- Biển số
- OF-44803
- Ngày cấp bằng
- 28/8/09
- Số km
- 56,512
- Động cơ
- 1,140,076 Mã lực
Kính thưa các cụ
Em thường xuyên phải chạy đường 5. Tấm hình dưới đây chụp tại km 6 QL5 (hướng Hà Nội-Hải Phòng), vừa chui khỏi gầm cầu dẫn Thanh Trì, sau đèn xanh đỏ chừng 100 mét. Hình này em đã post cách đây một năm
Nó là biển báo “khu đông dân cư”. Thế nhưng kết thúc của “cái khu đông dân cư này” lại không thấy có ở đâu. Hơn một năm nay, em vẫn phải nén ruột gan chạy 50km/h trên suốt đoạn đường từ đấy đến hết Như Quỳnh.
Thắc mắc của em vẫn không thấy ai có lời giải thích.
Té ra em nhầm!
Sở GTCC Hà Nội đã trả lời câu hỏi của em: Cái biển đó không phải là “KHU ĐÔNG DÂN CƯ”.
Đây là ảnh chụp chiều nay 25-9-2010
Em xin mô tả chi tiết thêm đoạn đường này để các cụ thấu hiểu. Hình vẽ theo cột cây số của QL 5 (0 km bắt đầu Cầu Chui) với sai số chừng 100 mét
Biển 1 cho biết bắt đầu khu vực đông dân cư (nội thành hay ngoại thành em không quan tâm)
Biển thứ 2 có hai khả năng:
A) Bắt đầu khu vực đông dân cư
B) Hết khu vực đông dân cư (các cụ từ từ em giải thích sau)
Nếu A là đúng, thì từ biển 2 đến 3 phải có một biển “Kết thúc khu đông dân cư”. Sự nghi ngờ của em có lý vì đối diện với chiều về Hà Nội, ở km 8,5 có một cái biền báo “Bắt đầu khu vực đông dân cư” (khuất sau lùm cây, tinh mắt mới nhìn thấy). Theo lẽ thường thì phải đối xứng, nghĩa là bên này đường cũng phải có biển tương xứng “kết thúc khu đông dân cư”. Em đã vờ đi tiểu, mò quanh đó mà vẫn không thấy dấu vết cái biển đối xứng đâu? Đồng ý là không phải nhất thiết đối xứng. Nhưng sự thật là đoạn B không có biển “kết thúc khu đông dân cư”. Ai thấy xin mách cho em với.
Trở lại câu chuyện, nếu A là đúng, thì biển thứ 3 là THỪA.
Nếu biển thứ ba không thừa, khi bị xxx vịn, hãy trả lời: trước biển 3 “không phải là khu đông dân cư”, có quyền chạy 80 km/h
Cho nên em thiên về khả năng B.
Tại sao?
Cách đây nhiều năm, từ hồi còn làm cầu vượt Thanh Trì, cái biển thứ hai đó vốn có một cái vạch đỏ, chỉ tiếc không phải bằng sơn, mà là bằng giấy đỏ dán đè. Trải qua phong sương, vạch đỏ bay đi, để lại cái biển như bây giờ. Thế nhưng các bố GTCC cứ để vậy tạo tình huống “alternative” nghĩa là phạt cũng được mà không phạt cũng được.
Em thường xuyên phải chạy đường 5. Tấm hình dưới đây chụp tại km 6 QL5 (hướng Hà Nội-Hải Phòng), vừa chui khỏi gầm cầu dẫn Thanh Trì, sau đèn xanh đỏ chừng 100 mét. Hình này em đã post cách đây một năm
Nó là biển báo “khu đông dân cư”. Thế nhưng kết thúc của “cái khu đông dân cư này” lại không thấy có ở đâu. Hơn một năm nay, em vẫn phải nén ruột gan chạy 50km/h trên suốt đoạn đường từ đấy đến hết Như Quỳnh.
Thắc mắc của em vẫn không thấy ai có lời giải thích.
Té ra em nhầm!
Sở GTCC Hà Nội đã trả lời câu hỏi của em: Cái biển đó không phải là “KHU ĐÔNG DÂN CƯ”.
Đây là ảnh chụp chiều nay 25-9-2010
Em xin mô tả chi tiết thêm đoạn đường này để các cụ thấu hiểu. Hình vẽ theo cột cây số của QL 5 (0 km bắt đầu Cầu Chui) với sai số chừng 100 mét
Biển 1 cho biết bắt đầu khu vực đông dân cư (nội thành hay ngoại thành em không quan tâm)
Biển thứ 2 có hai khả năng:
A) Bắt đầu khu vực đông dân cư
B) Hết khu vực đông dân cư (các cụ từ từ em giải thích sau)
Nếu A là đúng, thì từ biển 2 đến 3 phải có một biển “Kết thúc khu đông dân cư”. Sự nghi ngờ của em có lý vì đối diện với chiều về Hà Nội, ở km 8,5 có một cái biền báo “Bắt đầu khu vực đông dân cư” (khuất sau lùm cây, tinh mắt mới nhìn thấy). Theo lẽ thường thì phải đối xứng, nghĩa là bên này đường cũng phải có biển tương xứng “kết thúc khu đông dân cư”. Em đã vờ đi tiểu, mò quanh đó mà vẫn không thấy dấu vết cái biển đối xứng đâu? Đồng ý là không phải nhất thiết đối xứng. Nhưng sự thật là đoạn B không có biển “kết thúc khu đông dân cư”. Ai thấy xin mách cho em với.
Trở lại câu chuyện, nếu A là đúng, thì biển thứ 3 là THỪA.
Nếu biển thứ ba không thừa, khi bị xxx vịn, hãy trả lời: trước biển 3 “không phải là khu đông dân cư”, có quyền chạy 80 km/h
Cho nên em thiên về khả năng B.
Tại sao?
Cách đây nhiều năm, từ hồi còn làm cầu vượt Thanh Trì, cái biển thứ hai đó vốn có một cái vạch đỏ, chỉ tiếc không phải bằng sơn, mà là bằng giấy đỏ dán đè. Trải qua phong sương, vạch đỏ bay đi, để lại cái biển như bây giờ. Thế nhưng các bố GTCC cứ để vậy tạo tình huống “alternative” nghĩa là phạt cũng được mà không phạt cũng được.
Chỉnh sửa cuối: