- Biển số
- OF-53557
- Ngày cấp bằng
- 24/12/09
- Số km
- 37,411
- Động cơ
- 666,950 Mã lực
UB khởi nghĩa Đông Bắc Kam.
Tuoitre.vn
Kỳ 1: Nhiệm vụ đặc biệt
Một ngày đầu năm 1977, đang làm đoàn trưởng Đoàn 11 ở Đà Nẵng, trung tá Trần Tiến Cung nhận được điện của Văn phòng Bộ Quốc phòng mời ra làm việc với thủ trưởng Bộ Quốc phòng.
Trung tá Trần Tiến Cung vô cùng băn khoăn bởi xưa nay anh chỉ làm việc với thủ trưởng trực tiếp của mình, trung tướng Phan Bình, cục trưởng Cục 2 (nay là Tổng cục 2), chứ có bao giờ “vượt cấp” làm việc với thủ trưởng bộ đâu!
Thắc mắc vậy nhưng vì là mệnh lệnh nên Trần Tiến Cung nhanh chóng sắp xếp công việc rồi lên xe ra Hà Nội.
Lệnh từ Bộ Quốc phòng...
Vào Bộ Quốc phòng, người đầu tiên trung tá Trần Tiến Cung được gặp là trung tướng Trần Văn Quang, phó tổng tham mưu trưởng. Ngồi uống nước một hồi, trung tướng dẫn anh đi một vòng trong “tổng hành dinh” rồi đến một căn phòng, gõ cửa.
Cửa mở, người đang ngồi bên bàn làm việc là đại tướng Văn Tiến Dũng.
Khác với vẻ nghiêm nghị hằng ngày, đại tướng ân cần hỏi han chuyện gia đình, chuyện học hành của mấy đứa nhỏ rồi nói:
- Hôm nay bộ mời anh là có việc rất quan trọng. Anh phải nắm vững quan điểm của Bộ Chính trị, của Quân ủy trung ương để về tiến hành công việc thật tốt.
Rồi đại tướng tóm tắt tình hình khu vực, sau đó nói rõ về tình hình Campuchia. Hiện nay với chính sách tàn bạo của bọn ********* Pol Pot, chẳng những dân tộc Campuchia có nguy cơ diệt chủng mà tính mạng của nhân dân Việt Nam dọc biên giới Campuchia cũng bị đe dọa nghiêm trọng.
Trước sự tàn ác của bọn Pol Pot, trong nước Campuchia đã có từng nhóm chống đối, ly khai, nhiều người đã chạy sang Việt Nam.
Trách nhiệm của chúng ta hiện nay là phải ủng hộ, giúp đỡ lực lượng này để họ tự giải phóng dân tộc mình khỏi họa diệt chủng, khôi phục tình đoàn kết hữu nghị của hai dân tộc Việt Nam - Campuchia...
Dừng lại một lát, đại tướng Văn Tiến Dũng chỉ lên bản đồ rồi nói với Trần Tiến Cung:
- Hiện nay ở khu vực huyện Sa Thầy của Kon Tum có một nhóm ly khai do Bu Thoong đứng đầu sang xin ta lánh nạn và chờ thời cơ nổi dậy lật đổ bè lũ Pol Pot. Tôi giao cho anh lên đó thực hiện ba nhiệm vụ sau:
Thứ nhất, nắm chắc lực lượng ly khai, giúp đỡ họ sản xuất, ổn định cuộc sống, bồi dưỡng cho cán bộ bạn về chính trị, quân sự.
Thứ hai, phải xây dựng Sa Thầy thành căn cứ của khu đông bắc Campuchia.
Thứ ba, tổ chức lực lượng quân sự của cụm đông bắc này, nếu được một sư đoàn càng tốt.
Anh về thực hiện ngay nhiệm vụ...
