- Biển số
- OF-160366
- Ngày cấp bằng
- 11/10/12
- Số km
- 8
- Động cơ
- 349,380 Mã lực
Em thấy bên trang muaxe24.com có một serie các bài viết về bí quyết giữ xe bền và có tuổi thọ cao khá hay, em xin đăng ở đây bài phần 1, các phần sau em post link ở đây, các bác có thể xem thêm.
Phần 1 - Các lưu ý chung
http://www.muaxe24.com/tap-chi/tu-van/bi-quyet-giu-xe-ben-va-co-tuoi-tho-cao---phan-1/42.html
Phần 2 - Nội thất
http://www.muaxe24.com/tap-chi/tu-van/bi-quyet-giu-xe-ben-va-co-tuoi-tho-cao---phan-2/43.html
Phần 3 - Ngoại thất
http://www.muaxe24.com/tap-chi/tu-van/bi-quyet-giu-xe-ben-va-co-tuoi-tho-cao---phan-3/44.html
Phần 4 - Lốp, bánh và phanh xe
http://www.muaxe24.com/tap-chi/tu-van/bi-quyet-giu-xe-ben-va-co-tuoi-tho-cao---phan-4/45.html
Phần 5 - Động cơ
http://www.muaxe24.com/tap-chi/tu-van/bi-quyet-giu-xe-ben-va-co-tuoi-tho-cao---phan-5/46.html
Phần 6 - Điều hòa, ắc qui, nước làm mát
http://www.muaxe24.com/tap-chi/tu-van/bi-quyet-giu-xe-ben-va-co-tuoi-tho-cao---phan-6/47.html
Bí quyết giữ xe bền và có tuổi thọ cao - phần 1
Chúng tôi sưu tập một số bí quyết nhằm giúp độc giả giữ được chiếc xe yêu quý của mình bền và có tuổi thọ cao.
Bí quyết chung
1. Kiên nhẫn trong giai đoạn chạy rốt-đa
Đây là một số điểm cần lưu ý trong giai đoạn này:
• Luôn giữ tốc độ dưới 88km/h hoặc theo tốc độ mà hãng sản xuất xe khuyến cáo trong giai đoạn rốt-đa, thường là 1.600 km đầu tiên.
• Tránh tải trọng nặng, chẳng hạn như kéo thêm xe và chất hàng nặng trên nóc như các vật liệu xây dựng nặng.
• Nên thường xuyên lái xe, không để xe ‘nhàn rỗi’, nhất là trong giai đoạn rốt-đa, vì áp suất dầu do không dùng thường xuyên mà khi chạy lại có thể không đẩy được dầu đến tất cả các bộ phận của xe.
• Sử dụng chế độ đạp ga tăng tốc từ nhẹ đến trung bình, giữ cho động cơ quay dưới 3000 vòng/phút cho những giờ lái đầu tiên.
2. Lái xe cẩn thận hàng ngày
Luôn cẩn thận khi lái xe là điều nên lưu ý ngay cả sau giai đoạn rốt-đa, điều này sẽ mang lại lợi ích lâu dài cho bạn mà không phải tốn tiền sửa chữa.
• Không nên chạy hết tốc độ trong khi vừa khởi động. Điều này sẽ làm giảm tuổi thọ của động cơ, nhất là khi trời lạnh.
• Khi xe bắt đầu chạy bạn nên đạp ga từ từ. Hao mòn động cơ thường xảy ra nhất khoảng 10 đến 20 phút đầu khi lái.
• Xe không sử dụng thường xuyên không phải là ý kiến hay. Động cơ không được hoạt động ở nhiệt độ cao nhất của nó sẽ dẫn đến việc đốt cháy nhiên liệu không hoàn chỉnh, tạo muội bám vào thành xi-lanh, dầu bị ô nhiễm và làm hỏng các linh kiện.
• Giảm sức kéo của động cơ và hộp số tự động bằng cách chuyển sang số 0 khi dừng đèn đỏ. Nếu không, động cơ vẫn làm việc sẽ đẩy xe đi trong khi nó đang dừng bánh.
