[Funland] Bị mắc Fo thì dùng gì ?

TUCSON9389

Xe điện
Biển số
OF-109318
Ngày cấp bằng
17/8/11
Số km
4,523
Động cơ
432,239 Mã lực
đầy bác sĩ chả hiểu gì đâu. toàn bs đa khoa với tai mũi họng thì hiểu gì về virus. Ngày truyền nhiễm là nó là 1 ngành riêng. Có cả bs với điều dưỡng ko tiêm vaccine kia kìa.
vâng, nhưng so với những người ko phải bác sỹ thì giới bác sỹ có hiểu biết nhiều hơn đúng ko cụ
trong nhóm bạn của vợ em, nhiều người là bs ko tiêm lắm. nhưng cũng ko thể nói là họ ko có hiểu biết
 

Thuốc

Xe tăng
Biển số
OF-81583
Ngày cấp bằng
31/12/10
Số km
1,016
Động cơ
422,360 Mã lực
vâng, nhưng so với những người ko phải bác sỹ thì giới bác sỹ có hiểu biết nhiều hơn đúng ko cụ
trong nhóm bạn của vợ em, nhiều người là bs ko tiêm lắm. nhưng cũng ko thể nói là họ ko có hiểu biết
Vâng , đúng đó cụ, vì dụ như em biết thì nhiều BS trẻ ko tiêm, họ cũng ko ủng hộ tiêm cho thanh thiếu niên, trẻ em ( Ko mắc bệnh nền ) tuy nhiên thiển ý của em thì cao tuổi và bệnh nền, bầu trên 13 tháng thì nên tiêm .
 

HN_2012

Xe tăng
Biển số
OF-139228
Ngày cấp bằng
20/4/12
Số km
1,960
Động cơ
476,076 Mã lực
Cảm ơn cụ chủ thớt hữu dụng cho cộng đồng.
 

Venetta

Xe điện
Biển số
OF-393540
Ngày cấp bằng
23/11/15
Số km
4,501
Động cơ
363,412 Mã lực
Vâng , đúng đó cụ, vì dụ như em biết thì nhiều BS trẻ ko tiêm, họ cũng ko ủng hộ tiêm cho thanh thiếu niên, trẻ em ( Ko mắc bệnh nền ) tuy nhiên thiển ý của em thì cao tuổi và bệnh nền, bầu trên 13 tháng thì nên tiêm .
Bầu trên 13 tháng thì chắc sinh con rồi chứ cụ?
 

trinhpcl

Xe tăng
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-342616
Ngày cấp bằng
13/11/14
Số km
1,333
Động cơ
350,619 Mã lực
Nơi ở
TP HCM
Cảm ơn cụ, thớt quá bổ ích
 

charon666

Xe buýt
Biển số
OF-485477
Ngày cấp bằng
24/1/17
Số km
520
Động cơ
205,116 Mã lực
Tuổi
44
Oánh dấu phòng lúc cần. Tks cụ thớt.
 

Thuốc

Xe tăng
Biển số
OF-81583
Ngày cấp bằng
31/12/10
Số km
1,016
Động cơ
422,360 Mã lực

kazome

Xe buýt
Biển số
OF-84671
Ngày cấp bằng
9/2/11
Số km
586
Động cơ
415,581 Mã lực
Cám ơn cụ, em cũng đánh dấu phát phòng khi cần..
 

maibai

Xe tải
Biển số
OF-788251
Ngày cấp bằng
23/8/21
Số km
354
Động cơ
-235,570 Mã lực
Hướng dẫn mới nhất của bộ Y tế :
Cần biết: Danh mục thuốc điều trị ngoại trú cho F0 tại nhà theo hướng dẫn của Bộ Y tế
Bộ Y tế nêu rõ, F0 điều trị tại nhà sẽ được kê các thuốc hạ sốt, giảm đau, kháng virus; riêng thuốc chống đông và chống viêm sẽ không được phát sẵn mà do bác sĩ kê và chỉ dùng một ngày trong khi chờ chuyển đến viện...

