nhìn ảnh làm em nhớ quê quá. Ngày trước ở nhà trồng mía cực khổ từ lúc trồng tới lúc thu hoạch. Ngọn mía mùa trước được dành cho mùa sau, trước khi trồng phải lột phần lá khô để lòi các mắc mía ra. Gọi là hom mía - 1 phần ngọn mía dài cỡ 60cm
- Cuốc đất rồi mương luống để đặt hom mía
- từ khi mía mọc lên cho tới lúc đủ lớn để thu hoạch thì phải cuốc cỏ/rãi phân tới 2-3 lần. Sợ nhất là cuốc cỏ mía vì lá mía cứa đứt tay đứt mặt lun, chưa kể thời tiết miền trung mà chui vào đám mía cuốc cỏ thì biết nó nóng cỡ nào.
- tới lúc đi phát mía ( gọi là đi chặt mía thu hoạch) thì đi từ đầu xóm tới cuối xóm nhà nào có trâu bò nhờ họ đi thu hoạch giúp, đổi lại được lấy ngọn mía về cho trâu bò ăn.
- Sợ nhất là khúc bó mía và vác ra xe bò kéo về lò nấu đường thủ công, sau đó còn phải cuốn lá mía khô thành từng bành lớn để kéo về làm nhiên liệu nấu đường.
- Mía tập kết về lò đường thủ công thì phải đứng để đưa mía vào các trục ép nước.
Kể về mía đường thì em có nhiều kỷ niệm hồi đấy, mỗi lần nhớ lại thấy mình may mắn ghê, tuy cực khổ nhưng thực sự là những kỉ niệm, trải nghiệm để giờ mà có cái hồi ức.
Mọi người có thể xem thêm bài báo về nghề nấu đường thủ công (xứ Quảng em gọi là đường tán) ở đây
(Dân trí) - Huyện Quế Sơn, Thăng Bình (Quảng Nam) trước đây được biết đến là xứ sở của nghề trồng mía, nấu đường. Đến mùa thu hoạch mía, không khí rộn ràng khắp làng. Những lò nấu đường thủ công đỏ lửa từ sáng đến tối, mùi đường non thơm phức nức mũi cả làng cả xóm.
dantri.com.vn