... Nhận lệnh xong, trung tá Cung về báo cáo với thủ trưởng trực tiếp của mình và xin ý kiến. Trung tướng Phan Bình nói:
- Anh cứ triển khai công việc, báo cáo trực tiếp với anh Trần Văn Quang, còn gì khó khăn cứ nói với tôi. Giờ tôi cấp cho anh một chiếc xe Commăngca “đít vuông”, một đồng chí phiên dịch, rồi về bàn giao 50% công việc cho các cấp phó để nhận nhiệm vụ mới.
Về Đà Nẵng, Trần Tiến Cung sang báo cáo với thiếu tướng Đoàn Khuê, tư lệnh Quân khu 5, đề nghị giúp đỡ, rồi lên tỉnh Gia Lai - Kon Tum gặp anh Năm Vinh, phó bí thư tỉnh ủy.
Anh Năm Vinh cho biết lực lượng ly khai vùng đông bắc Campuchia hiện ở khu vực Gia Pốc của huyện Sa Thầy, giáp với tỉnh Ratanakiri của Campuchia.
Từ Ratanakiri đến Gia Pốc khoảng 20km, phải vượt qua xã Mo Rây của Sa Thầy, nên có thể nói những lực lượng ly khai của vùng đông bắc Campuchia được bảo vệ tương đối an toàn, tránh sự nhòm ngó của Pol Pot.
Ngày 20-5-1977, trung tá Trần Tiến Cung từ Sa Thầy lên Gia Pốc với phiên dịch người Campuchia Khang Xê Rin và anh Tà Ngùm, thường vụ Huyện ủy Sa Thầy.
Anh Tà Ngùm là người dưới xuôi nhưng hoạt động lâu năm ở Tây nguyên nên lấy tên dân tộc đặt cho mình để dễ hoạt động. Một điều nữa anh tên thật là Hoa, lại thứ ba, mọi người hay gọi anh là... Ba Hoa nên anh bỏ luôn tên đó.
Gặp những người anh em ở Gia Pốc
Sau chiến tranh do ít sử dụng, đường lên Gia Pốc trở thành con đường mòn, gập ghềnh và đầy lau sậy. Đi qua đèo Ngọc Rinh quanh co hiểm trở, ngó xuống vực thấy hút tầm mắt, lái xe chỉ sẩy tay là xe lao xuống vực ngay.
Người đông bắc Campuchia ly khai ở Gia Pốc khoảng 200 người, phần lớn có họ hàng, người thân bị bọn Pol Pot giết hại hoặc cưỡng bức lao động khổ sai.
Thoát khỏi địa ngục trần gian, mặc dù được chính quyền Gia Lai - Kon Tum hết sức giúp đỡ, nhưng những con người đó vẫn chưa hoàn hồn sau những gì họ đã chứng kiến trên đất nước mình.
Những tấm thân đen đúa chỉ còn da bọc xương, những đôi mắt thất thần khi gặp người lạ hoặc nghe tiếng động mạnh... Trần Tiến Cung không tin ở mắt mình khi nhìn thấy cảnh ấy.
Trụ sở xã Gia Pốc rộng chừng 20m2, cột tre mái tôn tạm bợ. Chủ tịch xã là anh Bu Thoong, khoảng 40 tuổi. Khác với đồng bào mình ở Gia Pốc luôn sợ sệt khi gặp người lạ, Bu Thoong lại rất mừng rỡ, mặc dù anh vẫn ốm o và già trước tuổi như bao người khác.
Thì ra trong thời chống Mỹ, Bu Thoong là trung úy công binh của Quân đội nhân dân Việt Nam, có vợ người Nam Định.
Cùng tiếp khách với Bu Thoong là Xơi Keo, phụ trách quân sự của Gia Pốc. Hai anh dẫn trung tá Cung đi thăm bà con. Những con người gầy yếu, rất dè dặt và khép nép khi tiếp xúc với bộ đội Việt Nam.
