[Funland] Bộ ba "lá chắn" và bộ tứ "hộ vệ" của Hải quân Việt Nam

angy nguyen

Xe hơi
Biển số
OF-34766
Ngày cấp bằng
6/5/09
Số km
148
Động cơ
476,030 Mã lực
Ngoài các chiến hạm, Hải quân Nhân dân Việt Nam còn có sự hỗ trợ từ các tổ hợp tên lửa đối hạm phóng từ đất liền để bảo vệ chủ quyền trên biển.


Tổ hợp tên lửa bờ 4K51 Rubezh

Tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển 4K51 Rubezh (NATO định danh là SSC-3) do Liên Xô phát triển và đưa vào phục vụ cuối những năm 1980.

Tổ hợp 4K51 gồm một xe mang bệ giá phóng 3P51 (cải tiến dựa trên xe vận tải hạng nặng MAZ-543), sử dụng để đặt radar điều khiển hỏa lực cùng cụm ống phóng KT-161.

KT-161 chứa hai tên lửa hành trình đối hạm P-15M. Tên lửa có chiều dài 6,5m, đường kính thân 0,76m, trọng lượng phóng 2,5 tấn. Nó lắp một động cơ rocket nhiên liệu lỏng, tốc độ hành trình cận âm, tầm bắn tối đa 80km, lắp đầu đạn thuốc nổ nặng 513kg.


Tổ hợp tên lửa bảo vệ bờ biển 4K51


Tổ hợp 4K51 Hải quân Việt Nam khai hỏa.​

Khi phóng, động cơ rocket sẽ đưa P-15M rời bệ, đạt độ cao ổn định động cơ chính sẽ kích hoạt đưa tên lửa tới mục tiêu. Trong hành trình bay, tên lửa bay cách mặt nước 25-50m.

Ở pha giữa, tên lửa được điều khiển bằng hệ dẫn đường quán tính và ở pha cuối dùng radar chủ động.

Ngày nay, P-15M có kiểu dáng khá lớn, tốc độ chậm khó có khả năng xuyên phá được chiến hạm hiện đại có hệ thống phòng thủ tiên tiến. Nhưng nó vẫn rất hữu hiệu với tàu vận tải, tàu đổ bộ vốn không có khả năng tự bảo vệ không cao.

P-15M cũng là loại tên lửa chủ lực được trang bị cho nhiều chiến hạm của Hải quân Việt Nam như: tàu cao tốc tên lửa Osa II, project 1241.1 Tarantul.

Tổ hợp tên lửa bờ 4K44B Redut

Tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển 4K44B Redut (NATO định danh SSC-1) do Liên Xô phát triển và đưa vào sử dụng từ những năm 1960.

Thành phần của 4K44 gồm: xe radar điều khiển và xe bệ giá phóng (mang 1 quả tên lửa) dựa trên khung thân xe vận tải ZIL-135K. Thông thường, một tổ hợp bố trí một xe radar và 3 xe mang tên lửa.

4K44 sử dụng tên lửa hành trình đối hạm tầm xa P-35. Đây là loại tên lửa cỡ lớn, dài gần 10m, đường kính thân 1,5m, trọng lượng phóng 4,2 tấn. P-35 lắp đầu đạn thuốc nổ mạnh 800 – 1.000kg đem lại sức công phá mạnh đủ sức đánh chìm chiến hạm cỡ lớn.


Xe mang bệ phóng tổ hợp tên lửa 4K44 Việt Nam.


4K44 phóng tên lửa hành trình đối hạm P-35.​

P-35 dùng động cơ đẩy nhiên liệu rắn 4L44, tốc độ hành trình cận âm. Tên lửa dùng hệ dẫn đường quán tính kết hợp radar chủ động dẫn pha cuối. Đặc biệt, ở pha giữa nó có thể tiếp nhận thông tin mục tiêu từ trực thăng săn ngầm Ka-25 hoặc máy bay tuần thám biển Tu-95RT.

Có thể nói, 4K44 là tổ hợp tên lửa bờ có tầm bắn xa nhất của Hải quân Việt Nam, bao quát tiêu diệt mục tiêu trong cự ly tối đa gần 500km.

Tổ hợp tên lửa bờ Bastion

Tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển 3K55 Bastion (NATO định danh SSC-5) do Nga phát triển đầu những năm 1990 để thay thế tổ hợp 4K44.

Một tổ hợp Bastion thường biên chế: 4 xe mang bệ giá phóng, một xe chỉ huy, một xe radar (hệ thống radar Monolit B) và xe vận chuyển, bảo dưỡng khác.

