kéo, xe container.
Theo thống kê, tổng số phương tiện thuộc các đối tượng này vào khoảng trên 208 nghìn xe/tổng số trên 862 nghìn xe ô tô kinh doanh vận tải. Đây là các phương tiện được đánh giá là có nguy cơ gây mất an toàn cao và chở nhiều hành khách; vì vậy, cần được lắp đặt camera trước, trên cơ sở đó sẽ đánh giá hiệu quả và nhân rộng ra các loại phương tiện kinh doanh vận tải còn lại.
Sẽ nghiên cứu việc yêu cầu nhà sản xuất lắp camera giám sát từ khi xuất xưởng
Về kiến nghị, tại sao không yêu cầu các nhà sản xuất ô tô khi thiết kế ban đầu phải tích hợp camera, hợp lý hơn việc bắt người sử dụng lắp sau, ảnh hưởng đến kết cấu hệ thống điện, mất đi sự toàn vẹn ban đầu của nhà sản xuất. Cần thiết có ý kiến chuyên môn của chuyên gia, đại diện các hãng sản xuất các phương tiện đang hiện hữu trên thị trường Việt Nam về việc đấu nối thêm thiết bị khác vào phương tiện:
Như đã đề cập ở trên, việc lắp đặt camera giám sát trên ô tô đã được quy định tại Nghị định số 10/2020/NĐ-CP là nhằm nâng cao hiệu quả và cần thiết trong công tác quản lý nhà nước về giao thông vận tải, quản lý hoạt động của người lái xe và phương tiện của đơn vị kinh doanh vận tải.
Đối với nội dung yêu cầu các nhà sản xuất ô tô lắp đặt camera giám sát ngay từ khi xuất xưởng, Cục Đăng kiểm Việt Nam sẽ nghiên cứu, báo cáo, đề xuất Bộ Giao thông vận tải phương án để triển khai thực hiện bảo đảm phù hợp với quy định, hài hòa với các thông lệ quốc tế và các Điều ước quốc tế mà Việt Nam đã hoặc chuẩn bị tham gia.
Đối với đề nghị phải có bộ quy chuẩn, ngày 4/11/2021, Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 13396 về camera giám sát hành trình trên xe kinh doanh vận tải. TCVN 13396 quy định về đặc tính kỹ thuật, các dữ liệu kết hợp, thời gian lưu trữ và quy định về thử nghiệm, đánh giá thiết bị.
Đang nghiên cứu xây dựng hệ thống xử lý dữ liệu hình ảnh từ camera
Về việc công bố hệ thống hạ tầng tiếp nhận tín hiệu khi hoạt động, thực hiện quy định tại Nghị định số 10/2020/NĐ-CP và Thông tư số 12/2020/TT-BGTVT ngày 29/5/2020 của Bộ Giao thông vận tải quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ; ngày 24/5/2021, Tổng cục Đường bộ Việt Nam đã có Quyết định số 2480/QĐ-TCĐBVN về việc công bố giao thức truyền dữ liệu hình ảnh từ camera lắp trên xe ô tô kinh doanh vận tải về máy chủ của Tổng cục Đường bộ Việt Nam.
Đến nay, Tổng cục Đường bộ Việt Nam đang phối với với các đơn vị công nghệ nghiên cứu xây dựng hệ thống xử lý dữ liệu hình ảnh từ camera. Trong thời gian chưa truyền về Tổng cục Đường bộ Việt Nam, đơn vị kinh doanh vận tải thực hiện việc lắp đặt camera và truyền dữ liệu hình ảnh về máy chủ của đơn vị với tần suất truyền từ 12 đến 20 lần/giờ (tương đương từ 3 đến 5 phút/lần truyền dữ liệu) theo quy định tại Điểm b Khoản 5 Điều 34 Nghị định số 10/2020/NĐ-CP.
Bên cạnh đó, để khai thác dữ liệu hình ảnh của các cơ quan quản lý, đơn vị kinh doanh vận tải thực hiện cung cấp tài khoản truy cập vào máy chủ cho cơ quan Công an (Cục Cảnh sát giao thông, Phòng Cảnh sát giao thông, Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt, Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương), ngành giao thông vận tải (Bộ Giao thông vận tải, Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Sở Giao thông vận tải) để phục vụ công tác quản lý nhà nước, kiểm tra và xử lý các trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật theo quy định tại Điểm d Khoản 5 Điều 34 Nghị định số 10/2020/NĐ-CP.
Đã có nhiều giải pháp gỡ khó cho doanh nghiệp kinh doanh vận tải
Về nội dung, có lộ trình hợp lý hơn (do dịch bệnh kéo dài) để doanh nghiệp cân đối tài chính, tìm đối tác cung cấp hợp lý: Kể từ ngày Nghị định số 10/2020/NĐ-CP có hiệu lực thi hành (ngày 1/4/2020) thì cũng là thời điểm dịch bệnh COVID-19 có diễn biến phức tạp, nhiều thời điểm phải áp dụng giãn cách xã hội, điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất-kinh doanh của toàn xã hội, trong đó có của các đơn vị kinh doanh vận tải.
Bộ GTVT phản hồi kiến nghị về quy định lắp camera trên xe vận tải
(Chinhphu.vn) – Yêu cầu lắp camera giám sát trên xe kinh doanh vận tải khiến nhiều doanh nghiệp lo lắng, bởi việc này cần nhiều kinh phí, trong khi đây là ngành đang chịu thiệt hại khá nhiều do dịch COVID-19. Qua Cổng TTĐT Chính phủ, ông Trần Huy Khánh đề nghị Bộ Giao thông vận tải giải đáp một...mnews.chinhphu.vn