[Thảo luận] Bịt ngã tư hay không?

Cường già

Xe tải
Biển số
OF-52570
Ngày cấp bằng
10/12/09
Số km
304
Động cơ
455,950 Mã lực
Em thì nghĩ khác các cụ ợ. đã làm ra ngã 4 thì phải để cho nó hoạt động là ngã 4 nếu bịt thì chỉ là giải pháp tình thế vậy => biện pháp này sẽ như ném đá ao bèo(y)
 

CXP

Xe buýt
Biển số
OF-53276
Ngày cấp bằng
21/12/09
Số km
764
Động cơ
459,041 Mã lực
Các cụ xê ra em có ý kiến này.

Theo em là cứ bịt, bịt hết đi cho thiên hạ đi vòng. Xong đâu đấy quảng cáo, PR cho toàn thế giới là các vị có đi du lịch đâu thì du lịch, nhưng chúng tôi đảm bảo với các vị là chỉ duy nhất ở VN mới có một "Thành phố KHÔNG NGÃ TƯ". Lại chả thu được cả đống tiền ấy chứ. Lúc đấy mà các cụ không ra đường có khi thành phố nó cũng bỏ tiền ra thuê các cụ ào ra đường cho du khách thưởng lãm tình trạng đường xá có một không hai của VN (như kiểu đi xem xiếc khỉ, hehe).

Nói vậy thôi, em thấy từ khi bịt ngã tư, tắc đường cũng giảm hẳn đi đấy chứ. Các cụ nói tốn xăng hơn là không đúng, vì chẳng thà đi vòng một tí còn hơn đứng ì ra ở ngã tư cả 10 phút đồng hồ. 18 điểm dự kiến bịt toàn chỗ đường rộng, chắc bịt xong cũng không đến nỗi nào.

Nhưng cũng đáng buồn là bịt ngã tư cũng chỉ là giải pháp tình thế, không làm cho ý thức tham gia giao thông của người Tràng An thanh lịch nâng cao lên được tí ti ông cụ nào, Buồn thay!!!
 

dankt

Xe máy
Biển số
OF-1137
Ngày cấp bằng
4/8/06
Số km
73
Động cơ
576,000 Mã lực
Em thì nghĩ khác các cụ ợ. đã làm ra ngã 4 thì phải để cho nó hoạt động là ngã 4 nếu bịt thì chỉ là giải pháp tình thế vậy => biện pháp này sẽ như ném đá ao bèo(y)
Thành phố an toàn, không tắc đường, không tai nạn giao thông có lẽ cần hơn cái thành phố có ngã tư của bác. Ngã tư nhiều chỉ tắc đường, tốn đèn đỏ và xxx :77::77::77:
 

B.Anh

Xe tải
Biển số
OF-36374
Ngày cấp bằng
29/5/09
Số km
284
Động cơ
475,200 Mã lực
Phương án bịt đường rất có hiệu quả với những đường có phân cách rộng như Nguyễn chí Thanh or Trần Duy Hưng nhưng ko thể máy móc áp dụng được. Các cụ thử cho ý kiến về quả bịt ngã tư Minh Khai, Kim Ngưu với a, chỗ quay đầu toàn tai nạn với tắc thôi, cứ hình dung một con xe Aero Space quay đầu vào 5h30 chiều xem... Vãi lái...
 

LeTai1979

Xe cút kít
Biển số
OF-52024
Ngày cấp bằng
2/12/09
Số km
19,866
Động cơ
1,827,048 Mã lực
Nơi ở
Nhà
Nó chỉ lấy ý kiến cho có thôi chứ quyết định cuối cùng vẫn là các chú ấy cả. Ngã tư đường rộng thì có thể bịt được chứ cứ máy móc chỗ nào cũng bịt thì:77::77::77::77::77:
 

khangluudan

Xe tải
Biển số
OF-26320
Ngày cấp bằng
24/12/08
Số km
334
Động cơ
491,340 Mã lực
cứ trưng cầu đi, có chính sách rồi các cụ ạ,mình có spam cho sập web site thì cũng thế, ý thức ngừoi tham gia giao thông và cơ sở hạ tầng kiểu này thì kiểu gì chẳng tắc, chẳng qua chuyển chỗ tắc này sang chỗ tắc khác thôi mà:77::77::77::77:
 

