Hợp Đồng Miệng: Các căn cứ của Luật
- Điều 5 của Nghị định số 44/2003/NĐ-CP ngày 09 tháng 5 năm 2003 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ Luật Lao động về hợp đồng lao động và tiết 1 Mục II của Thông tư số 21/2003/TT-BLĐTBXH ngày 22 tháng 9 năm 2003 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 44/2003/NĐ-CP của Chính phủ về hợp đồng lao động. Theo các quy định này thì việc giao kết hợp đồng bằng miệng chỉ được áp dụng đối với Hợp đồng lao động có thời hạn dưới 03 tháng…
- Khoản 1, điều 401 Bộ luật Dân sự quy định: “Hợp đồng dân sự có thể được giao kết bằng lời nói…”. Trong dân gian bà con thường gọi đây là hợp đồng miệng.
Có những trường hợp pháp luật quy định hợp đồng phải thể hiện bằng văn bản, tức hợp đồng phải bằng giấy tờ. Nhưng cũng có những trường hợp luật không bắt buộc phải lập thành văn bản. Trong trường hợp này, hợp đồng bằng lời nói (tức hợp đồng miệng), cũng có giá trị như hợp đồng bằng văn bản. Ví dụ như điều 24, Luật Thương mại quy định: hợp đồng mua bán hàng hóa, ký kết bằng văn bản cũng được, mà hợp đồng miệng cũng được. Hợp đồng nào cũng có giá trị pháp lý như nhau.