Xe phóng đặt trên khung thân xe vận tải MZKT-7930, ba tên lửa được bảo quản trong ống phóng đặt ở thùng sau, khi triển khai chiến đấu ống phóng sẽ dựng lên. Với việc phóng tên lửa theo phương thẳng đứng đảm bảo bao quát mục tiêu 360 độ mà không mất thời gian xoay hướng bắn.


Tổ hợp tên lửa bờ hiện đại nhất Bastion của Hải quân Việt Nam.


Sơ đồ bố trí đội hình của tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển K300P Bastion​
Bastion sử dụng tên lửa hành trình đối hạm 3M55 Oniks. Tên lửa có chiều dài 8,9m, đường kính thân 0,67m, trọng lượng phóng 3 tấn.

3M55 trang bị hai động cơ, một động cơ nhiên liệu rắn để đưa lên tửa rời bệ phóng và một động cơ phản lực dòng thẳng cho hành trình bay. Đặc biệt, 3M55 đạt tốc độ hành trình gấp hơn 2 lần vận tốc âm thanh, nhờ đó mà việc đánh chặn quả tên lửa này không dễ.

Tên lửa dùng hệ dẫn quán tính ở pha giữa và đầu tự dẫn radar chủ động/bị động ở pha cuối. Ở hành trình bay cuối tiếp cận mục tiêu, nó bay cách mặt nước 5-15m và có thể cơ động lẩn tránh hỏa lực phòng thủ đối phương. 3M55 lắp đầu đạn xuyên giáp thuốc nổ mạnh nặng 250kg đủ sức công phá các chiến hạm cỡ lớn, tầm bắn tối đa 300km.

Bastion là loại vũ khí chống hạm từ đất liền hiện đại nhất của Hải quân Việt Nam sẽ góp phần bảo vệ vững chắc lãnh hải.

Tổng hợp​
 
Biển số
OF-3680
Ngày cấp bằng
7/3/07
Số km
10,879
Động cơ
663,247 Mã lực
Tuổi
50
Bây h có khi chỉ có chú bát tôn mới có khả năng tác chiến thực thụ các cụ nhể ... mấy chú đầu to xác, bay chậm tới gần tầu chiến đối phương thì sam nó thịt sạch ... ~X(
 

angy nguyen

Xe hơi
Biển số
OF-34766
Ngày cấp bằng
6/5/09
Số km
148
Động cơ
476,030 Mã lực
Bây h có khi chỉ có chú bát tôn mới có khả năng tác chiến thực thụ các cụ nhể ... mấy chú đầu to xác, bay chậm tới gần tầu chiến đối phương thì sam nó thịt sạch ... ~X(
Sam là hệ thống phòng thủ đất đối không cụ ạ, không ai trang bị trên tàu chiến cả :|
 

angy nguyen

Xe hơi
Biển số
OF-34766
Ngày cấp bằng
6/5/09
Số km
148
Động cơ
476,030 Mã lực
Năm Rồng có"tứ đại hộ vệ" bảo vệ vững chắc chủ quyền của Tổ quốc

1. Máy bay tiêm kích Su-30MK2

4 chiến đấu cơ hiện đại Su-30МК2 sẽ tiếp tục về VN trong năm Nhâm Thìn để cùng các tàu hộ vệ tên lửa Đinh Tiên Hoàng-Lý Thái Tổ, tên lửa phòng thủ bờ biển K300P Bastion-P và sắp tới là tàu ngầm Kilo để hình thành “tứ đại hộ vệ” bảo vệ vững chắc chủ quyền của Tổ quốc.

Trong năm Con Rồng 2012, Tập đoàn xuất khẩu vũ khí quốc gia Nga (Rosoboronexport) sẽ bàn giao tiếp cho Việt Nam 4 máy bay chiến đấu đa năng Su-30МК2. Số máy bay này nằm trong hợp đồng mua 12 chiếc Su-30МК2 ký kết giữa hai bên vào tháng 2-2010.

4 chiếc Su-30МК2 trong hợp đồng trên, theo Interfax, đã được 2 chiếc máy bay vận tải An-124 của Nga vận chuyển sang Việt Nam ngày 30-12-2011. Trước đó, Nga đã bàn giao cho Việt Nam 12 chiếc Su-30МК2 theo các hợp đồng ký kết các năm 2003 và 2009.