• Tránh lái xe ở tốc độ cao và đạp ga nhanh, nhất là khi trời bên ngoài quá nóng hoặc quá lạnh. Lái như vậy sẽ dẫn đến việc phải sửa chữa xe nhiều hơn.
• Kéo dài tuổi thọ của lốp xe bằng cách lái xe cẩn thận. Duy trì tốc độ đều. Tránh khởi động, dừng và rẽ quá nhanh. Tránh ổ gà và chướng ngại vật trên đường. Không chèn qua bục và để lốp xe đâm vào bục khi đỗ xe, và tất nhiên không phóng nhanh phanh gấp cháy mặt đường.
• Khi bẻ vô-lăng không giữ quá vài giây quặt hẳn về phía phải hoặc trái. Nếu giữ quá lâu sẽ làm hỏng hệ thống trợ lực tay lái.
• Lưu ý khi lái các chặng ngắn. Hầu hết các hỏng hóc cũng như khí thải của ô-tô đều diễn ra trong vài phút đầu khi lái. Nếu có thể hãy lái từng chặng ngắn trong cùng một lúc khi không phải giờ cao điểm sẽ giúp cho tuổi thọ của động cơ kéo dài hơn.
3. Mua xăng ở các trạm có uy tín
Hãy hỏi xem xăng bạn mua có được lọc ở bộ phận bơm không, và xem trạm xăng có thường xuyên thay bộ phận lọc không. Nếu bạn nhận được câu trả lời mập mờ thì tốt nhất nên tìm trạm xăng khác. Một số trạm xăng không có hệ thống lọc, rõ ràng là bạn đang sử dụng xăng bẩn. Một số trạm xăng có thể pha cồn và nhiên liệu không đúng tỷ lệ, hoặc thậm chí tệ hơn, họ còn đổ cả nước vào. Tốt nhất nên tìm trạm xăng bạn tin cậy và chỉ dùng nó mà thôi.
4. Đừng đổ xăng nếu như bạn nhìn thấy két xăng
Nếu tình cờ bạn nhìn thấy ở cây xăng họ đang bơm xăng từ két vào két ngầm thì tốt nhất là hôm khác hẵng quay lại đổ xăng hoặc đi tìm trạm xăng khác. Bởi vì trong quá trình bơm xăng từ két vào két ngầm sẽ làm cho các cặn bị khuấy lên. Các cặn bẩn này có thể làm tắc bộ phận lọc nhiên liệu và kim phun nhiên liệu, gây ra vận hành kém và có thể phải sửa chữa.
5. Bình tĩnh khi bị sa lầy
Khi bị sa lầy vào bùn, hãy bình tình lái xe ra khỏi bãi lầy. Nhưng nếu như bị sa lầy sâu quá, không nên đánh lái tiến lên trước và lùi lại sau, lặp đi lặp lại, hay tăng tốc ở tốc độ cao, điều đó có thể làm máy nóng dẫn đến hư hộp số, côn và bộ truyền động vi sai. Rẻ hơn cả là gọi xe cứu hộ hơn là làm hỏng một số bộ phận xe dẫn đến tiền sửa chữa còn nhiều hơn. Tốt nhất nên để trong cốp xe phương tiện trợ giúp như cát, sỏi.
6. Để riêng chìa khóa ô-tô
Chìa khóa xe ô-tô của bạn có để chung với hàng tá hoặc thậm chí nhiều các chìa khóa khác không? Điều đó sẽ làm cho chìa khóa xe của bạn khá nặng khi mà mở khóa khởi động xe. Sức nặng và sự cồng kềnh của chùm chìa khóa khi bạn lái xe có thể làm mài mòn bộ phận đánh lửa bên trong, và cuối cùng là dẫn đến không khởi động được xe. Để giúp kéo dào tuổi thọ cho bộ phận đánh lửa, bạn hãy mua một móc khóa nhẹ giúp bạn để riêng chìa khóa xe với các chìa khác. Khi lái xe nên chỉ có duy nhất một chìa khóa xe cắm vào ổ mà thôi. Nếu chìa khóa xe ô-tô của bạn bị ‘kẹt’ khi bạn cố gắng xoay để khởi động xe, điều đó cảnh báo rằng bộ phận đánh lửa sắp hỏng rồi đấy. Hãy thay ngay trước khi quá muộn.
