Haiz, hôm nay ở Công ty phòng e cũng bàn luận vụ này, thôi cũng là trong ngành e xin ý kiến 1 tí.
- Về việc tự tử: Theo luật là sau khi HD có hiệu lực 2 năm thì vẫn chi trả, vì theo tâm lý học con người kể cả lúc ký HD có ý định tự tử để trục lợi thì thường sau 2 năm cũng không còn ý định ấy nữa.
- Về nguyên tắc bồi thường chi trả quyền lợi tử vong: Đầu tiên căn cứ vào giấy chứng tử của chính quyền cấp, sau đó tùy vào lý do tử vong mà Nhân viên thẩm định bồi thường sẽ đi tìm hiểu thêm:
+ Tử vong do bệnh hiểm nghèo: Căn cứ vào hồ sơ bệnh án người bệnh, nhân viên thẩm định đến bệnh viện xin hồ sơ bệnh án, xác định ngày mắc bệnh, đi khám hay có triệu chứng ... có trước thời gian tham gia bảo hiểm không.
+ Tử vong do tai nạn: Chủ yếu dựa vào biên bản kết luật của bên Công an, thường cái này lâu vì liên quan đến tai nạn nếu là tai nạn giao thông có va chạm thì dễ hơn, chứ tai nạn 1 mình xác minh lâu, nhất là mệnh giá bảo hiểm lớn thế nãy xác minh rất kỹ. Ví dụ năm ngoái bên e có trường hợp bồi thường số tiền tỷ của 1 bé con khách hàng từ sân thượng tòa nhà xuống, ko xác định nguyên nhân ngã.
+ Tử vong đột ngột: Ví dụ cảm, đột tử ... Dựa giấy chứng nhận của xã, nguyên nhân đột tử... Thẩm định viên khi về xác định nguyên nhân sẽ có cách thăm hỏi làng xóm xung quanh nguyên nhân tử vong có đúng ko, trước có dấu hiệu ốm đau hay bệnh không ... Thẩm định viên có cách hỏi rất khéo và mọi từ chối bồi thường của Công ty Bảo hiểm đều có văn bản rõ ràng. Nếu đúng nguyên tắc thì chi trả bình thường, như phòng e năm ngoái có 1 bác ở Hải Dương tham gia được 3 tháng xong đi làm ruộng bị cảm đột ngột, bên phòng bối thường cũng mất 2 tháng xác mình xong tiền hành chi trả, số tiên cũng 150 triệu thôi nhưng đảm bảo mọi thứ đúng nguyên tắc.
Còn như các cụ trên nói, lấy tiền bảo hiểm không dễ, nhất là số tiền bảo hiểm lớn. Nhưng quan niệm của e cứ là mình tư vấn đúng, làm đầy đủ nguyên tắc thì thanh toán bình thường. Còn Sale như e thì cũng vẫn cãi nhau chan chát với Bồi thường khi thanh toán quyền lợi cho khách hàng