Chiến đấu cơ SU-30MK2 mới nhất của Việt Nam​

Sự hiện diện của Su-30MK2 đã nâng cao đáng kể khả năng tác chiến trên không của Việt Nam. Đây là máy bay tiêm kích đa năng 2 chỗ ngồi thế hệ thứ 4, được sử dụng để chiếm ưu thế trên không, tiêu diệt mục tiêu mặt nước và mặt đất bằng vũ khí chính xác cao, trinh sát trên chiến trường đất liền và trên biển, có thể hoạt động độc lập và theo tốp trong mọi điều kiện thời tiết.

Su-30MK2 có thể mang theo 8 tấn vũ khí các loại, gồm bom điều khiển có độ chính xác cao, tên lửa đối không hay đối biển có độ chính xác cao… Máy bay có tốc độ tối đa gấp 2 lần tốc độ âm thanh (hơn 2.100 km/giờ), trần bay thực tế 18,5 km và tầm bay 3.900 km.


SU-30MK2 là loại máy bay chiến đấu siêu âm đa năng​

Cùng với việc bàn giao 4 chiếc Su-30MK2 những ngày cuối cùng của năm 2011, Nga cũng đã bàn giao cho Việt Nam 2 tàu hộ vệ tên lửa hiện đại có khả năng tàng hình thuộc Dự án Gepard 3.9 trong năm Tân Mão vừa qua.

2. Tàu hộ vệ tên lửa Gepard-3.9

Hai tàu hộ vệ tên lửa sau khi về Việt Nam đã được đặt tên Đinh Tiên Hoàng (HQ-011) và Lý Thái Tổ (HQ-012). 2 con tàu hiện đại nhất của Hải quân Việt Nam này có thể đảm đương các nhiệm vụ tuần tiễu, hộ tống, rải lôi, chi viện hỏa lực và săn tìm các mục tiêu như tàu nổi, tàu ngầm, máy bay…


Tàu Đinh Tiên Hoàng tuần tra bảo vệ chủ quyền biển đảo​

Hệ thống vũ khí chính của tàu hộ vệ tên lửa thuộc Dự án Gepard-3.9 gồm 2 bệ phóng với 8 tên lửa chống hạm Uran-E, có khả năng tiêu diệt các mục tiêu ở cự ly đến 130 km; 1 pháo đa năng 76,2 mm АК-176М với hệ thống điều khiển Laska đã thể hiện hiệu quả cao khi bắn các mục tiêu mặt nước, trên không và trên bờ.

Vũ khí phòng không tầm gần gồm 1 hệ thống pháo phòng không Palma và 2 hệ thống pháo phòng không АК-630М. Vũ khí chống ngầm gồm 2 ống phóng lôi DTA-53 với các ngư lôi chống ngầm và hệ thống rải mìn biển. Ngoài ra ở đuôi tàu còn có 1 sân cất/hạ cánh cho 1 trực thăng Ка-28 hoặc Ка-31.

Nét đặc sắc trong thiết kế của Gepard 3.9 là ứng dụng công nghệ tàng hình, do đó giảm độ bộc lộ radar khiến tàu khó bị phát hiện. Với tốc độ di chuyển nhanh (28 hải lý/giờ), Gepard 3.9 giống như con báo đi săn, nhẹ nhàng tiếp cận mục tiêu và ra đòn hạ gục “con mồi”.


Tàu Lý Thái Tổ có khả năng di chuyển rất nhanh, lên tới 28 hải lý/giờ​

Interfax cho hay, Việt Nam đã ký hợp đồng với Rosoboronexport để cung cấp bổ sung thêm 2 tàu hộ vệ tên lửa thuộc Dự án Gepard 3.9. Hãng tin của Nga này dẫn lời Phó Giám đốc Nhà máy Zelenodolsk Gorky – nhà máy đóng tàu lớp Gepard 3.9 – ông Sergei Rudenko nói, nếu 2 tàu Gepard 3.9 đầu tiên của Việt Nam được trang bị các tên lửa chống tàu nổi hiện đại nhất hiện nay của Nga thì 2 tàu tiếp theo sẽ được “trang bị thêm các thiết bị chống ngầm”.

3. Tổ hợp tên lửa bờ Bastion

Bên cạnh máy bay Su-30MK2 và tàu hộ vệ tên lửa Gepard, Nga cũng đã cung cấp cho Việt Nam các tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển K300P Bastion-P. Tổ hợp tên lửa di động K300P Bastion-P được thiết kế để tiêu diệt tàu chiến và các mục tiêu trên bờ trong tầm bắn tới 300km.


Tên lửa K300P Bastion-P luôn sẵn sàng chiến đấu bảo vệ chủ quyền đất nước​

Cấu hình cơ bản của một tổ hợp K300P Bastion-P gồm: 4 xe chở bệ phóng tự hành K340P SPU, mỗi xe mang 2 ống phóng TPS chứa đạn tên lửa, 1 tới 2 xe điều khiển K380P MBU có thể chuẩn bị chiến đấu chỉ trong vòng 3 đến 4 phút; một xe đảm bảo sẵn sàng chiến đấu MOBD.


Sơ đồ bố trí đội hình của tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển K300P Bastion-P​

4. Lữ đoàn tàu ngầm lớp kilo 636

Trả lời Báo Người Lao động sau khi tái đắc cử Bộ trưởng Quốc phòng tháng 8-2011, Đại tướng Phùng Quang Thanh cho biết, Việt Nam sẽ có một lữ đoàn tàu ngầm hiện đại với 6 tàu ngầm lớp Kilo 636 trong thời gian 5-6 năm tới. Tàu ngầm lớp Kilo có biệt danh “lỗ đen” vì khả năng tránh bị phát hiện và được cho là loại tàu ngầm chạy bằng diesel êm nhất trên thế giới.

Tàu được thiết kế để tác chiến chống ngầm và trên biển, đồng thời thực hiện các nhiệm vụ tuần tra, trinh sát. Tàu có độ giãn nước 2.300 tấn, độ sâu tối đa 350 m, hoạt động trong phạm vi lên đến 10.000 km với thủy thủ đoàn 57 người. Loại tàu ngầm này còn được trang bị 6 ống phóng ngư lôi 533 mm.


Một tàu ngầm lớp Kilo đang hoạt động trên biển​

Chuẩn đô đốc Nguyễn Văn Ninh, Phó tư lệnh Quân chủng Hải quân, cho biết hiện đã có chế độ lương cho sĩ quan và chiến sĩ tàu ngầm. Theo đó, mức lương của trung úy phục vụ dưới tàu ngầm là 35 triệu đồng/tháng và đại tá 55 triệu đồng/tháng, mức lương cao gấp hơn hai lần so với lương Chuẩn đô đốc hiện tại.


Những học viên tàu ngầm của Việt Nam tại Nga​

Những loại vũ khí hiện đại mà Việt Nam trang bị phù hợp khả năng kinh tế của đất nước như máy bay chiến đấu đa năng Su-30MK2, tàu hộ vệ tên lửa Gepard 3.9, tên lửa phòng thủ bờ biển K300P Bastion-P và tương lai gần là tàu ngầm Kilo 636 sẽ hình thành “tứ đại hộ vệ”, cơ bản hình thành được năng lực phòng thủ biển gần hiệu quả.

Với các loại vũ khí này, lực lượng vũ trang Việt Nam có được năng lực tác chiến đa năng 3 trong 1 (trên không, dưới nước và trên mặt nước), đáp ứng nhu cầu phòng thủ, bảo vệ chủ quyền của Tổ quốc.

ST​
 

f40fd

Xe điện
Biển số
OF-24154
Ngày cấp bằng
14/11/08
Số km
2,026
Động cơ
512,228 Mã lực
6 tầu ngầm Kilo x thủy thủ đoàn 57 người một tầu x 30tr một tháng (bình quân) thì riền tiền lương cho thủy thủ đoàn hàng năm đã là > 100 tỷ !!!

Hoặc lương đó được hiểu là chỉ khi nào phục vụ trên tầu mới cao thế còn khi ở trên đất liền thì lương bình thường + phụ cấp cao hơn chút.
 

angy nguyen

Xe hơi
Biển số
OF-34766
Ngày cấp bằng
6/5/09
Số km
148
Động cơ
476,030 Mã lực
6 tầu ngầm Kilo x thủy thủ đoàn 57 người một tầu x 30tr một tháng (bình quân) thì riền tiền lương cho thủy thủ đoàn hàng năm đã là > 100 tỷ !!!

Hoặc lương đó được hiểu là chỉ khi nào phục vụ trên tầu mới cao thế còn khi ở trên đất liền thì lương bình thường + phụ cấp cao hơn chút.
Lính Tàu ngầm là lính có nguy cơ tử nạn cao nhất đấy bác ạ, nó mà đắm thì chỉ có đi 100% :(
 

Subaru_91

Xe đạp
Biển số
OF-116427
Ngày cấp bằng
12/10/11
Số km
31
Động cơ
386,210 Mã lực
6 tầu ngầm Kilo x thủy thủ đoàn 57 người một tầu x 30tr một tháng (bình quân) thì riền tiền lương cho thủy thủ đoàn hàng năm đã là > 100 tỷ !!!

