Hư cấu trong Tam quốc diễn nghĩa | Sự kiện lịch sử |
Lưu bị, Quan Vũ, Trương Phi kết nghĩa ở vườn đào | Sử sách chỉ nói ba người ngủ cùng giường, tình như anh em và Trương Phi nhận Quan Vũ làm anh |
Quan Vũ rèn nên Thanh long đao, Trương Phi rèn Bát xà mâu | Sử sách không ghi chép gì về binh khí của họ. Cổ kim đao kiếm lục ghi Quan Vũ lấy sắt từ núi Võ Đô rèn nên 2 thanh kiếm |
Quan Vũ và Trương Phi ra trận chém chết các tướng "giặc khăn vàng" như Trình Viễn Chí, Đặng Mậu... | Trình Viễn Chí, Đặng Mậu, Tôn Trọng... đều là nhân vật hư cấu |
Vương Doãn dùng Điêu Thuyền làm mỹ nhân liên hoàn kế | Điêu Thiền là tên một nhân vật hư cấu, Vương Doãn xúi giục Lã Bố giết Đổng Trác vì trước đó Lã Bố tư thông với tiện thiếp của Đổng Trác (không rõ tiện thiếp đó có phải tên là Điêu Thuyền hay không) |
Lã Bố yêu Điêu Thuyền nên bị Đổng Trác phi kích ở Phụng Nghi Đình | Lã Bố tư thông với một a hoàn (không rõ tên) của Đổng Trác và bị Đổng Trác phi kích vì việc khác |
Tôn Kiên giấu ngọc tỷ, rút về Giang Đông nên bị Lưu Biểu chặn đánh bắn chết | Hán Đế có nhiều ngọc tỷ, không chỉ một. Tôn Kiên và Lưu Biểu Xung đột vì anh em họ Viên ghét nhau, Kiên là thuộc hạ Viên Thuật, còn Biểu về phe Viên Thiệu. |
Hạ Hầu Đôn bị tướng của Lã Bố là Tào Tính bắn trúng mắt, rút tên nuốt con ngươi rồi đâm chết Tính | Hạ Hầu Đôn bị thương trong chiến trận, mất một mắt nên quân Tào gọi là "Manh Hạ Hầu" (Hạ Hầu đui), không có chuyện rút tên nuốt con ngươi |
Lưu Bị thua trận chạy lạc, gặp thợ săn là Lưu An. An giết vợ, làm thịt đãi Lưu Bị | Lưu An là nhân vật hư cấu. Việc quân đội của Lưu Bị từng bị hết lương thực, phải ăn thịt người là sự kiện có thật và được ghi chép trong "Anh Hùng Ký" của Vương Xán, tuy nhiên sách không nói rõ Lưu Bị có phải ăn thịt người hay không |
Tào Tháo tặng ngựa Xích Thố của Lã Bố ngày xưa cho Quan Vũ, Vũ tạ ơn | Quan Vũ chưa từng sở hữu hay cưỡi ngựa Xích Thố |
Quan Vũ qua năm ải chém sáu tướng | Sử sách chỉ chép Quan Vũ về với Lưu Bị chứ không ghi chép cụ thể hành trình và diễn biến. Lúc đó cả Tào Tháo và Quan Vũ đều đang ở doanh trại tiền tuyến, không ở Hứa Xương. Sáu viên tướng bị Vũ giết đều là nhân vật hư cấu |
Quan Vũ chém Sái Dương ở Cổ thành sau 3 hồi trống (trước trận Quan Độ) | Lưu Bị giết Sái Dương sau trận Quan Độ |
Tôn Sách chém Vu Cát và bị Vu Cát ám ảnh phát bệnh chết | Tôn Sách bị gia nhân của Hứa Cống ám sát |
Gia Cát Lượng bày kế cho Lưu Bị hỏa thiêu gò Bác Vọng | Lưu Bị tự đốt Bác Vọng trước khi có Gia Cát |
My phu nhân trao A Đẩu cho Triệu Vân và tử tiết, Cam phu nhân tự chạy thoát | Triệu Vân cứu mẹ con Cam phu nhân ở Tràng Bản |
Trương Phi hét lớn, khiến tướng Hạ Hầu Kiệt sợ vỡ mật, chết ở cầu Trường Bản | Trương Phi đứng án ngữ cầu, hò hét dọa địch rồi sau đó đốt cầu, quân Tào không ai dám qua sông và cũng không ai chết cả. Hạ Hầu Kiệt là nhân vật hư cấu. |
Tào Tháo có 83 vạn quân trong trận Xích Bích | Số quân Tào chỉ khoảng 22 vạn |
Gia Cát Lượng dùng "thuyền cỏ mượn tên", thu hàng vạn mũi tên của Tào Tháo trước trận Xích Bích | Tôn Quyền dùng thuyền hứng mũi tên của Tào Tháo trong trận Nhu Tu năm 213 |
Chu Du, Gia Cát Lượng bàn mưu kế, cùng viết chữ "hỏa" trong lòng bàn tay | Hoàng Cái thấy thuyền quân Tào neo sát lại cùng nhau, nên hiến kế hỏa công cho Chu Du |
Bàng Thống hiến kế liên hoàn trong trận Xích Bích | Bàng Thống không tham gia trận Xích Bích |
Khổng Minh lập đàn cầu gió đông | Đây chỉ là sự hư cấu của La Quán Trung |
Khổng Minh thừa cơ chiếm cả Giang Lăng, Tương Dương từ tay Tào Nhân, nẫng tay trên của Chu Du khiến Chu Du phát uất thổ máu | Tào Nhân vẫn giữ thành Tương Dương (thời Tam Quốc, Ngụy chưa từng mất nơi này), còn Chu Du chiếm được Giang Lăng năm 209 |
Quan Vũ dẫn 500 quân đánh quận Trường Sa, quyết đấu với Hoàng Trung | Trận Trường Sa không có thật, thái thú Hàn Huyền đầu hàng không đánh. |
Chu Du chết vì bị Khổng Minh chọc tức 3 lần, trước khi chết còn uất ức than rằng: Trời đã sinh Du sao còn sinh Lượng | Chu Du ốm chết, không phải do Gia Cát Lượng chọc tức, và sử sách không đề cập đến chuyện than thở gì. |
Mã Siêu xuất thân ba đời danh gia vọng tộc | Ông nội Mã Siêu là Mã Túc mắc tội bị đày đến Lũng Tây. Túc bần hàn, phải lấy vợ người rợ Khương và sinh ra Mã Đằng. Đằng làm tiều phu, sau tòng quân, rồi làm phản cùng Hàn Toại cát cứ Tây Lương |
Tào Tháo bị Mã Siêu truy đuổi đến nỗi phải cắt râu, vất áo, được Tào Hồng cứu | Không có thật, chuyện tương tự xảy ra khi Tào Tháo đang ngồi thuyền sang sông sau đại quân thì bị tập kích, nhưng Tào Tháo vẫn bình tĩnh an toàn trên thuyền |
Trương Phi đốt đuốc đánh Mã Siêu, Gia Cát Lượng dụ hàng Mã Siêu | Hoàn toàn không có thật, Mã Siêu bỏ vợ con và Bàng Đức ở chỗ Trương Lỗ, dẫn quân vào Tây Xuyên theo Lưu Bị |
Gia Cát Lượng bày kế khích lão tướng Hoàng Trung và Nghiêm Nhan | Quân do Lưu Bị chỉ huy, Pháp Chính làm quân sư, Gia Cát Lượng ở lại Thành Đô. Hoàng Trung không rõ năm sinh, nên không xác định được lúc đó bao nhiêu tuổi |
Hoàng Trung chém Hạ Hầu Uyên làm 2 mảnh | Hạ Hầu Uyên và con trai là Hạ Hầu Vinh cùng chết trong đám loạn quân |
Tào Tháo dụ hàng Ngụy Diên, bị bắn gãy răng | Không có thật |
Quan Vũ một đao tới hội với Lỗ Túc năm 215, khinh rẻ tướng Ngô như trẻ nít | Hai bên gặp mặt nói chuyện ngoài trận, Quan Vũ đuối lý. Quan Vũ dọa mang binh qua sông, thấy có Cam Ninh nên không dám, đóng quân bên khe nước |
Hoa Đà cạo xương chữa thuốc cho Quan Vũ | Hoa Đà không thể chữa cho Quan Vũ vào năm 219 vì đã bị giết trước năm 208. Sử ghi khi con Tào Tháo là Tào Xung chết vào năm Kiến An thứ 13 (208), Tháo đã hối hận vì đã giết Hoa Đà. |
Quan Vũ khơi dòng nước, dìm chết 7 đạo quân | Mưa to bất thường khiến nước sông Hán Thủy dâng cao, tạo ra lũ lụt. Đây là thiên tai chứ không phải mưu kế của Quan Vũ |
Đầu lâu Quan Vũ trợn mắt mở miệng khiến Tào Tháo kinh hoàng | Không có thật |
Lưu Bị có 70 vạn quân trong trận Di Lăng | Quân Thục chỉ có 4 vạn, ít hơn cả quân Ngô (5 vạn) |
Gia Cát Lượng chế ra "trâu gỗ", "ngựa máy" | Theo các nhà sử học thì "trâu gỗ", "ngựa máy" có thể chỉ là xe đẩy 1 bánh và xe kéo 2 hoặc 4 bánh chứ không phải robot phức tạp gì |
Gia Cát Lượng làm phép "độn giáp" để gặt lúa, khiến Tư Mã Ý kinh ngạc | Không có thật |
Gia Cát Lượng lừa được 3 cha con Tư Mã Ý vào hang Thượng Phương, phóng hỏa đốt, nhưng trời mưa (mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên) | Sự kiện này không có thật |