7. Chọn hãng bảo hiểm ô-tô có uy tín
Đôi khi bạn có thể gặp những rủi ro, nhất là tai nạn trên đường, cho dù bạn lái xe rất cẩn thận. Do vậy, bạn nên tìm mua bảo hiểm của những hãng đảm bảo có phụ tùng thay thế chính hãng và bảo đảm được sửa ở những garage có ủy quyền của hãng xe.
8. Ghi chép
Nên có quyển sổ nhỏ để trong hộc xe để ghi lại ngày đổ xăng và số km khi đổ. Nếu bạn thấy xe ngày một tốn xăng thì nên lập tức cho xe kiểm tra. Nó có thể là dấu hiệu báo xe bạn sắp có vấn đề.
9. Bảo quản xe khi không sử dụng trong thời gian dài
Nếu bạn không dùng xe trong thời gian hơn 1 tháng, hãy để xe ở nơi thích hợp tránh hỏng hóc và sửa chữa không cần thiết khi bạn cần dùng lại.
• Đổ xăng để tránh sự ngưng tụ tạo ra trong bình xăng. Đổ chất ổn định nhiên liệu và lái xe loanh quanh một chút để giúp đẩy dầu lên các bộ phận của động cơ.
• Rửa và đánh bóng xe sạch sẽ để bảo vệ thân vỏ.
• Đặt chống ẩm ở sàn xe. Có thể sử dụng tấm ni-lon hoặc nhựa dày 4mm.
• Nhả phanh khi đỗ giúp tránh mòn má phanh.
• Đỗ xe lên giá của kích nhằm giảm tải trọng của xe lên bánh và lốp.
• Không kết nối và tháo ắc quy ra khỏi chảy. Để ắc quy vào thiết bị nạp điện từ từ liên tục, hoặc xúc rửa ắc quy theo định kỳ.
• Đậy nắp ống xả tránh ẩm tràn vào.
Nguồn http://www.muaxe24.com
Phần 1 - Các lưu ý chung
http://www.muaxe24.com/tap-chi/tu-van/bi-quyet-giu-xe-ben-va-co-tuoi-tho-cao---phan-1/42.html
Phần 2 - Nội thất
http://www.muaxe24.com/tap-chi/tu-van/bi-quyet-giu-xe-ben-va-co-tuoi-tho-cao---phan-2/43.html
Phần 3 - Ngoại thất
http://www.muaxe24.com/tap-chi/tu-van/bi-quyet-giu-xe-ben-va-co-tuoi-tho-cao---phan-3/44.html
Phần 4 - Lốp, bánh và phanh xe
http://www.muaxe24.com/tap-chi/tu-van/bi-quyet-giu-xe-ben-va-co-tuoi-tho-cao---phan-4/45.html
Phần 5 - Động cơ
http://www.muaxe24.com/tap-chi/tu-van/bi-quyet-giu-xe-ben-va-co-tuoi-tho-cao---phan-5/46.html
Phần 6 - Điều hòa, ắc qui, nước làm mát
http://www.muaxe24.com/tap-chi/tu-van/bi-quyet-giu-xe-ben-va-co-tuoi-tho-cao---phan-6/47.html
Bí quyết giữ xe bền và có tuổi thọ cao - phần 1
Chúng tôi sưu tập một số bí quyết nhằm giúp độc giả giữ được chiếc xe yêu quý của mình bền và có tuổi thọ cao.
Bí quyết chung
1. Kiên nhẫn trong giai đoạn chạy rốt-đa
Đây là một số điểm cần lưu ý trong giai đoạn này:
• Luôn giữ tốc độ dưới 88km/h hoặc theo tốc độ mà hãng sản xuất xe khuyến cáo trong giai đoạn rốt-đa, thường là 1.600 km đầu tiên.
• Tránh tải trọng nặng, chẳng hạn như kéo thêm xe và chất hàng nặng trên nóc như các vật liệu xây dựng nặng.
• Nên thường xuyên lái xe, không để xe ‘nhàn rỗi’, nhất là trong giai đoạn rốt-đa, vì áp suất dầu do không dùng thường xuyên mà khi chạy lại có thể không đẩy được dầu đến tất cả các bộ phận của xe.
• Sử dụng chế độ đạp ga tăng tốc từ nhẹ đến trung bình, giữ cho động cơ quay dưới 3000 vòng/phút cho những giờ lái đầu tiên.
2. Lái xe cẩn thận hàng ngày
Luôn cẩn thận khi lái xe là điều nên lưu ý ngay cả sau giai đoạn rốt-đa, điều này sẽ mang lại lợi ích lâu dài cho bạn mà không phải tốn tiền sửa chữa.
• Không nên chạy hết tốc độ trong khi vừa khởi động. Điều này sẽ làm giảm tuổi thọ của động cơ, nhất là khi trời lạnh.
• Khi xe bắt đầu chạy bạn nên đạp ga từ từ. Hao mòn động cơ thường xảy ra nhất khoảng 10 đến 20 phút đầu khi lái.
• Xe không sử dụng thường xuyên không phải là ý kiến hay. Động cơ không được hoạt động ở nhiệt độ cao nhất của nó sẽ dẫn đến việc đốt cháy nhiên liệu không hoàn chỉnh, tạo muội bám vào thành xi-lanh, dầu bị ô nhiễm và làm hỏng các linh kiện.
• Giảm sức kéo của động cơ và hộp số tự động bằng cách chuyển sang số 0 khi dừng đèn đỏ. Nếu không, động cơ vẫn làm việc sẽ đẩy xe đi trong khi nó đang dừng bánh.
• Tránh lái xe ở tốc độ cao và đạp ga nhanh, nhất là khi trời bên ngoài quá nóng hoặc quá lạnh. Lái như vậy sẽ dẫn đến việc phải sửa chữa xe nhiều hơn.
• Kéo dài tuổi thọ của lốp xe bằng cách lái xe cẩn thận. Duy trì tốc độ đều. Tránh khởi động, dừng và rẽ quá nhanh. Tránh ổ gà và chướng ngại vật trên đường. Không chèn qua bục và để lốp xe đâm vào bục khi đỗ xe, và tất nhiên không phóng nhanh phanh gấp cháy mặt đường.
• Khi bẻ vô-lăng không giữ quá vài giây quặt hẳn về phía phải hoặc trái. Nếu giữ quá lâu sẽ làm hỏng hệ thống trợ lực tay lái.
• Lưu ý khi lái các chặng ngắn. Hầu hết các hỏng hóc cũng như khí thải của ô-tô đều diễn ra trong vài phút đầu khi lái. Nếu có thể hãy lái từng chặng ngắn trong cùng một lúc khi không phải giờ cao điểm sẽ giúp cho tuổi thọ của động cơ kéo dài hơn.
3. Mua xăng ở các trạm có uy tín
Hãy hỏi xem xăng bạn mua có được lọc ở bộ phận bơm không, và xem trạm xăng có thường xuyên thay bộ phận lọc không. Nếu bạn nhận được câu trả lời mập mờ thì tốt nhất nên tìm trạm xăng khác. Một số trạm xăng không có hệ thống lọc, rõ ràng là bạn đang sử dụng xăng bẩn. Một số trạm xăng có thể pha cồn và nhiên liệu không đúng tỷ lệ, hoặc thậm chí tệ hơn, họ còn đổ cả nước vào. Tốt nhất nên tìm trạm xăng bạn tin cậy và chỉ dùng nó mà thôi.
4. Đừng đổ xăng nếu như bạn nhìn thấy két xăng
Nếu tình cờ bạn nhìn thấy ở cây xăng họ đang bơm xăng từ két vào két ngầm thì tốt nhất là hôm khác hẵng quay lại đổ xăng hoặc đi tìm trạm xăng khác. Bởi vì trong quá trình bơm xăng từ két vào két ngầm sẽ làm cho các cặn bị khuấy lên. Các cặn bẩn này có thể làm tắc bộ phận lọc nhiên liệu và kim phun nhiên liệu, gây ra vận hành kém và có thể phải sửa chữa.
5. Bình tĩnh khi bị sa lầy
Khi bị sa lầy vào bùn, hãy bình tình lái xe ra khỏi bãi lầy. Nhưng nếu như bị sa lầy sâu quá, không nên đánh lái tiến lên trước và lùi lại sau, lặp đi lặp lại, hay tăng tốc ở tốc độ cao, điều đó có thể làm máy nóng dẫn đến hư hộp số, côn và bộ truyền động vi sai. Rẻ hơn cả là gọi xe cứu hộ hơn là làm hỏng một số bộ phận xe dẫn đến tiền sửa chữa còn nhiều hơn. Tốt nhất nên để trong cốp xe phương tiện trợ giúp như cát, sỏi.
6. Để riêng chìa khóa ô-tô
Chìa khóa xe ô-tô của bạn có để chung với hàng tá hoặc thậm chí nhiều các chìa khóa khác không? Điều đó sẽ làm cho chìa khóa xe của bạn khá nặng khi mà mở khóa khởi động xe. Sức nặng và sự cồng kềnh của chùm chìa khóa khi bạn lái xe có thể làm mài mòn bộ phận đánh lửa bên trong, và cuối cùng là dẫn đến không khởi động được xe. Để giúp kéo dào tuổi thọ cho bộ phận đánh lửa, bạn hãy mua một móc khóa nhẹ giúp bạn để riêng chìa khóa xe với các chìa khác. Khi lái xe nên chỉ có duy nhất một chìa khóa xe cắm vào ổ mà thôi. Nếu chìa khóa xe ô-tô của bạn bị ‘kẹt’ khi bạn cố gắng xoay để khởi động xe, điều đó cảnh báo rằng bộ phận đánh lửa sắp hỏng rồi đấy. Hãy thay ngay trước khi quá muộn.
7. Chọn hãng bảo hiểm ô-tô có uy tín
Đôi khi bạn có thể gặp những rủi ro, nhất là tai nạn trên đường, cho dù bạn lái xe rất cẩn thận. Do vậy, bạn nên tìm mua bảo hiểm của những hãng đảm bảo có phụ tùng thay thế chính hãng và bảo đảm được sửa ở những garage có ủy quyền của hãng xe.
8. Ghi chép
Nên có quyển sổ nhỏ để trong hộc xe để ghi lại ngày đổ xăng và số km khi đổ. Nếu bạn thấy xe ngày một tốn xăng thì nên lập tức cho xe kiểm tra. Nó có thể là dấu hiệu báo xe bạn sắp có vấn đề.
9. Bảo quản xe khi không sử dụng trong thời gian dài
Nếu bạn không dùng xe trong thời gian hơn 1 tháng, hãy để xe ở nơi thích hợp tránh hỏng hóc và sửa chữa không cần thiết khi bạn cần dùng lại.
• Đổ xăng để tránh sự ngưng tụ tạo ra trong bình xăng. Đổ chất ổn định nhiên liệu và lái xe loanh quanh một chút để giúp đẩy dầu lên các bộ phận của động cơ.
• Rửa và đánh bóng xe sạch sẽ để bảo vệ thân vỏ.
• Đặt chống ẩm ở sàn xe. Có thể sử dụng tấm ni-lon hoặc nhựa dày 4mm.
• Nhả phanh khi đỗ giúp tránh mòn má phanh.
• Đỗ xe lên giá của kích nhằm giảm tải trọng của xe lên bánh và lốp.
• Không kết nối và tháo ắc quy ra khỏi chảy. Để ắc quy vào thiết bị nạp điện từ từ liên tục, hoặc xúc rửa ắc quy theo định kỳ.
• Đậy nắp ống xả tránh ẩm tràn vào.
Nguồn http://www.muaxe24.com