Hoặc lương đó được hiểu là chỉ khi nào phục vụ trên tầu mới cao thế còn khi ở trên đất liền thì lương bình thường + phụ cấp cao hơn chút.
j chứ đi lính mà lính tày ngầm thì chán chết ...
 
Biển số
OF-49
Ngày cấp bằng
23/5/06
Số km
7,393
Động cơ
660,503 Mã lực
Nơi ở
Thừa Thiên Huế
Lính Tàu ngầm là lính có nguy cơ tử nạn cao nhất đấy bác ạ, nó mà đắm thì chỉ có đi 100% :(
Sống chết chưa phải lo. Quan trọng là mỗi lần ra khơi là nó lặn mất tăm mất tích cả tháng. Phải sống trong môi trường tù túng, thiếu khí, thiếu ánh mặt trời, thiếu xxx cả tháng thì chẳng khác gì tù khổ sai...
 

Estonque

Xe điện
Biển số
OF-27090
Ngày cấp bằng
7/1/09
Số km
3,122
Động cơ
517,108 Mã lực
Nơi ở
Nhà BVC
đề nghị bác post link vào thớt Hình ảnh..... của bác Triumf để thống nhất 1 mối, k lập thớt với những vấn đề không mới
 
Biển số
OF-3680
Ngày cấp bằng
7/3/07
Số km
10,879
Động cơ
663,247 Mã lực
Tuổi
50
Sam là hệ thống phòng thủ đất đối không cụ ạ, không ai trang bị trên tàu chiến cả :|
Tên tiếng tây nó là Surface to Air Missile .. thế dùng cho tầu chiến thì là Ship to Air hay là cái gì nhể ... lói chung khác nhau ở cái tên còn lại thực sự là 1 ..
 

Xuantam

Xe đạp
Biển số
OF-130630
Ngày cấp bằng
13/2/12
Số km
12
Động cơ
373,520 Mã lực
Tên tiếng tây nó là Surface to Air Missile .. thế dùng cho tầu chiến thì là Ship to Air hay là cái gì nhể ... lói chung khác nhau ở cái tên còn lại thực sự là 1 ..
SAM là tên lửa đất đối không

Còn tên lửa chống hạm là ASM hoặc AShM = Anti-Ship Missile
 
Biển số
OF-3680
Ngày cấp bằng
7/3/07
Số km
10,879
Động cơ
663,247 Mã lực
Tuổi
50
SAM là tên lửa đất đối không

Còn tên lửa chống hạm là ASM hoặc AShM = Anti-Ship Missile
Thế cái e đang bàn về tên lửa phòng không cho tầu chiến ... tiếng tây là gì nhể .. có phải là SAM không ạ ..
 

Estonque

Xe điện
Biển số
OF-27090
Ngày cấp bằng
7/1/09
Số km
3,122
Động cơ
517,108 Mã lực
Nơi ở
Nhà BVC
Thế cái e đang bàn về tên lửa phòng không cho tầu chiến ... tiếng tây là gì nhể .. có phải là SAM không ạ ..
SAM là đất đối không chứ không phải hạm đối không ạ :( Tên lửa từ hạm hình như là ASM
 
Chỉnh sửa cuối:

gocart

Xe cút kít
Biển số
OF-59286
Ngày cấp bằng
17/3/10
Số km
15,768
Động cơ
607,153 Mã lực
Nơi ở
Trên mặt đất, dưới bầu trời
Sam trên tàu:


S-300F (SA-N-6) trên biển


Cận cảnh các bệ phóng SA-N-6 trên tàu Marshal Ustinov.