auto_nd

Xe tăng
Biển số
OF-35829
Ngày cấp bằng
23/5/09
Số km
1,889
Động cơ
493,757 Mã lực
Nơi ở
Ngã 3.....
:'(:'(:'( bọn áo vàng tích cực chỉ dẫn người đi đường tại những điểm nóng có khi tạo được thói quen ý thức người đi đường...... đằng này... bọn cờ hó ... nó toàn lấp ló rồi chộp & làm tiền :77::77::77:
xã hội ơi là xã hội :'(
 

tuan dat

Xe tăng
Biển số
OF-6446
Ngày cấp bằng
28/6/07
Số km
1,131
Động cơ
553,960 Mã lực
Nơi ở
BRD & Hà lội
Thực ra bịt ngã tư là làm 1 cái vòng xuyến (chỉ khác là nó không phải là hình tròn) cái quan trọng nhất là chỗ quay đầu phải đủ rộng.
 

Europe

Xe buýt
Biển số
OF-8200
Ngày cấp bằng
15/8/07
Số km
835
Động cơ
546,050 Mã lực
Nơi ở
Hoàng Quốc Việt, Hà Nội
Tất cả chỉ tại dân Hà Nội vô ý thức, toàn vượt đèn đỏ nên mới thế. Các bác cứ nghĩ lại mà xem, rất nhiều người cố đi khi đèn vàng đã bật dẫn đến cản trở làn đèn xanh và gây tắc. Đặc biệt, những hôm trời mưa thì càng tắc vì chẳng ai chịu đỗ lại chờ đèn xanh. Em nói thế các bác ở Hà Nội đừng tức tối (em cũng ở Hà Nội). Nếu người dân Sài Gòn cũng như Hà Nội thì đường ở đó sẽ tắc đến mức nào. Em đã từng ở Huế, giữa trưa mùa hè nắng gắt, gió Lào nóng như đổ lửa, không hề có công an ở ngã tư, đường thì vắng hoe, thế nhưng mọi người vẫn kiên trì đỗ trước đèn đỏ rất nghiêm túc.
 

Europe

Xe buýt
Biển số
OF-8200
Ngày cấp bằng
15/8/07
Số km
835
Động cơ
546,050 Mã lực
Nơi ở
Hoàng Quốc Việt, Hà Nội
Em xin nói thêm là em cũng đi qua nhiều thành phố từ Á sang Âu nhưng chưa thấy thành phố nào bịt ngã tư vô lối như Hà Nội. Bạn em từ Ý qua bảo, có lẽ Hà Nội là một trong những thành phố có giao thông hỗn loạn nhất thế giới.
 

otoIT

Xe tải
Biển số
OF-39425
Ngày cấp bằng
28/6/09
Số km
229
Động cơ
471,663 Mã lực
Nơi ở
trên mây
Hơ hơ! Biết đâu vài năm nữa, bịt ngã tư tại Hà Nội là 1 nét văn hóa giao thông... riêng có ở VN ấy chứ :))
 

polizia

Xe container
Biển số
OF-13671
Ngày cấp bằng
2/3/08
Số km
6,280
Động cơ
634,269 Mã lực
Nơi ở
3801
Em xin nói thêm là em cũng đi qua nhiều thành phố từ Á sang Âu nhưng chưa thấy thành phố nào bịt ngã tư vô lối như Hà Nội. Bạn em từ Ý qua bảo, có lẽ Hà Nội là một trong những thành phố có giao thông hỗn loạn nhất thế giới.
Em cũng đi qua nhiều thành phố ở châu Âu nhưng chả có thành phố nào đông dân như Hà Nội, cũng chả có thành phố nào nhiều xe máy như Hà Nội...
So sánh thế thì khập khiễng quá, thực tế vấn đề tắc đường ở Hà Nội đang là 1 bài toán khó mà bất cứ ai lên làm lãnh đạo cũng chưa tìm ra được lời giải. Tốt nhất cứ làm thử nghiệm, cái nào hay thì áp dụng, vừa làm vừa sửa thôi.
 

Nấm mỡ

Xe điện
Biển số
OF-39127
Ngày cấp bằng
25/6/09
Số km
3,554
Động cơ
483,957 Mã lực
Nơi ở
Đi cả năm không tới Rốn Rùa
Các cụ bớt chút thời gian, cho phép nhà cháu trình bày quan điểm cá nhân về cái vụ bịt ngã tư này :30:

  1. Trước hết, nhà cháu thấy việc công tác quy hoạch phân lại làn, luồng giao thông cho hợp lý bị cả cơ quan chức năng lẫn người dân gọi túm lại thành bịt ngã tư là rất nực cười. Có những ngã tư hiện đang có hiện tượng điều tiết giao thông chưa phù hợp thì có thể điều tiết bằng cách thêm điểm nhánh quay đầu hoặc nắn không cho phép đi thẳng, và phải dầy công nghiên cứu để phù hợp đối với từng điểm một. Không thể quy thành một biện pháp duy nhất là bịt ngã tư rồi cứ thế áp dụng một cách ngu xuẩn, tràn lan.
  2. Trước đây, khi bịt một vài ngã tư, phần vì thời điểm thực hiện số người tham gia giao thông có giảm (sinh viên chưa vào năm học), phần vì nhiều người ngại vòng vèo nên tránh ngã tư bị bịt, có vẻ hiệu quả tức thì, hoan hô ầm ỹ. Nhưng khi lượng người tham gia giao thông trở lại bình thường, cộng với số ngã tư đã bịt quá nhiều không còn tránh được nữa thì ô hô... ai tai...
  3. Không thể bảo rằng vì dân ta thiếu ý thức khi tham gia giao thông nên bịt ngã tư sẽ có hiệu quả. Càng làm như thế càng không đủ lực lượng để kiểm soát, ngăn chặn việc tham gia giao thông vô kỷ luật. Và, tất nhiên sẽ dẫn đến việc ùn tắc ngày càng gia tăng. CSGT thay vì lo đi rình bắt vi phạm thì nên chường mặt ra để người tham gia giao thông thấy ngại mà không dám vi phạm sẽ tốt hơn nhiều.
Để minh họa rõ hơn các ý kiến cá nhân trên, nhà cháu làm một cái hình xâu xấu dưới đây (mũi tên xanh là luồng 2B, đỏ là 4B, nét mảnh chấm đứt là đang phải dừng theo tín hiệu điều khiển giao thông), mong các cụ lượng xét.



Trong hình trên, bên trái là ngã tư trước lúc bị bịt, bên phải là sau khi bịt. Trông có vẻ hơi rối dưng các cụ chịu khó nhìn hộ nhà cháu thì sẽ thấy các vấn đề rất rõ ràng là:

  1. Trước lúc bịt, vùng có thể xảy ra xung đột chính là ngã tư. Và chỉ cần đèn tín hiệu giao thông hoạt động tốt, có điểm rốn cho ngã tư, cộng với sự giám sát điều khiển bổ trợ của một CSGT thì đã giải quyết được tránh ùn tắc (có thể bị nghẽn ở giờ cao điểm nhưng giải tỏa tương đối nhanh).
  2. Sau khi bịt tịt ngã tư được thể hiện ở phần hình bên phải. Nhà cháu phải lược đi, chỉ để một phía phải của hình có biểu hiện các luồng phương tiện tham gia giao thông cho khỏi rối. Chỉ riêng như thế thôi các cụ cũng có thể thấy:
    • vùng số 1, lưu lượng phương tiện tham gia tăng đột biến khi luồng phương tiện đi thẳng và luồng phương tiện rẽ phải nhập làm một (nếu giả định mỗi luồng có số phương tiện ngang nhau thì sẽ có số phương tiện tại vùng 1 bằng 1,67 lần so với khi chưa bịt ngã tư).
      Thực chất, nếu xét đầy đủ thì lưu lượng tăng đột biến chạy suốt từ nhánh đường đã bịt đến điểm quay đầu xe ở cả hai bên ngã tư. Tuy nhiên thường thường do lưu thông chỉ thiên lệch về một hướng tại mỗi thời điểm (chiều đi, chiều về) nên cũng không cần xét thêm.
    • vùng số 2 và số 3, thực chất đây là 2 ngã tư ảo không có tín hiệu điều khiển giao thông cũng như CSGT hỗ trợ. Chưa tính đến sự ngu xuẩn của GTCC khi đẩy làn rẽ 4B lên trên, bắt 2B phải lách chéo vào trong thì ở đây giao thông cũng đã rất lộn xộn vì sự gia tăng số lượng tại vùng 1 gây cho nhiều phương tiện bị lộn xộn, lệch khỏi làn đường lẽ ra là phù hợp với mục tiêu di chuyển.
    • vùng 4 và 5, nếu có cả phương tiện đi theo chiều đối diện quay đầu tại điểm quay đầu xe thì các cụ cũng dễ hình dung sự hỗn loạn khi không có điều khiển sẽ lên đến mức nào.
    • Các mô tả trên hoàn toàn chưa kể đến việc một số ngã tư đã bịt có dải phân cách ở điểm quay đầu xe quá hẹp khiến các phương tiện phải lấn làn rất nhiều mới quay được đầu, gây nghẽn làn cũng như nguy hiểm cho các phương tiện khác.
Dài dòng quá, mờ các cụ OF nhà mình thường ngại đọc :^) Sozì các cụ, nhà cháu thôi vậy :P