Ngày hôm sau, ngồi tâm sự với nhau, Bu Thoong cho Trần Tiến Cung biết thật ra trong lực lượng ly khai của vùng đông bắc Campuchia còn chia ra hai phái. Phái do Bu Thoong lãnh đạo hoàn toàn tin tưởng và mong muốn Việt Nam giúp đỡ để tiêu diệt bè lũ Pol Pot.
Còn phái khác do một số tộc trưởng đứng đầu còn lừng khừng, chưa tin vào sự giúp đỡ của Việt Nam. Vì vậy, họ đã chủ trương cắt một số lực lượng ly khai chạy sang Lào, đứng chân ở Attapeu và Champasak.
Ba ngày sau, Trần Tiến Cung mời Bu Thoong, Xơi Keo đến nói chuyện. Sau khi nói về tình hình trong nước Campuchia và sự gây chiến của Pol Pot suốt dọc biên giới với Việt Nam, anh khẳng định Chính phủ và nhân dân Việt Nam sẽ ủng hộ lực lượng ly khai vùng đông bắc Campuchia, tạo điều kiện về mọi mặt để lực lượng hoạt động.
Tổ chức của Bu Thoong phải là đại diện duy nhất cho vùng đông bắc để huy động lực lượng, tập hợp quần chúng năm tỉnh vùng lên khởi nghĩa.
Được lời như cởi tấm lòng, họ thảo luận với nhau về tên gọi cho lực lượng khởi nghĩa. Người thì đề nghị nên gọi là tổ chức cách mạng đông bắc Campuchia, người bảo gọi là ủy ban khởi nghĩa năm tỉnh đông bắc Campuchia... Cuối cùng các anh tạm thời thống nhất là Ủy ban khởi nghĩa đông bắc Campuchia.
Bước đầu thuận lợi, Trần Tiến Cung chia tay Bu Thoong, Xơi Keo, hẹn nửa tháng sau lên tiếp.
* Ủy ban khởi nghĩa Đông bắc
* Campuchia
* biên giới Tây Nam
* bảo vệ biên giới
* Khmer Đỏ
*
Tuoitre.vn
Kỳ 1: Nhiệm vụ đặc biệt
Một ngày đầu năm 1977, đang làm đoàn trưởng Đoàn 11 ở Đà Nẵng, trung tá Trần Tiến Cung nhận được điện của Văn phòng Bộ Quốc phòng mời ra làm việc với thủ trưởng Bộ Quốc phòng.
Trung tá Trần Tiến Cung vô cùng băn khoăn bởi xưa nay anh chỉ làm việc với thủ trưởng trực tiếp của mình, trung tướng Phan Bình, cục trưởng Cục 2 (nay là Tổng cục 2), chứ có bao giờ “vượt cấp” làm việc với thủ trưởng bộ đâu!
Thắc mắc vậy nhưng vì là mệnh lệnh nên Trần Tiến Cung nhanh chóng sắp xếp công việc rồi lên xe ra Hà Nội.
Lệnh từ Bộ Quốc phòng...
Vào Bộ Quốc phòng, người đầu tiên trung tá Trần Tiến Cung được gặp là trung tướng Trần Văn Quang, phó tổng tham mưu trưởng. Ngồi uống nước một hồi, trung tướng dẫn anh đi một vòng trong “tổng hành dinh” rồi đến một căn phòng, gõ cửa.
Cửa mở, người đang ngồi bên bàn làm việc là đại tướng Văn Tiến Dũng.
Khác với vẻ nghiêm nghị hằng ngày, đại tướng ân cần hỏi han chuyện gia đình, chuyện học hành của mấy đứa nhỏ rồi nói:
- Hôm nay bộ mời anh là có việc rất quan trọng. Anh phải nắm vững quan điểm của Bộ Chính trị, của Quân ủy trung ương để về tiến hành công việc thật tốt.