Về kê đơn, cấp phát thuốc điều trị triệu chứng cho F0 tại nhà:
Nếu F0 sốt:
+ Đối với người lớn: > 38,5 độ hoặc đau đầu, đau người nhiều: uống mỗi lần 1 viên thuốc hạ sốt như paracetamol 0,5 g, có thể lặp lại mỗi 4-6h, ngày không quá 4 viên, uống oresol nếu ăn kém/giảm hoặc có thể dùng uống thay nước.
+ Đối với trẻ em: > 38,5 độ, uống thuốc hạ sốt như paracetamol liều 10-15 mg/kg/lần, có thể lặp lại mỗi 4-6h, ngày không quá 4 lần.
Nếu sau khi dùng thuốc hạ sốt 2 lần không đỡ, yêu cầu người mắc COVID-19 thông báo ngay cho Cơ sở quản lý người mắc COVID-19 tại nhà để được xử trí.
Nếu F0 bị ho thì dùng thuốc giảm ho khi ho khan nhiều.
Về thuốc hạ sốt, giảm đau
Paracetamol:
+ Cho trẻ em: gói bột hoặc cốm pha hỗn dịch uống hàm lượng 80 mg, 100 mg, 150 mg hoặc 250 mg;
+ Cho người lớn: viên nén 250 mg hoặc 500 mg.
Thuốc kháng virus: lựa chọn một trong các thuốc sau:
+ Favipiravir 200 mg, 400 mg (viên).
+ Molnupiravir 200 mg, 400 mg (viên).
Thuốc chống viêm corticosteroid đường uống: Thuốc không phát sẵn cho người mắc COVID-19, thuốc phải được bác sĩ kê đơn theo quy định tại Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19 do Bộ Y tế ban hành và chỉ kê đơn điều trị trong một ngày trong thời gian chờ chuyển đến cơ sở điều trị người bệnh COVID-19. Lựa chọn một trong các thuốc sau:
+ Dexamethason 0,5 mg (viên nén).
+ Methylprednisolon 16 mg (viên nén).
Thuốc chống đông máu đường uống: Thuốc không phát sẵn cho người mắc COVID-19, thuốc phải được bác sĩ kê đơn theo quy định tại Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19 do Bộ Y tế ban hành và chỉ kê đơn điều trị trong một ngày trong thời gian chờ chuyển đến cơ sở điều trị người bệnh COVID-19. Lựa chọn một trong các thuốc sau:
+ Rivaroxaban 10 mg (viên).
+ Apixaban 2,5 mg (viên).
Tại hướng dẫn này, Bộ Y tế đưa ra 1 số lưu ý về thuốc kháng virus, thuốc chống viêm corticosteroid và thuốc chống đông máu.
Thuốc kháng virus dùng sớm ngay sau khi có chẩn đoán xác định mắc COVID-19, tốt nhất trong 5 ngày đầu kể từ khi khởi phát triệu chứng. Ưu tiên sử dụng cho những trường hợp có triệu chứng hoặc có nguy cơ cao bệnh tiến triển nặng như người trên 65 tuổi, chưa tiêm đủ liều vaccine, có bệnh nền không ổn định…
Chỉ định điều trị kết hợp đồng thời thuốc chống viêm corticosteroid và thuốc chống đông máu khi người bệnh COVID-19 có bất kỳ một trong các dấu hiệu sớm của suy hô hấp và chỉ kê đơn điều trị trong một ngày trong thời gian chờ chuyển đến cơ sở điều trị người bệnh COVID-19.
Theo đó các dấu hiệu suy hô hấp là:
- Khó thở, thở hụt hơi, hoặc khó thở tăng lên khi vận động (đứng lên, đi lại trong nhà) hoặc ở trẻ em có dấu hiệu thở bất thường: thở rên, rút lõm lồng ngực, phập phồng cánh mũi, khò khè, thở rít thì hít vào, và/hoặc
- Nhịp thở (ở trẻ em đếm đủ nhịp thở trong một phút khi trẻ nằm yên không khóc):
≥ 20 lần/phút ở người lớn;
≥ 30 lần/phút ở trẻ em từ 5 - dưới 12 tuổi;
≥ 40 lần/phút ở trẻ em từ 1 đến dưới 5 tuổi;
và/hoặc
SpO2 ≤ 96% (khi phát hiện bất thường đo lại lần 2 sau 30 giây đến một phút, khi đo yêu cầu giữ yên vị trí đo).
Khi kê đơn, lưu ý kiểm tra kỹ các chống chỉ định, khai thác thông tin về các thuốc người bệnh đang sử dụng để tránh các tương tác thuốc nghiêm trọng khi kê đơn. Tư vấn cho người bệnh hoặc người chăm sóc nhận biết một số tác dụng không mong muốn quan trọng của thuốc để kịp thời phát hiện và xử trí phù hợp trong quá trình sử dụng.

