Món này em chỉ vểnh tai nghe thôi.
bácCác bác ơi cho em hỏi là công ty em mua xe của 1 công ty khác thì nếu làm theo thông tư 12 vẫn phải đóng thuế trước bạ như cá nhân ạ, hay phải chịu các loại phí gì thôi? Theo dõi và thấy bác sytam77 rất am hiểu, nhiệt tình và luôn bám sát các văn bản luật nên nhân tiện em cũng xin được hỏi luôn ạ! Vodka các bác luôn nhé ^^
Em thấy thế này: khi em mua xe ,em phải nộp thuế tb xong rồi mới đăng ký chính chủ tên em và em mới được phép bán tiếp.vì thế nên bác nói là thủ tục mua bán giữa abcd là đầy đủ mà chưa đóng thuế tb của từng b,c,d là không chính xác đâu nhé.trường hợp của bác chỉ áp dụng như sau: a công chứng ủy quyền ( ccuq ) cho b,b ccuq cho c,c bán cho d thì mới được nhéLàm gì có chuyện đó, ở đây, không có ai vi phạm PL nên không có chuyện bị phạt HC ở đây đâu. Em đưa ra một ví dụ rất hợp lý mà(đã xảy ra nhiều trong thực tế), D vẫn cứ làm thủ tục sang tên bình thường, vì thủ tục mua bán giữa A=>B=>C=>D là đầy đủ hợp lệ, khoảng cách giữa các lần mua bán không quá 30 ngày thì phạt ai? Cái cần nói ở đây là về Lệ Phí Trước Bạ, khi D đi làm thủ tục sang tên thì thường là bị thu 3 lần(truy thu cả B & C nữa). Cái ý của em nói rõ trong bài viết để tranh luận là nên chăng cơ quan NN chỉ nên thu một lần của D thôi. Bác chịu khó đọc lại kỹ hơn tý nhé, thank bác !
Vấn đề cụ nêu trên tôi xin nói lại như sau:E lười đọc mười mấy trang nhưng vẫn có ý kiến thế này, có gì sai các Cụ bỏ quá cho:
Tài sản là ô tô xe máy ... thuộc về loại tài sản Nhà nước buộc phải đăng ký quyền sở hữu và khi đăng ký thì phải nộp lệ phí trước bạ, 2 yếu tố này k thể tách rời được. Nói cách khác trong ví dụ Cụ chủ nêu thằng B, thằng C vẫn chưa hoàn thành thủ tục đăng ký quyền sở hữu bắt buộc phải đăng ký theo luật định thế cho nên nếu theo tinh thần pháp luật, đúng ra là thằng B, thằng C k có quyền bán và vì vậy thằng D cũng k được mua tài sản dạng này, quyền sở hữu hợp pháp, hoàn toàn đối với tài sản đã có đâu mà mua với chả bán. Trường hợp này nếu đúng như ví dụ Cụ chủ nêu thì cơ quan NN hoàn toàn có thể từ chối k cho D đăng ký tài sản với lý do tài sản mua bán k hợp pháp ạ, chứ k phải là thu trước bạ thêm 2 lần nữa đâu. So sánh để các Cụ dễ hình dung hơn là chuyện hôn nhân thực tế, 2 ng sống với nhau như vc rồi nhưng k đăng ký kết hôn thì pháp luật cũng k công nhận và bảo vệ quyền của 2 bên theo Luật Hôn nhân gia đình được ạ.
Trong thực tế ví dụ của Cụ chủ thì thằng phải nộp lệ phí trước bạ là B và C chứ k phải là D, nhưng k tìm đựoc B và C để bắt nộp thì cũng k đủ căn cứ để buộc D phải nộp thay nên Bộ TC mới hướng dẫn vậy. Đúng luật mà nói thì Bộ TC cũng k có quyền thu lệ phí trước bạ của D để hợp thức hóa chuyển nhượng giữa C và D, nhưng Bộ này thì chỉ lo làm sao thu được tiền thôi nên mặc kệ, chứ nếu là bên Bộ C.an thì e e rằng thủ tục chuyển nhượng sẽ k được thừa nhận. Mà e cũng thắc mắc luôn với ví dụ của Cụ chủ là liệu có bên công chứng nào sẽ dám công chứng cho cái hợp đồng mua bán mà thằng bán là B, C vẫn chưa xác lập đầy đủ quyền sở hữu với tài sản chuyển nhượng? Nếu chỉ qua 1 cầu là B thì còn có thể có cách là A làm HĐ ủy quyền cho B bán chứ qua C nữa thì e nghĩ là k có cách ạ.
1 yếu tố để lý giải nữa là trên thực tế để giải quyết trường hợp mua bán qua nhiều chủ thì Thông tư 12 quy về trường hợp k tìm được thằng mua bán trung gian để bắt làm thủ tục hay giấy tờ mua bán hợp pháp đã mất nên k đủ căn cứ xác định là đã mua bán qua nhiều chủ và coi như là A bán trực tiếp cho D nên vẫn cho làm thủ tục sang tên đăng ký. Đây là cách làm linh hoạt và lờ đi các quy định pháp luật khác để giải quyết thực tiễn mà thôi. E có tí nghiên cứu về pháp luật nên biết rằng ở VN ta thì chuyện này vẫn xảy ra thường, văn bản luật cấp dưới lờ đi tinh thần của văn bản luật cấp trên là chuyện nhỏ, nếu cả nhà đều vui thì coi như k vấn đề gì. Chứ còn ở Tây thì chuyện này khác hẳn, sai là sai và đừng hòng có chuyện cái tình to hơn cái lý ạ, cả nước đồng ý nhưng mà luật chưa sửa thì vẫn cứ phải luật mà làm. Thế nên chúng e vẫn bảo nhau là trong nhiều chuyện khéo sống ở VN vẫn là tự do nhất sướng nhất, dân mình cứ làm sai rồi kéo đàn kéo lũ gây sức ép thì Nhà nước cũng phải tặc lưỡi cho qua, đoạn này thì VN ta muôn năm rồi.
Nhờ cụ tham khảo bải trả lời của em với cụ Tran Nam Hai ở trên nhé ! Thanks !Cục Thuế nào làm vậy thì láo quá.
trường hợp B mua của A, nếu truy thu thì phải truy thu của B, tương tự, Cục Thuế phải truy thu tiếp của C, D. Không có căn cứ nào để truy thu twf người mua cuối cùng.
Nếu cục thuế lập luận như vậy, thì người mua phải nộp cả cho người lắp ráp xe, cho công ty phân phối, rồi nộp cho cả show room bán xe nữa à?
Em chưa hiểu hết ý câu nói này của cụ ạ.Em éo hiểu bọn thuế má nó tính thế nào. Con xe em mới đo đk lại chính chủ tên em.
Altis đời 2009 mà bọn thuế nó áp giá cho em, 373tr, và em phải nộp thuế truớc bạ lần 2 là 2% là 7 triệu tư,( 7460k )tiền thuế. Vãi với bọn thuế má.