S-300F Fort (tiếng Nga C-300Ф Форт, định danh DoD SA-N-6, hậu tố F cho Flot, tiếng Nga có nghĩa hạm đội) được giới thiệu năm 1984 như phiên bản đầu tiên trang bị trên tàu thuỷ (hải quân) của hệ thống S-300P do Altair phát triển với loại tên lửa 5V55RM mới với tầm hoạt động 7–90 km (4-56 dặm, tương đương 3.8-50 hải lý) và tốc độ tối đa của mục tiêu lên tới Mach 4 trong khi độ cao chiến đấu giảm còn 25-25,000 m (100-82,000 ft). Phiên bản hải quân sử dụng các radar TOP SAIL hay TOP STEER, TOP PAIR và 3R41 Volna (TOP DOME) và dùng dẫn đường điều khiển với một phương thức dẫn đường radar bán chủ động (SARH) giai đoạn cuối. Nó lần đầu tiên được lắp đặt và thử nghiệm trên biển trên một tàu tuần tiễu lớp Kara và cũng được lắp đặt trên các tàu tuần tiễu lớp Slavatàu chiến lớp Kirov. Nó được giữ trong tám (Slava) hai mười hai (Kirov) bệ phóng tám tên lửa bên dưới boong. Phiên bản xuất khẩu của hệ thống này được gọi là Rif (Russian Рифreef).
S-300FM Fort-M (tiếng Nga C-300ФМ, định danh DoD SA-N-20) là phiên bản hải quân khác của hệ thống, chỉ được lắp đặt trên tàu tuần tiễu lớp Kirov RFS Pyotr Velikiy, và sử dụng loại tên lửa 48N6 mới. Nó được giới thiệu năm 1990 và tăng tốc độ tên lửa lên xấp xỉ Mach 6 với tốc độ tiếp chiến mục tiêu tối đa lên tới Mach 8.5, tăng kích thước đầu đạn lên 150 kg (330 lb) và tăng tầm tiếp chiến một lần nữa lên 5–150 km (3-93 dặm) cũng như độ cao tiếp chiến 10m-27 km (33–88500 ft). Các tên lửa mới cũng sử dụng biện pháp dẫn đường tối tân track-via-missile và có khả năng ngăn chặn các tên lửa đạn đạo tầm ngắn. Hệ thống này sử dụng TOMB STONE MOD thay cho radar TOP DOME. Phiên bản xuất khẩu được gọi là Rif-M. Hai hệ thống Rif-M đã được Trung Quốc mua năm 2002 và lắp đặt trên các tàu khu trục tên lửa phòng không có điều khiển Type 051C.
Cả hai phiên bản hải quân đều được cho là còn có một máy do tìm hồng ngoại giai đoạn cuối thứ hai để giảm khả năng bị ảnh hưởng của hệ thống do bão hoà, tương tự như hệ thống tên lửa Standard mới của Mỹ. Điều này cũng giúp tên lửa có khả năng tiếp chiến các mục tiêu dưới đường chân trời của radar, như các tàu chiến hay các tên lửa chống tàu bay lướt trên mặt biển.
 

Caterpillar

Xe tăng
Biển số
OF-90632
Ngày cấp bằng
2/4/11
Số km
1,829
Động cơ
423,945 Mã lực
Em nhìn ảnh cái hệ thống K300P Bastion-P chưa hiểu rõ lắm các bác giải thích hộ em cái máy bay chuồn chuồn nó để làm gì với ạ, nếu Tung Cẩu nó xịt được cái máy bay đấy thì tầm bảo vệ của cái K300 này chắc chỉ đến được đường chân trời thôi ạ ?
 

Estonque

Xe điện
Biển số
OF-27090
Ngày cấp bằng
7/1/09
Số km
3,122
Động cơ
517,108 Mã lực
Nơi ở
Nhà BVC
Em nhìn ảnh cái hệ thống K300P Bastion-P chưa hiểu rõ lắm các bác giải thích hộ em cái máy bay chuồn chuồn nó để làm gì với ạ, nếu Tung Cẩu nó xịt được cái máy bay đấy thì tầm bảo vệ của cái K300 này chắc chỉ đến được đường chân trời thôi ạ ?
Trong bộ K300 không có trực thăng, mà ý cái ảnh muốn nói là sự hợp đồng tác chiến, datalink giữa trực thăng và hệ thống, trực thăng có thể bắt mục tiêu rồi chỉ thị cho hệ thống phóng đạn diệt mục tiêu, về cơ bản là như vậy :D
 

xengheo

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-91335
Ngày cấp bằng
9/4/11
Số km
642
Động cơ
410,730 Mã lực
SAM là đất đối không chứ không phải hạm đối không ạ :( Tên lửa từ hạm hình như là ASM
SAM: Surface-Air-Missile: tên lửa phòng không

Surface= đất hay biển đều được. Các bản SAM trên tàu thường chỉ là phiên bản của SAM trên đất.

ASM: Anti-Ship-Missile: tên lửa đối hạm
 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top