Có cụ nào đọc kỹ hết các chữ nghĩa ở trên (không cần tán thành) thì cứ nhấn vào cái cưn của nhà cháu là nhà cháu xin đáp lễ đầy đủ :21:
 
Chỉnh sửa cuối:

CXP

Xe buýt
Biển số
OF-53276
Ngày cấp bằng
21/12/09
Số km
764
Động cơ
459,041 Mã lực
@Nấm mỡ: mô hình 1 của cụ là mô hình lý tưởng. Ai cũng biết là nó hay nhưng nó chỉ hay ở HN nếu dân ta toàn người biết dừng khi đèn vàng, đỗ khi đèn đỏ và đi khi đèn xanh. Nhưng hiện thực là các chú cứ vô tư vượt đèn đỏ, hay chỉ cần hơi nghẽn là bà con tràn hết sang phần đường của chiều đi đối diện, và đến lúc đó thì ô hô!!! Mà chuyện này mới là chuyện thường ngày ở huyện - à quên, ở Hà Nội cụ ợ!
 

Nấm mỡ

Xe điện
Biển số
OF-39127
Ngày cấp bằng
25/6/09
Số km
3,554
Động cơ
483,957 Mã lực
Nơi ở
Đi cả năm không tới Rốn Rùa
@Nấm mỡ: mô hình 1 của cụ là mô hình lý tưởng...
Chắc nhà cháu viết dài quá nên cụ chỉ xem hềnh dư kiểu truyện tranh chứ kô đọc :^) Đới chính là giải thích cho tình trạng bi chừ chứ kô phải đề xuất cái mới ợ :6:
 

fortesg

Xe hơi
Biển số
OF-54828
Ngày cấp bằng
12/1/10
Số km
144
Động cơ
451,040 Mã lực
Em thấy bịt cũng đỡ nghẽn phết ý chứ !!
 

dankt

Xe máy
Biển số
OF-1137
Ngày cấp bằng
4/8/06
Số km
73
Động cơ
576,000 Mã lực
@ Nấm mỡ: Cám ơn sự nhiệt tình và chu đáo của bác khi bàn về vấn đề này. Tuy nhiên có điểm này em không đồng ý với bác. Khi quay đầu thì tất cả các xe ở vùng 1 sẽ phải đi vào làn riêng sát bên trái. Khi vào vùng 3 sẽ phải có làn riêng cũng ở bên trái rồi sau đó báo signal để nhập làn. Cái này ở nước ngoài họ đều kẻ vạch liền để phân làn. Các xe đi thẳng không bao giờ được chèn vào làn này. Ở HN, một số điểm trên NCT có thiết kế như vậy nhưng do làm nửa vời cộng với ý thức người dân kém nên không có tác dụng. Có lẽ phải tạo ra con lươn cưỡng chế mới xử lý được vụ này. Về việc ô tô quay đầu thì đương nhiên phải chạy quá lên trên vì nếu không sẽ quay trên vạch của người đi bộ. Đây cũng là 1 kiểu bẫy nữa. Thường vạch cho người đi bộ sang đường phải trước điểm quay đầu hoặc trước ngã tư 1 - 2m.
To các bác tiếc vì không còn ngã tư: Bịt ngã tư thực ra để tạo ra một vòng xuyến không tròn thôi. HN đã quá nhếch nhác rồi, tiêc gì cái ngã tư với mấy cái đèn giáo thông vớ vẩn, cái đáng tiếc là thời gian, tiền bạc và đạc biệt là những mạng người chế oan vì hệ thống giao thông tệ hại này cơ.
 

guitarist

Xe hơi
Biển số
OF-47178
Ngày cấp bằng
23/9/09
Số km
126
Động cơ
462,060 Mã lực
Theo em thi :

1- Bịt ngã tư thực ra đã thực hiện giai đoạn 1 rồi, bây giờ là giai đoạn 2 mà thôi, việc bịt ngã tư em thấy có ưu và nhợc điểm sau :
- Ưu điểm : Tạo ra dòng chảy xe cộ liên tục không nghỉ (dừng, đỗ), do đó lưu thông nhanh hơn, ít tắc đường hơn (tất nhiên là đối với đường hai chiều có dải phân cách rộng, mỗi chiều có hai làn xe trở lên).
- Nhược điểm :
+ Dải phân làn bị phá nát, manh mún mất mĩ quan
+Nguy cơ gây tai nạn tăng cao hơn đối với tất cả các phương tiện nhất là đối với người đi xe đạp và đi bộ ( sang đường sẽ rơi vào tình trạng cao huyết áp).
+ Chia một chỗ tắc to thành nhiều chỗ tắc nhỏ, giao thông tại những chỗ này lộn xộn, mạnh ai nấy đi, tổng lưu lượng vưỡn không đổi.
+ Quãng đường đi từ A đến B so với trước sẽ vòng vèo và xa hơn , do đó tốn xèng hơn (chi phí thường xuyên này lớn).
+ Các hệ thống tín hiệu ở ngã tư cũ bị sinh ra thất nghiệp.:21:
2- Giải pháp :
- Giải pháp tạm thời : Bịt ngã tư và các lối rẽ : tùy theo độ rộng hẹp từng đường phố, lưu lượng phương tiện ở từng đường mà quyết định bịt hay không bịt từng ngã tư. Tuy nhiên bài tóan đặt ra là phải giải quyết cho được vấn đề an toàn và trật tự giao thông ở các chỗ quay đầu mới . Nếu giải quyết được thì lại gây tốn nhiều xèng nữa, chưa kể đến việc phải phá bỏ hệ thống tín hiệu cũ ở các ngã tư. Túm lại nếu thực hiện triệt để để lưu thông tạm thời, vưỡn sẽ gây tốn kém và sau này lại phải cải tạo lại.

- Giải pháp lâu dài :
+ Việc ùn tắc : Trong 1 thời gian ngắn phải chấp nhận sống chung với lũ. Cho nên việc bịt chỉ áp dụng cho chỗ nào đáng bịt.
+ Không tăng thêm dân cư ở và làm việc trong các khu phố thuộc các quận cũ (tạm thời không xây thêm các dự án chung cư cao tầng ở và làm việc xây chen trong các quận )
+ Nhanh chóng chuyển đổi một phần và tiến tới hầu hết trụ sở làm việc của các cơ quan trường học, công sở ra ngoài nội đô. Hà nội 36 phố phường sau này chỉ là nơi du lịch, bảo tồn di sản văn hóa và 1 só cơ quan đầu não (Tạm gọi là chuyển thành phố cũ ra nhà mới sau đó trống chỗ để xây dựng hoặc cải tạo lại nhà cũ).
+ Xây dựng hệ thống giao thông hiện đại, hạ tầng cơ sở y tế giáo dục…. Giai đoạn 1 tập trung cho các khu đô thị mới ngoại vi nội thành cũ.(phục vụ chuyển nhà), sau đó mới đế giai đoạn 2 là khu vực nội thành cũ .( Giai đoạn 1 và 2 phải nằm trong cùng một quy hoạch tổng thể ).

Nhà em mạo muội tham gia vài ý. Có gì chưa phải mong các cụ thể tất.
 

Nấm mỡ

Xe điện
Biển số
OF-39127
Ngày cấp bằng
25/6/09
Số km
3,554
Động cơ
483,957 Mã lực
Nơi ở
Đi cả năm không tới Rốn Rùa
@Kụ DanKT: ý nhà cháu kô phải phản đối hay tán thành việc bịt ngã tư mà là:
  1. CẦN CẢI TẠO: Cải tạo quy hoạch luồng làn là cần thiết nhưng phải làm dựa trên các nghiên cứu nghiêm túc.
  2. THỰC HIỆN ĐÚNG: Trong các biện pháp có thể áp dụng để xử lý các nút GT hiện thời, bịt ngã tư chỉ là một và chỉ có thể áp dụng khi thực sự phù hợp - kết hợp với các biện pháp khác, chứ kô phải là biện pháp duy nhất để áp dụng mọi lúc mọi nơi.
Còn về các ý mới của cụ thì:
  • Muốn quy định làn như cụ thì nhất thiết phải điều tiết lưu lượng ở vùng 1 (có thể bằng cách duy trì đèn tín hiệu tại các nhánh)
  • Cái cụ bẩu “Về việc ô tô quay đầu thì đương nhiên phải chạy quá lên trên vì nếu không sẽ quay trên vạch của người đi bộ” là không đúng với ý nhà cháu. Vấn đề tránh vạch của người đi bộ là cần áp dụng cho cả 2b & 4b. Còn việc cho 2b & 4b đi chéo nhau những 2 lần tại điểm quay đầu thì đúng là ngu hoàn toàn.
P.S. Nhà cháu online bằng đt nên hơi khó, các cụ thông cảm.
 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top