Rồi đại tướng tóm tắt tình hình khu vực, sau đó nói rõ về tình hình Campuchia. Hiện nay với chính sách tàn bạo của bọn ********* Pol Pot, chẳng những dân tộc Campuchia có nguy cơ diệt chủng mà tính mạng của nhân dân Việt Nam dọc biên giới Campuchia cũng bị đe dọa nghiêm trọng.
Trước sự tàn ác của bọn Pol Pot, trong nước Campuchia đã có từng nhóm chống đối, ly khai, nhiều người đã chạy sang Việt Nam.
Trách nhiệm của chúng ta hiện nay là phải ủng hộ, giúp đỡ lực lượng này để họ tự giải phóng dân tộc mình khỏi họa diệt chủng, khôi phục tình đoàn kết hữu nghị của hai dân tộc Việt Nam - Campuchia...
Dừng lại một lát, đại tướng Văn Tiến Dũng chỉ lên bản đồ rồi nói với Trần Tiến Cung:
- Hiện nay ở khu vực huyện Sa Thầy của Kon Tum có một nhóm ly khai do Bu Thoong đứng đầu sang xin ta lánh nạn và chờ thời cơ nổi dậy lật đổ bè lũ Pol Pot. Tôi giao cho anh lên đó thực hiện ba nhiệm vụ sau:
Thứ nhất, nắm chắc lực lượng ly khai, giúp đỡ họ sản xuất, ổn định cuộc sống, bồi dưỡng cho cán bộ bạn về chính trị, quân sự.
Thứ hai, phải xây dựng Sa Thầy thành căn cứ của khu đông bắc Campuchia.
Thứ ba, tổ chức lực lượng quân sự của cụm đông bắc này, nếu được một sư đoàn càng tốt.
Anh về thực hiện ngay nhiệm vụ...
... Nhận lệnh xong, trung tá Cung về báo cáo với thủ trưởng trực tiếp của mình và xin ý kiến. Trung tướng Phan Bình nói:
- Anh cứ triển khai công việc, báo cáo trực tiếp với anh Trần Văn Quang, còn gì khó khăn cứ nói với tôi. Giờ tôi cấp cho anh một chiếc xe Commăngca “đít vuông”, một đồng chí phiên dịch, rồi về bàn giao 50% công việc cho các cấp phó để nhận nhiệm vụ mới.
Về Đà Nẵng, Trần Tiến Cung sang báo cáo với thiếu tướng Đoàn Khuê, tư lệnh Quân khu 5, đề nghị giúp đỡ, rồi lên tỉnh Gia Lai - Kon Tum gặp anh Năm Vinh, phó bí thư tỉnh ủy.
Anh Năm Vinh cho biết lực lượng ly khai vùng đông bắc Campuchia hiện ở khu vực Gia Pốc của huyện Sa Thầy, giáp với tỉnh Ratanakiri của Campuchia.
Từ Ratanakiri đến Gia Pốc khoảng 20km, phải vượt qua xã Mo Rây của Sa Thầy, nên có thể nói những lực lượng ly khai của vùng đông bắc Campuchia được bảo vệ tương đối an toàn, tránh sự nhòm ngó của Pol Pot.
Ngày 20-5-1977, trung tá Trần Tiến Cung từ Sa Thầy lên Gia Pốc với phiên dịch người Campuchia Khang Xê Rin và anh Tà Ngùm, thường vụ Huyện ủy Sa Thầy.
Anh Tà Ngùm là người dưới xuôi nhưng hoạt động lâu năm ở Tây nguyên nên lấy tên dân tộc đặt cho mình để dễ hoạt động. Một điều nữa anh tên thật là Hoa, lại thứ ba, mọi người hay gọi anh là... Ba Hoa nên anh bỏ luôn tên đó.
Gặp những người anh em ở Gia Pốc
Sau chiến tranh do ít sử dụng, đường lên Gia Pốc trở thành con đường mòn, gập ghềnh và đầy lau sậy. Đi qua đèo Ngọc Rinh quanh co hiểm trở, ngó xuống vực thấy hút tầm mắt, lái xe chỉ sẩy tay là xe lao xuống vực ngay.
