Thắc mắc này, em rất mong các cụ/mợ khai sáng giùm em, đặc biệt là các cụ mợ làm trong ngành giáo dục hoặc biên soạn các bộ sách mới.
Thực tế cho thấy việc biên soạn, đổi mới các bộ sách giáo khoa các cấp học đã và đang gặp rất nhiều vấn đề, không tạo ra được sự nhất quán và ổn định. Năm nào cũng phải chỉnh sửa đổi mới gây nên tình trạng lãng phí tài nguyên, thời gian, công sức của cả thầy và trò, của phụ huynh và nhà trường. Gây áp lực lớn tới tài chính gia đình các con em trong độ tuổi tới trường, khối lượng học ngày càng nặng, và tâm lý hoang mang ngày càng lớn đối với các bậc phụ huynh khi các bài học của con em ngày càng xuất hiện nhiều lỗi chân-thiện-mỹ.
Dư luận hiện tại đang bùng nổ tranh luận vấn đề xoay quanh các bộ sách của học sinh lớp 1 đang được sử dụng cho việc dạy và học.
Có thể so sánh trực tiếp các bộ sách hiện nay của con em với bộ sách của thế hệ cha chú những năm 7x 8x (thời đó các bộ sách học của các khối học đều có thể tận dụng lớp trước truyền lại cho lớp sau, rất tiết kiệm tài nguyên cho đất nước và tiền bạc cho những gia đình không nhiều điều kiện tài chính).
Những bộ sách mới dù liên tục được cải biên/chỉnh sửa nhưng càng sửa càng nhiều lỗi, càng gây nhiều khó khăn và áp lực hơn cho gia đình và nhà trường. Trong khi bộ sách cũ được nhìn lại và đem ra so sánh trực tiếp thì hoàn toàn có thể thấy sự hợp lý từ nội dung đến chất lượng, mỗi bài học đều nhẹ nhàng, trong sáng, gần gũi, dễ nghe, dễ hiểu, dễ giải thích và luôn hướng tới đối tượng học là các bé học sinh vô tư hồn nhiên, hướng các bé tới những bài học đạo đức đầy tính chân-thiện-mỹ bằng mỗi từ ngữ/hình ảnh đơn thuần, trong sáng của mỗi bài học.
Vấn đề ở đây là nội dung của các bộ sách cũ thời đó có thực sự phải sửa đổi ? Việc sửa đổi có thực sự phải thay thế hoàn toàn nội dung hay chỉ cần sửa lại các phần nội dung đã bị cho là không theo kịp chương trình (cách đánh vần, cách giao vần, cách đặt phép tính, các bước giải thích bài v.v...) mà vẫn giữ lại những nội dung chủ đạo trong sáng của các bộ sách cũ.
Chúng ta đều hiểu, tri thức loài người luôn có sáng tạo và luôn đổi mới tiến bộ. Nhưng cốt lõi của giáo dục là truyền thụ lại kinh nghiệm và tri thức của đời trước cho các thế hệ sau, việc không thay đổi quá nhiều nội dung sẽ khiến việc truyền thụ lại kiến thức được dễ dàng hơn. Còn phần tri thức đổi mới có thể đưa dần vào theo thời gian.
Việc đổi mới các bộ sách có thể xây dưng theo kịch bản đổi mới theo chu kỳ 3-5 năm (dùng bộ sách cũ + sách nội dung đổi mới, tới chu kỳ đổi mới thì đã có vài năm xem xét kỹ các nội dung mới nào là phù hợp để lồng ghép vào bộ sách mới theo hướng chắt lọc nội dung cũ + thêm một phần nội dung mới)
Làm như vậy vẫn có thể đổi mới nội dung phù hợp với chương trình kiến thức sáng tạo liên tục phát triển của xã hội, vừa ghìn giữ được nội dung tinh hoa của các đời trước, lại không khiến người dạy người học bị hụt hẫng bởi sự thay đổi quá đột ngột. Và cũng sẽ tránh việc lãng phí không đáng có về tài nguyên của tổ quốc, tiền bạc của mỗi gia đình.
Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã dạy rất nhiều về việc luôn phải Cần-Kiệm-Liêm-Chính, tại sao chúng ta không áp dụng những điều này ngay từ khâu chuẩn bị cho việc học của các thế hệ học sinh, làm tấm gương cho con em chúng ta học tập những điều này ngay trong những điều giản đơn và gần gũi nhất là việc học.
P/S: Em viết bài này không để gây tranh cãi hay chửi bới, chỉ là để chúng ta cùng nhìn nhận và đánh giá lại đúng bản chất của vấn đề. Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp và xây dựng mang tính tích cực của các cụ/mợ.
Trân trọng!
Thực tế cho thấy việc biên soạn, đổi mới các bộ sách giáo khoa các cấp học đã và đang gặp rất nhiều vấn đề, không tạo ra được sự nhất quán và ổn định. Năm nào cũng phải chỉnh sửa đổi mới gây nên tình trạng lãng phí tài nguyên, thời gian, công sức của cả thầy và trò, của phụ huynh và nhà trường. Gây áp lực lớn tới tài chính gia đình các con em trong độ tuổi tới trường, khối lượng học ngày càng nặng, và tâm lý hoang mang ngày càng lớn đối với các bậc phụ huynh khi các bài học của con em ngày càng xuất hiện nhiều lỗi chân-thiện-mỹ.
Dư luận hiện tại đang bùng nổ tranh luận vấn đề xoay quanh các bộ sách của học sinh lớp 1 đang được sử dụng cho việc dạy và học.
Có thể so sánh trực tiếp các bộ sách hiện nay của con em với bộ sách của thế hệ cha chú những năm 7x 8x (thời đó các bộ sách học của các khối học đều có thể tận dụng lớp trước truyền lại cho lớp sau, rất tiết kiệm tài nguyên cho đất nước và tiền bạc cho những gia đình không nhiều điều kiện tài chính).
Những bộ sách mới dù liên tục được cải biên/chỉnh sửa nhưng càng sửa càng nhiều lỗi, càng gây nhiều khó khăn và áp lực hơn cho gia đình và nhà trường. Trong khi bộ sách cũ được nhìn lại và đem ra so sánh trực tiếp thì hoàn toàn có thể thấy sự hợp lý từ nội dung đến chất lượng, mỗi bài học đều nhẹ nhàng, trong sáng, gần gũi, dễ nghe, dễ hiểu, dễ giải thích và luôn hướng tới đối tượng học là các bé học sinh vô tư hồn nhiên, hướng các bé tới những bài học đạo đức đầy tính chân-thiện-mỹ bằng mỗi từ ngữ/hình ảnh đơn thuần, trong sáng của mỗi bài học.
Vấn đề ở đây là nội dung của các bộ sách cũ thời đó có thực sự phải sửa đổi ? Việc sửa đổi có thực sự phải thay thế hoàn toàn nội dung hay chỉ cần sửa lại các phần nội dung đã bị cho là không theo kịp chương trình (cách đánh vần, cách giao vần, cách đặt phép tính, các bước giải thích bài v.v...) mà vẫn giữ lại những nội dung chủ đạo trong sáng của các bộ sách cũ.
Chúng ta đều hiểu, tri thức loài người luôn có sáng tạo và luôn đổi mới tiến bộ. Nhưng cốt lõi của giáo dục là truyền thụ lại kinh nghiệm và tri thức của đời trước cho các thế hệ sau, việc không thay đổi quá nhiều nội dung sẽ khiến việc truyền thụ lại kiến thức được dễ dàng hơn. Còn phần tri thức đổi mới có thể đưa dần vào theo thời gian.
Việc đổi mới các bộ sách có thể xây dưng theo kịch bản đổi mới theo chu kỳ 3-5 năm (dùng bộ sách cũ + sách nội dung đổi mới, tới chu kỳ đổi mới thì đã có vài năm xem xét kỹ các nội dung mới nào là phù hợp để lồng ghép vào bộ sách mới theo hướng chắt lọc nội dung cũ + thêm một phần nội dung mới)
Làm như vậy vẫn có thể đổi mới nội dung phù hợp với chương trình kiến thức sáng tạo liên tục phát triển của xã hội, vừa ghìn giữ được nội dung tinh hoa của các đời trước, lại không khiến người dạy người học bị hụt hẫng bởi sự thay đổi quá đột ngột. Và cũng sẽ tránh việc lãng phí không đáng có về tài nguyên của tổ quốc, tiền bạc của mỗi gia đình.
Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã dạy rất nhiều về việc luôn phải Cần-Kiệm-Liêm-Chính, tại sao chúng ta không áp dụng những điều này ngay từ khâu chuẩn bị cho việc học của các thế hệ học sinh, làm tấm gương cho con em chúng ta học tập những điều này ngay trong những điều giản đơn và gần gũi nhất là việc học.
P/S: Em viết bài này không để gây tranh cãi hay chửi bới, chỉ là để chúng ta cùng nhìn nhận và đánh giá lại đúng bản chất của vấn đề. Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp và xây dựng mang tính tích cực của các cụ/mợ.
Trân trọng!