Nguồn: https://suckhoedoisong.vn//can-biet-danh-muc-thuoc-dieu-tri-ngoai-tru-cho-f0-tai-nha-theo-huong-dan-cua-bo-y-te-16922021016334906.htm
 

Hư Không

Xe tăng
Biển số
OF-81435
Ngày cấp bằng
29/12/10
Số km
1,670
Động cơ
582,885 Mã lực
Vâng , đúng đó cụ, vì dụ như em biết thì nhiều BS trẻ ko tiêm, họ cũng ko ủng hộ tiêm cho thanh thiếu niên, trẻ em ( Ko mắc bệnh nền ) tuy nhiên thiển ý của em thì cao tuổi và bệnh nền, bầu trên 13 tháng thì nên tiêm .

KS uống Klamentin được không cụ ơi?
 

Thuốc

Xe tăng
Biển số
OF-81583
Ngày cấp bằng
31/12/10
Số km
1,016
Động cơ
422,360 Mã lực

Mình mới bị F0. Chỉ rát họng, sổ mũi, hơi mệt, hơi ho, phường vừa gửi lọ thuốc này có nên dùng ngay không cụ Thuốc ơi
Cụ có bệnh nền, nguy cơ cao thì uống, còn theo khuyến cáo của WHO thì chỉ dùng cho bệnh nền , có nguy cơ . Lưu ý : Sau khi dùng sau 3 tháng mới được nghĩ đến chuyện có baby nhé .
 

Thuốc

Xe tăng
Biển số
OF-81583
Ngày cấp bằng
31/12/10
Số km
1,016
Động cơ
422,360 Mã lực
2 loại que test thì loại lấy nước bọt và dịch mũi thì loại nào chính xác hơn hả cụ?
câu này em trả lời rồi, test nước bọt nên lấy buổi sáng lúc chưa xúc miệng, đánh răng , còn ko thì test dịch mũi, cũng lưu ý lấy xa lúc xịt nước muối hoặc thuốc. Các hộp test nước bọt cũng có que lấy dịch mũi .
 

Thuốc

Xe tăng
Biển số
OF-81583
Ngày cấp bằng
31/12/10
Số km
1,016
Động cơ
422,360 Mã lực
Em đang điều trị covid, đc 2 ngày rồi cụ. Thỉnh thoảng ho 1 tiếng và mỏi người quá cụ ạ.
Vâng thế thì uống kháng sinh này OK , mắc Virus thì triệu chứng như cúm gây mỏi người thôi, cụ cần thêm thông tin gì ad zalo em 0983522816 nhé .
 

avn

Xe điện
Biển số
OF-64760
Ngày cấp bằng
23/5/10
Số km
2,979
Động cơ
448,311 Mã lực
Em đánh dấu. Cám ơn cụ chủ nhiều ạ.
 

isak

Xe điện
Biển số
OF-350749
Ngày cấp bằng
14/1/15
Số km
2,158
Động cơ
297,876 Mã lực
Vâng thế thì uống kháng sinh này OK , mắc Virus thì triệu chứng như cúm gây mỏi người thôi, cụ cần thêm thông tin gì ad zalo em 0983522816 nhé .
Hic sao covid mà cụ cứ hướng dẫn uống kháng sinh nhỉ, biết là chống bội nhiễm nhưng vấn đề là có bị bội nhiễm đâu. Sốt thì uống para, nghỉ ngơi vài hôm là khoẻ, nã kháng sinh vào làm gì hại người.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top