Người đông bắc Campuchia ly khai ở Gia Pốc khoảng 200 người, phần lớn có họ hàng, người thân bị bọn Pol Pot giết hại hoặc cưỡng bức lao động khổ sai.
Thoát khỏi địa ngục trần gian, mặc dù được chính quyền Gia Lai - Kon Tum hết sức giúp đỡ, nhưng những con người đó vẫn chưa hoàn hồn sau những gì họ đã chứng kiến trên đất nước mình.
Những tấm thân đen đúa chỉ còn da bọc xương, những đôi mắt thất thần khi gặp người lạ hoặc nghe tiếng động mạnh... Trần Tiến Cung không tin ở mắt mình khi nhìn thấy cảnh ấy.
Trụ sở xã Gia Pốc rộng chừng 20m2, cột tre mái tôn tạm bợ. Chủ tịch xã là anh Bu Thoong, khoảng 40 tuổi. Khác với đồng bào mình ở Gia Pốc luôn sợ sệt khi gặp người lạ, Bu Thoong lại rất mừng rỡ, mặc dù anh vẫn ốm o và già trước tuổi như bao người khác.
Thì ra trong thời chống Mỹ, Bu Thoong là trung úy công binh của Quân đội nhân dân Việt Nam, có vợ người Nam Định.
Cùng tiếp khách với Bu Thoong là Xơi Keo, phụ trách quân sự của Gia Pốc. Hai anh dẫn trung tá Cung đi thăm bà con. Những con người gầy yếu, rất dè dặt và khép nép khi tiếp xúc với bộ đội Việt Nam.
Ngày hôm sau, ngồi tâm sự với nhau, Bu Thoong cho Trần Tiến Cung biết thật ra trong lực lượng ly khai của vùng đông bắc Campuchia còn chia ra hai phái. Phái do Bu Thoong lãnh đạo hoàn toàn tin tưởng và mong muốn Việt Nam giúp đỡ để tiêu diệt bè lũ Pol Pot.
Còn phái khác do một số tộc trưởng đứng đầu còn lừng khừng, chưa tin vào sự giúp đỡ của Việt Nam. Vì vậy, họ đã chủ trương cắt một số lực lượng ly khai chạy sang Lào, đứng chân ở Attapeu và Champasak.
Ba ngày sau, Trần Tiến Cung mời Bu Thoong, Xơi Keo đến nói chuyện. Sau khi nói về tình hình trong nước Campuchia và sự gây chiến của Pol Pot suốt dọc biên giới với Việt Nam, anh khẳng định Chính phủ và nhân dân Việt Nam sẽ ủng hộ lực lượng ly khai vùng đông bắc Campuchia, tạo điều kiện về mọi mặt để lực lượng hoạt động.
Tổ chức của Bu Thoong phải là đại diện duy nhất cho vùng đông bắc để huy động lực lượng, tập hợp quần chúng năm tỉnh vùng lên khởi nghĩa.
Được lời như cởi tấm lòng, họ thảo luận với nhau về tên gọi cho lực lượng khởi nghĩa. Người thì đề nghị nên gọi là tổ chức cách mạng đông bắc Campuchia, người bảo gọi là ủy ban khởi nghĩa năm tỉnh đông bắc Campuchia... Cuối cùng các anh tạm thời thống nhất là Ủy ban khởi nghĩa đông bắc Campuchia.
Bước đầu thuận lợi, Trần Tiến Cung chia tay Bu Thoong, Xơi Keo, hẹn nửa tháng sau lên tiếp.
* Ủy ban khởi nghĩa Đông bắc
* Campuchia
* biên giới Tây Nam
* bảo vệ biên giới
* Khmer Đỏ
*
Chỉnh sửa cuối: