Bác trích cái link Sài Gòn times cũng nên đọc kỹ (link:
http://www.thesaigontimes.vn/149619/a.html)
QUOTE
Có những doanh nghiệp có doanh thu thuần từ hoạt động kinh doanh cả ngàn tỉ một năm. Những doanh nghiệp có dòng tiền mặt tốt như vậy buôn tiền hưởng chênh lệch kỳ hạn là bình thường. Có 100 tỉ đồng, anh gửi ngân hàng 18 hay 36 tháng hưởng lãi suất 8,5%/năm. Đó là tiền gửi vòng 1. Vòng 2 là doanh nghiệp lấy sổ tiết kiệm đó thế chấp ngân hàng khác để được vay tối đa 98% của số dư gốc trên sổ tiết kiệm (98 tỉ đồng), ví dụ họ chỉ thế chấp sổ đó vay tiền kỳ hạn 1 tháng, lãi suất doanh nghiệp phải trả ngân hàng 6%/năm. 98 tỉ đồng đó gửi tiết kiệm tiếp (ở chính ngân hàng đó hoặc một ngân hàng có thể trả lãi cao hơn 6%, thường là những ngân hàng nhỏ). Rồi tiếp tục, có thể thế chấp sổ rút ra 90 tỉ đồng, vòng 4 rút ra 85 tỉ đồng. Khi ngân hàng để doanh nghiệp làm vài vòng như thế sẽ tạo đòn bẩy đẩy số tiền doanh nghiệp gửi và vay tại ngân hàng lên rất cao so với tiền gốc.
UNQUOTE
Tính 2 vòng thôi nhé, cho nó ngắn.
Bác có 100 đồng, gửi tiết kiệm 36 tháng = 8.5%/năm, tại ngân hàng A, tốt rồi.
Bác lấy Sổ tiết kiệm thế chấp, vay 98 đồng tiền mặt trong
1 tháng, tại ngân hàng B, lãi suất chỉ 6%/năm (do vay rất ngắn hạn), đồng ý và lấy 98 đồng mới này quay lại ngân hàng A cho dễ, lấy tiếp 8.5% / năm. Và giữ lại cuốn Sổ tiết kiệm trị giá 98 đồng, thời hạn 1 năm.
Nghe thì ngon, vì có chênh lệch 8.5 từ ông A và 8.5% - 6% / năm tại ông B, với đồng vốn chiếm dụng đâu đó.
Thế hết 1 tháng, ngân hàng B đòi 98 đồng, bác lấy đâu ra để trả?
Lại chiếm dụng ông khác? Hay xin vợ? Hay vay trắng 98 đồng, thời hạn 11 tháng, để trả nợ ông B?
Thế thì Lãi suất 11 tháng của bác nó nuốt trọn 8.5% của bác rồi.