- Biển số
- OF-97514
- Ngày cấp bằng
- 28/5/11
- Số km
- 53
- Động cơ
- 400,040 Mã lực
Thanks bác
Chỗ này Cụ sai, em ví dụ: làn 1 cho chạy 60-80 cây chuối, làn 2 cũng 60-80 cây chuối, cụ chạy làn 1 với v=70 cây chuối, em làn 2 phóng từ sau lên trước cụ với v=79,999km, cả em và cụ đều đúng tốc độ cho phép, sao mà xxx vịn em được?Còn về vấn đề vượt phải, thì em lại xin có ý kiến thế này. Làn bên trái luôn là làn dành cho xe chạy ở tốc độ tối đa cho phép, nếu ko có quy định cụ thể thêm thì khi xe ở bên phải vượt lên trên mình, xe đấy đã chạy hơn tốc độ cho phép
Theo như ý của bác thì em thấy cũng không đúng hẳn . Ở HN giờ sau phong trào bịt ngã tư và tổ chức lại giao thông thì rất nhiều ngã tư cấm oto rẽ trái, nhưng đường bên nhánh để rẽ vào thì oto vẫn đi ngon lành .Ủng hộ ý kiến của bác chinhatm và bác tuanmat. Em xin minh họa thêm tí
Biển 103c này như trong luật đã ghi, chỉ có tác dụng báo cho phuơng tiện (ô tô con) biết đường cắt ngang nằm bên trái là đường cấm ô tô (tức là đường cho phép ô tô lưu thông 1 chiều theo hướng ra phía giao cắt - gọi nôm na là đường 1 chiều ô tô, đừng có rẽ vào). Quay đầu khi gặp biển này thì chẳng vi pham gì cả.
Giả sử nếu không có biển 103c, ô tô đến chỗ giao cắt muốn rẽ trái vào phố cắt ngang (vẫn được phép), khi đi đến tận đầu phố bên kia mới nhìn ra biển "đường cấm ô tô" (theo hướng muốn lưu thông) đành phải dừng lại giữa ngã 3 ngã 4 vắt óc suy nghĩ , bắt buộc phải quẹo trái đi tiếp cho phải phép. (theo mũi tên xanh thứ 2).
Thế nên mới sinh ra cái biển 103c, cắm vào chỗ đấy để cho anh em ta đỡ phải dừng lại suy nghĩ
Minh họa của em:
Lại một lần nữa ủng hộ ý kiến của bác tuanmat
PS: ở bên Đức em thấy họ không dùng biển cấm rẽ mà thay bằng biển hiệu lệnh "đi thẳng" hoặc "đi thẳng + rẽ phải", đỡ phải mất công suy luận logic (cấm rẽ trái = chỉ được đi thẳng hoặc rẽ phải)
Nói chung thì suy nghĩ của bác rất văn minh, đạt tới mức độ rất cao mà xã hội Việt Nam còn mất nhiều thập kỷ nữa vẫn chưa thể đạt được. Tuy nhiên, vẫn còn một số điểm chưa đúng, không thực tế:Trong luật của ta, một phần do trình độ người làm luật, một phần do khả năng tiên lượng kém sự phát triển của xã hội nên luật luôn đi sau, có rất nhiều quy định thiếu, không phù hợp, hoặc không rõ ràng.
Nhà cháu nghĩ đơn giản là luật pháp hướng tới việc quy định phương thức hành xử chung & đúng mực trong sinh hoạt cộng đồng, còn mỗi người lại có xu hướng lựa chọn cách hành xử thuận cho mình nhất.
Nhà cháu cho rằng nếu thưc sự có tính xây dựng thì đối với những điểm sai sót trong luật gây ra sự không nhất quán trong việc lựa chọn cách hành xử khi đối diện cùng một vấn đề, cần tìm cách đóng góp để chỉnh sửa ngay; còn với những điểm quy định thiếu chặt chẽ nhưng không (hoặc chưa) gây ra sự thiếu nhất quán trong lựa chọn cách hành xử kể trên thì có thể góp ý để hoàn thiện dần.
Với cách nghĩ đó, nhà cháu không ủng hộ việc tìm cách xói rộng các kẽ hở của luật pháp để lái vấn đề theo cách hiểu có lợi cho mình như trường hợp này. Nếu một mặt tìm cách phản ánh với người có trách nhiệm, một mặt cùng nhau thống nhất chọn cách hành xử tạm thời theo cùng cách đa số đã lựa chọn, có lẽ sẽ tốt hơn cho cái xã hội đang rất nhiễu nhương này.
P.S. đêm rảnh chém gió cho vui, mong các cụ đừng lấy thế làm phiền
Cụ lại nâng cao quan điểm quá rồiTuy nhiên, vẫn còn một số điểm chưa đúng, không thực tế:
- Đứng về mặt pháp luật, đối diện với cùng một vấn đề thì chỉ có một cách hành xử. Ở đây, bác nhầm lẫn khi quy hai vấn đề (hai biển cấm) khác nhau về một vấn đề (một biển cấm).
Bây giờ thì em đã hiểu tại sao trước đây gọi là "Luật Lệ giao thông". Ơ, mà em thấy bảo bây giờ bỏ chữ LỆ rồi cơ mà, bỏ rồi mà vẫn phải đi theo LỆ thì bỏ làm gì ạ?Cụ lại nâng cao quan điểm quá rồi
Nhà cháu chả nói việc hai biển cấm này thực sự có ý nghĩa khác nhau hay không, chỉ là nếu đại đa số đều hiểu đã cấm rẽ thì đừng quay đầu thì ta cứ theo như thế trong khi chờ có quy định rõ ràng hơn (có thể chủ động tác động thay vì chờ suông).
Điều này, ngoài đơn giản hóa việc tuân thủ luật dư lào là đúng & tránh mất thời gian tranh cãi với xxx, còn góp phần giảm bớt ùn tắc & tai nạn khi phần cụ cụ hiểu luật nên cụ cứ quay trong khi mọi người không hiểu luật khác đang lưu thông sẽ rất bất ngờ khi cụ xuất hiện ở vị trí trên đường mà họ cho là không thể
Nếu các cụ cho rằng cái mà đại đa số chấp nhận & tuân thủ dưng không hợp với luật là LỆ thì nhà cháu mách thêm cho cụ & các cụ đồng quan điểm một cái LỆ có thể vặn xxx: Trong nội thành HN hiện nay có rất nhiều vạch kẻ đường mới sai quy chuẩn kỹ thuật - rộng ~15-17 cm thay vì ~10 cm dư quy định, các cụ thử dẫm vạch liền/vạch đôi liền kiểu này trước mặt xxx rồi cãi là đây không phải là vạch phân làn xem saoBây giờ thì em đã hiểu tại sao trước đây gọi là "Luật Lệ giao thông".
Ơ, mà em thấy bảo bây giờ bỏ chữ LỆ rồi cơ mà, bỏ rồi mà vẫn phải đi theo LỆ thì bỏ làm gì ạ?
Em vừa sáng hôm thứ hai đầu tuần (mùng một âm lịch ợ) đã bị mấy chú XXX đứng ngay ven hồ Thủ Lệ chặn xe em lại vì cái tội em nghĩ như cái đo đỏ của cụ. Em đi từ dưới đầu Đê La Thành vào Kim Mã, nhìn sang bên kia đường đã thấy XXX lập chốt rồi, nhưng em vẫn quay đầu chỗ rẽ đối diện cổng UBND phường Ngọc Khánh để quay về đền Voi Phục, vì em nghĩ đấy là cấm ô tô rẽ trái vào Nguyễn Ngọc Vũ thôi, ai dè các chú XXX bảo cấm cả quay đầu luônEm xin giải thích cho các cụ rằng biển 103c của nhà em dùng để cấm oto đi vào đường 1 chiều oto bên tay trái, đường oto đang chạy là đường 2 chiều của oto nên vẫn quay đầu bình thường các cụ nhé. trường hợp này rất nhiều. luật đã nói rõ là biển cấm rẽ trái và biển cấm oto rẽ trái là 2 biển khác nhau các cụ nhé.
Nhưng quan điểm của em là XXX nó ngu cứ phạt bừa, mình đâu phải là chó nên cứ phải sủa với XXX, tránh chó chẳng xấu mặt nào!
Điểu 1: Cãi nhau với chó thắng chó tức là hơn chó.
Điều 2: Cãi nhau với chó xong nó không phat mình cho minh đi tức là bằng chó.
Điều 3: Cái nhau với chó xong vẫn bị phạt tức là không bằng chó.
Các bác thích điều nào, OTO FUN có ông nào làm đại biểu quốc hội không nhỉ?
Cụ ko đọc kỹ rồi. Biển 103a khác biển 123c đấy. Em để sẵn trên xe cả tập Điều lệ biển báo GTĐB, xxx cũng chỉ học vẹt như đa số anh em LX được học ở trường lái là "cấm rẽ trái thì cấm quay đầu" thôi. Một khi tranh luận đúng sai là phải gí từng câu từng chữ trong luật chứ ko có chuyện "tôi nghĩ" đâu nhá.Em vừa sáng hôm thứ hai đầu tuần (mùng một âm lịch ợ) đã bị mấy chú XXX đứng ngay ven hồ Thủ Lệ chặn xe em lại vì cái tội em nghĩ như cái đo đỏ của cụ. Em đi từ dưới đầu Đê La Thành vào Kim Mã, nhìn sang bên kia đường đã thấy XXX lập chốt rồi, nhưng em vẫn quay đầu chỗ rẽ đối diện cổng UBND phường Ngọc Khánh để quay về đền Voi Phục, vì em nghĩ đấy là cấm ô tô rẽ trái vào Nguyễn Ngọc Vũ thôi, ai dè các chú XXX bảo cấm cả quay đầu luôn
Mong các cụ cùng bàn luận thế nào là rẽ trái đã nhỉ.Hồi xưa em đi học cũng thắc mắc thì thầy bảo là nếu em quay đầu mà không cần rẽ sang bên trái thì cứ quay, còn nếu quay đầu mà vẫn phải rẽ sang hướng bên trái 1 đoạn thì vẫn là rẽ trái
Suy luận thế không đúng hả bác. Em không đồng tình với ý kiến của bácThông tin tôi đưa ra là quy định của pháp luật, có trích dẫn đầy đủ, bác không chịu đọc nên không hiểu. Hơn nữa, chắc bác cũng không quen làm việc với các văn bản pháp luật nên mới dám tự suy luận ra những điều mà pháp luật chưa có quy định. Bác đọc lại cho kỹ và đừng suy luận. Pháp luật không chấp nhận sự suy luận, tất cả phải có quy định rõ ràng bằng giấy trắng mực đen:
- Khi có biển "Cấm rẽ trái" thì các phương tiện (Gồm cả xe cơ giới và xe thô sơ) không được quay đầu.
- Khi có biển "Cấm ô tô rẽ trái" thì các phương tiện (Gồm cả xe cơ giới và xe thô sơ) không bị cấm quay đầu.
Bác cần phân biệt rõ hai loại biển này.
Còn chuyện "Khi quay đầu thì phải rẽ trái" hay "Quay đầu tức là rẽ trái" thì bác đã đọc được quy định nào định nghĩa như vậy chưa? Hay chỉ tự suy luận? Nếu vậy, đang đi đường thẳng mà đường cong sang trái cũng là rẽ trái sao? Hay chuyển sang làn bên trái cũng bị coi là rẽ trái sao?.
Cảm ơn cụ đã đưa ra topic rất bổ ích (kể cả vào thời điểm này) và tôi cũng tin rằng các lập luận của cụ là đúng, nhất là trong khi lại có cái biển chỗ quay xe (409 và 410) ghi rõ "không được rẽ trái" có nghĩa là rẽ trái và quay đầu hoàn toàn không liên quan gì đến nhau. Chỉ có điều tôi tra cứu mãi các văn bản chính thống được ban hành như "Điều lệ báo hiệu đường bộ" đều không thấy cái dòng mà cụ ghi màu đỏ "Nếu đã đặt biển cấm rẽ trái thì các loại xe (cơ giới và thô sơ) cũng không được phép quay đầu xe"![FONT="]* Biển "Cấm rẽ trái" số 123a thì có thêm quy định cấm các loại phương tiện giao thông quay đầu đi kèm. Gặp biển này thì đúng là không được cả quay đầu lẫn rẽ trái. Xin trích dẫn điều lệ báo hiệu đường bộ:[/FONT]
[FONT="]23. Biển số 123a "Cấm rẽ trái" - Biển số 123b "Cấm rẽ phải"[/FONT]
[FONT="]a) Để báo cấm rẽ trái hoặc phải (theo hướng mũi tên chỉ) ở những chỗ đường giao nhau, phải đặt biển số 123a "Cấm rẽ trái" hoặc biển số 123b "Cấm rẽ phải" [/FONT]
[FONT="]b) Biển có hiệu lực cấm các loại xe (cơ giới và thô sơ) trừ các xe được ưu tiên theo luật lệ nhà nước quy định rẽ sang phía trái hoặc phải.[/FONT]
[FONT="]Nếu đã đặt biển cấm rẽ trái thì các loại xe (cơ giới và thô sơ) cũng không được phép quay đầu xe[/FONT]
[FONT="]c) Trước khi đặt biển cấm rẽ phải đặt biển chỉ dẫn lối đi cho xe có chỗ rẽ thích hợp[/FONT]
[FONT="]
Quy định đã rất rõ ràng. Biển 103c cấm ô tô rẽ trái, nhưng không cấm ô tô quay đầu. Biển 123a cấm tất cả các phương tiện rẽ trái và quay đầu.[/FONT]